Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 42 - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 42 - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái.

- Phân biệt được nhân tố vô sinh và hữu sinh

2. Kỹ năng:

- Nhận biết nhân tố sinh thái trong môi trường

3. Thái độ:

- Có thái độ yêu thích bộ môn

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 42 - Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: ......./..... /.
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Tiết 42 BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái.
- Phân biệt được nhân tố vô sinh và hữu sinh
2. Kỹ năng: 
- Nhận biết nhân tố sinh thái trong môi trường
3. Thái độ: 
- Có thái độ yêu thích bộ môn
- Có ý thức vận dụng những kiến thức học được để vận dụng vào đời sống
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng làm chủ bản thân: con người cũng như các sinh vật khác đều chịu sự tác động của các nhân tố sinh thái và sống được trong giới hạn sinh thái nhất định, do vậy chúng ta cần bảo vệ môi trường và các nhân tố sinh thái để đảm bảo cuộc sống cho chúng ta.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
C. Phương pháp giảng dạy: 
+ Hoạt động nhóm
+ Quan sát - Tái hiện
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 41.1-41.2 sgk
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (0’)
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Sinh vật sống trong môi trường của mình thường xuyên chịu tác động của các yếu tố môi trường. Các yếu tố của môi trường đó được gọi là nhân tố sinh thái. Vậy thế nào là nhân tố sinh thái? Nó tác động như thế nào đến sinh vật? Đó là nội dung mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật (10’) 
GV: Yêu cầu học sinh xem thông tin sgk và hình 41.1sgk, rút ra được khái niệm "Môi trường sống của sinh vật"
HS: Xem sgk, đọc thông tin, thảo luận, nhận xét nhau để đưa ra khái niệm
GV: Dựa vào tranh để khai thác thông tin và dự vào trả lời của học sinh để hoàn thiện khái niệm môi trường.
HS: Ghi nhớ
GV: Hãy cho biết có mấy loại môi trường chính?
HS: Phải nêu được có 4 loại môi trường
GV: Phân tích thêm thông tin về 4 loại môi trường
HS: Lắng nghe, ghi chép
I. Môi trường sống của sinh vật:
-Môi trường sống của sinh vật là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng 
-Có 4 loại môi trường chính:
+Môi trường nước
+Môi trường trong đát
+Môi trường trên mặt đất và không khí
+Môi trường sinh vật
Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố sinh thái của môi trường (12’) 
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk, cho biết nhân tố sinh thái của môi ntrường được chia làm mấy loại?
HS: Nêu cho được là: Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk để hoàn thành phần Tam giác sgk
HS: Thảo luận, trình bày đáp án, nhận xét đáp án của nhau
GV: Chốt lại nội dung chính cần ghi nhớ
HS: Chắt lọc nội dung cần ghi nhớ
II. Các nhân tố sinh thái của môi trường:
-Môi trường vô sinh: Môi trường có các yếu tố không sống bao gồm các nhân tố vố sinh: Ánh sáng, nhịt đọ, nước, địa hình, thủy triều, phóng xạ...
-Môi trường hữu sinh: Môi trường có các yếu tố sống, bao gồm:
+Nhân tố sinh vật khác
+Nhân tố con người
Hoạt động 3: Tìm hiểu về giới hạn sinh thái (8’) 
GV: Mỗi loài đều có khả năng chịu đựng ở một điều kiện môi trường nhất định gọi là giứi hạn sinh thái. Vậy giới hạn sinh thái là gì?
HS: Thảo luận,trình bày quan điểm, nhận xét nhau
GV: Nhận xét trả lời của học sinh, d]aj vào hình 42.2 để nhận xét học sinh và đưa ra kết luận
III. Giới hạn sinh thái:
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
-VD: Cá rô phi có giới hạn đối với nhân tố sinh thái nhiệt độ là(50đến 420 C)
4. Củng cố: (5’)
- Đọc nội dung tóm tắt sách giáo khoa	
- Làm các bài tập 1, 3, sgk trang 121
5. Dặn dò: (2’)
 - Học phần tóm tắt sgk, làm bài tập 2 sgk trang 121
 - Xem trước nội dung bài mới, kẻ trước bảng 42.1 sgk
	Ngày soạn: ......./..... /.
Tiết 43 
ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (ánh sáng) đến sinh vật.
- Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái (ánh sáng). Nêu được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
2. Kỹ năng: 
-Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế
3. Thái độ: 
- Có thái độ yêu thích bộ môn
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK, quan sát tranh vẽ để tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống của sinh vật.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
C. Phương pháp giảng dạy: 
+ Hoạt động nhóm
+ Quan sát - Tái hiện
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 42.1- 42.2 sgk
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’) Bài tập 1,3 sgk 
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Ánh sáng là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng đối với đời sống các sinh vật. Sinh vật chịu tác động và có những hình thức thích nghi với nhân tố sinh thái ánh sáng như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi trên.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên thực vật (15’) 
GV: Yêu cầu học sinh xem thông tin sgk, rồi hoàn thiện bảng 42.1sgk
HS: Thảo luận, hoàn thành yêu cầu của giáo viên, trình bày kết quả, bổ sung nội dung cho nhau.
GV: Dựa vào thông tin sgk để yêu cầu dung cần ghi nhớ
HS: Tóm tắt nội dung kiến thức
GV: Nhận xét, chắt lọc nội dung cần ghi nhớ
HS: Ghi nhớ nội dung kiến thức
I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật:
-Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật
-Mỗi thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường:
+Nhóm cây ưa sáng:
+Nhóm câu ưa bóng
-Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của thực vật như: Hoạt động hô hấp,quang hợp,khả năng hút nước của cây
Hoạt động 2:Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật (15’) 
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk, để hoàn thành phần tam giác sgk
HS: Thực hiện theo yêu cầu, trình bày đáp án, nhận xét nhau
GV: Kết luận, đưa ra các ví dụ để minh họa thêm cho nội dung
HS: Lắng nghe, ghi chép
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và tóm tắt nội dung cần ghi nhớ
HS: Chắt lọc nội dung sgk để đưa ra nội dung cần ghi nhớ.
GV: Chuẩn hóa nội dung kiến thức
HS: Lắng nghe, ghi chép
II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật:
-Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
-Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
-Có hai nhóm động vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau
+Nhóm động vật ưa sáng
+Nhóm động vật ưa tối
4. Củng cố: (5’)
- Đọc nội dung tóm tắt sách giáo khoa	
- Làm các bài tập 1, 3, sgk trang 121
5. Dặn dò: (2’)
 - Học phần tóm tắt sgk, làm bài tập 2,4 sgk.
 - Xem trước nội dung bài mới, kẻ trước bảng 43.1 trang 127 và bảng 43.2 trang 129 sgk
	Ngày soạn: ......./..... /.
Tiết 44 
 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ và độ ẩm) đến sinh vật
- Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái (nhiệt độ và độ ẩm). Nêu được sự thích nghi của sinh vật với môi trường.
2. Kỹ năng: 
-Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế
3. Thái độ: 
- Có thái độ yêu thích bộ môn
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK, quan sát tranh ảnh và các tài liệu khác để tìm hiểu về tác động của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
C. Phương pháp giảng dạy: 
+ Hoạt động nhóm
+ Quan sát - Tái hiện
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và ví dụ thực tế có liên quan đến bài học
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’) Bài tập 2,4 sgk 
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường ảnh hưởng lớn đến sinh vật. Vậy sinh vật có những thích nghi đối với mỗi nhân tố này như thế nào? Đó là nội dung mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật(15’) 
GV: Yêu cầu học sinh xem thông tin sgk, rồi cho biết: Sinh vật sống trong điều kiên nhiệt độ nào? Có trường hợp nào đặc biệt không?
HS: Xem sgk, trình bày kết quả, bổ sung nội dung cho nhau.
GV: Dựa vào trả lời của học sinh để đưa ra nội dung cần ghi nhớ.
HS: Ghi nhớ nội dung
GV: yêu cầu HS xem sgk để hoàn thành phần tam giác
HS: Thảo luận, đưa ra câu trả lời
GV: Chốt ý, đưa ra nội dung cần ghi nhớ
HS: Ghi chép những nội dung chính
I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
-Sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 00 đến 500 C. Một số nhóm sinh vật sống ở nhiệt độ rất cao(700 C - 900 C: Vi khuẩn suối nước nóng) hoặc rất thấp(dưới -270 C : Ấu trùng sâu ngô)
-Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng đến hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.
-Sinh vật thích nghi với nhân tố sinh thái nhiệt độ và được chia làm hai nhóm:
+Sinh vật biến nhiệt: Thực vật, động vật từ lớp bò sát trở xuống
+Sinh vật hằng nhiệt: Chim, thú và con người
Hoạt động 2:Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật (15’) 
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk, tóm tắt nội dung chính
HS: Thực hiện theo yêu cầu, tóm tắt nội dung, nhận xét nhau.
GV: Kết luận, đưa ra các ví dụ để minh họa thêm cho nội dung
HS: Lắng nghe, ghi chép
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành bảng 43.2sgk
HS: Thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung yêu cầu, nhận xét nhau.
GV: Chuẩn hóa nội dung kiến thức
HS: Lắng nghe, ghi chép
II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:
-Sinh vật có nhiều đặc điểm thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau.
-Thực vật thích nghi với độ ẩm và chia làm 2 nhóm:
+Thực vật ưa ẩm: Họ môn, súng, rong, rêu...
+Thực vật chịu hạn: Xương rồng, cây mọng nước nói chung...
-Động vật thích nghi với độ ẩm và chia làm 2 nhóm:
+Động vật ưa ẩm: Cá, ếch nhái...
+Động vật ưa khô: Bò sát, chim
4. Củng cố: (5’)
- Đọc nội dung tóm tắt sách giáo khoa	
- Làm các bài tập 3,4 sgk.
5. Dặn dò: (2’)
 - Học phần tóm tắt sgk.
 - Đọc phần "Em có biết
- Xem trước nội dung bài mới, soạn trước các phần hoạt động
	Ngày soạn: ......./..... /.
Tiết 45 
ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Kể được một số mối quan hệ cùng loài và khác loài.
2. Kỹ năng: 
-Biết vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế
3. Thái độ: 
- Có thái độ yêu thích bộ môn
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế: cần tách đàn, tỉa cây để tăng năng suất vật nuôi, cây trồng.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK và các ví dụ tự thu thập để tìm hiểu về các mối quan hệ cùng loài và khác loài.
C. Phương pháp giảng dạy: 
+ Hoạt động nhóm
+ Quan sát - Tái hiện
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và ví dụ thực tế có liên quan đến bài học
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’) Bài tập1,2 sgk trang 129
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Sinh vật trong môi trườngcó mối quan hệ qua lại với nhau và có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Các mối quan hệ giữa các sinh vật được biểu hiện như thế nào? Đó là nội dung mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mối quan hệ cùng loài(15’) 
GV: Yêu cầu học sinh xem thông tin sgk, hoạt động cá nhân rồi hoàn thành phần tam giác sgk.
HS: Xem sgk, suy nghĩ và trả lời.
GV: Căn cứ nội dung thảo luận để đưa ra nội dung cần ghi nhớ.
HS: Ghi tóm tắt nội dung chính
GV: Yêu cầu HS lựa chọn đáp án phần tam giác.
HS: liên hệ thực tế, trả lời, bổ sung cho nhau.
I. Quan hệ cùng loài:
-Các sinh vật cùng loài sống gần nhau để chống chịu tốt với môi trường, dể chống lại kẻ thù và tìm kiếm nguồn thức ăn.
-Một số trường hợp sinh vật tách ra khỏi nhóm nhằm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể và hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
-Tóm lại: Sinh vật cùng loài có thể hỗ trợ hoặc cạnh tranh với nhau
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối quan hệ khác loài(15’) 
GV: Yêu cầu học sinh đọc bảng 44sgk 
HS: Đọc thông tin, nắm bắt thông tin.
GV: Yêu cầu học sinh lựa chọn nội dung, giải thích vì sao minh lại lựa chọn như vậy. 
HS: Lựa chọn nội dung đúng, giải thích cho sự lựa chọn đó
GV: Chốt ý, giải thích minh họa thêm
GV: Yêu cầu học sinh tiếp tục liên hệ nội dung đã tìm hiểu để hoàn thành phần tam giác.
HS: Suy nghĩ, hoàn thành nội dung yêu cầu, nhận xét nhau.
GV: Chuẩn hóa nội dung kiến thức
HS: Lắng nghe, ghi chép
II. Quan hệ khác loài:
-Trong quan hệ cùng loài, các sinh vật hỗ trợ hoặc đối địch với nhau.
-Quan hệ hỗ trợ là quan hệ có lợi, gồm mối quan hệ cộng sinh và hội sinh
-Quan hệ đối địch là mối quan hệ một bên có hại và một bên được lợi hoặc hai bên đều có hại. Quan hệ đối địch gồm:
+Quan hệ cạnh tranh
+Quan hệ kí sinh và nữa kí sinh
+Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác
4. Củng cố: (5’)
- Đọc nội dung tóm tắt sách giáo khoa	
- Làm các bài tập 3,4 sgk.
5. Dặn dò: (2’)
 - Học phần tóm tắt sgk.
 - Đọc phần "Em có biết
- Kẻ trước khung 45.1 và 45.2 sgk vào vở bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 tiet 4245 theo chuan co KNS.doc