Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 49: Quần thể sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 49:  Quần thể sinh vật

Trọng tâm chương:

- HS nắm được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh họa.

- HS trình bày được một số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số. Nhận thức về dân số và phát triển xã hội.

- Trình bày được khái niệm quần xã, chỉ ra được dấu hiệu điển hình, mối quan hệ giữa quần xã và ngoại cảnh.

- Hiểu được khái niện hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong tự nhiên, nắm được chuổi thức ăn, lưới thức ăn

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2270Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 49: Quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: HỆ SINH THÁI
Trọng tâm chương: 
- HS nắm được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh họa.
- HS trình bày được một số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số. Nhận thức về dân số và phát triển xã hội.
- Trình bày được khái niệm quần xã, chỉ ra được dấu hiệu điển hình, mối quan hệ giữa quần xã và ngoại cảnh.
- Hiểu được khái niện hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong tự nhiên, nắm được chuổi thức ăn, lưới thức ăn.
Tiết PPCT : 49 QUẦN THỂ SINH VẬT 
Ngày dạy : 
 1/ Mục tiêu :
	a- Kiến thức :
- HS nắm được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy ví dụ minh họa.
- HS chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể, từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
	b- Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kỹ năng khái quát hóa, kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn.
- Phát triển tư duy lo6gich.
c- Thái độ :
- Giáo dục ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên.	
2/ Chuẩn bị :
	a- Giáo viên : 
- Tranh vẽ về quần thể thực vật, động vật.
	b- Học sinh :
- Tìm các ví dụ về quần thể sinh vật và không phải là quần thể sinh vật.
- Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của quần thể.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật.
3/ Phương pháp dạy học :
	- Quan sát, phân tích, hỏi đáp.	
4/ Tiến trình :
	4.1 Oån định tổ chức :
	Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
	4.2 Kiểm tra bài cũ :
4.3 Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
I/ HOẠT ĐỘNG1:
* Mục tiêu: HS nắm dđược khái niệm quần thể. Dấu hiệu cơ bản để nhận biết quần thể.
 - GV cho HS quan sát tranh đàn bò, đàn kiến, bụi tre, rừng dừa GV thông báo rằng chúng là quần thể.
- GV yêu cầu: hoàn thành bảng 47.1 GV đánh giá kết quả của HS và thông báo đáp án đúng.
+ Hoàn thành bảng 47.1 đại diện trả lời đáp án HS khác bổ sung.
+ HS giải thích tại sao chọn những ví dụ đó.
+ HS so sánh với kết quả của mình.
- GV yêu cầu: HS kể thêm một số quần thể khác mà em biết GV cho HS phát biểu khái niệm quần thể.
+ HS có thể kể thêm ví dụ: đàn ong, đàn chim hải âu 
+ HS tự khái quát kiến thức hình thành khái niệm.
- Gv nhận xét và giúp hh hoàn thành khái niệm quần thể.
- GV mở rộng: một lồng gà, một chậu cá chép có phải là quần thể hay không? Tại sao? ( Nếu HS không trả lời được GV phân tích đó không phải là một quần thể vì lồng gà và chậu cá chép mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của quần thể).
+ HS trả lới: có phải là quần thể vì đó là sinh vật cùng loài, cùng sống một nơi.
- GV thông báo: để nhận biết một quần thể sinh vật cần có dấu hiệu bên ngoài và bên trong.
II/ HOẠT ĐỘNG2:
* Mục tiêu: HS nêu được 3 đặc trưng cơ bản của quần thể. Thấy được ý nghĩa thực tiễn từ những đặc trưng của quần thể.
- GV giới thiệu chung về 3 đặc trưng cơ bản của quần thể đó là: Tỷ lệ giới tính, thành phần nhóm, mật độ quần thể.
- GV nêu câu hỏi:
- Tỷ lệ giới tính là gì? Tỷ lệ này ảnh hưởng tới quần thể như thế nào? Cho ví dụ?
+ HS tự nghiên cứu SGK tr .140 cá nhân nhận xét trả lời bổ sung 
- Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này như thế nào?
 tùy từng loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp.
- Gv bổ sung: ở gà số lượng con trống thường ít hơn con mái rất nhiều.
- GV nêu vấn đề: so sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể ở hình 47 SGK tr.141.
+ Cá nhân quan sát hình.
+ Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, yêu cầu nêu được:
+ Hình A: tỷ lệ sinh cao, số lượng cá thể tăng mạnh.
+ Hình B: tỷ lệ sinh, số lượng cá thể ổn định.
+ Hình C: tỷ lệ sinh thấp, số lượng cá thể giảm.
Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét phần thảo luận của HS.
- Gv nêu câu hỏi:
- Trong quần thể có những nhóm tuổi nào?
- Nhóm tuổi có ý nghĩa gì?
+ HS nêu 3 nhóm tuổi liên quan đến số lượng cá thể sự tồn tại của quần thể.
- GV nêu câu hỏi: 
- Mật độ là gì? Mật độ liên quan đến yếu nào trong quần thể?
+ HS nghiên cứu SGK tr.141 trả lời câu hỏi HS bổ sung
Mật độ liên quan đến thức ăn.
* Liên hệ:
- Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp gì để luôn giữ mật độ thích hợp.
+ HS có thể dựa vào thông tin từ sách báo, phim ảnh trả lời:
+ Trồng dày hợp lí.
+ loại bỏ cá thể yếu trong đàn. 
+ Cung cấp thức ăn.
- GV mở rộng: trong các đặc trưng trên thì đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao?
- HS không trả lời được GV gợi ý: tỷ lệ giới tính cũng phụ thuộc vào mật độ.
III/ HOẠT ĐỘNG3:
* Mục tiêu: HS chỉ ra được ảnh hưởng của môi trường tới số lượng cá thể trong quần thể.
- GV cho HS trả lời câu hỏi trong mục SGK tr. 141.
+ HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi, yêu cầu nêu được:
+ Muỗi nhiều ở thời tiết ẩm do sinh sản nhiều.
+ Mùa mưa ếch nhái tăng.
+ Mùa gặt lúa chim cu gáy xuất hiện nhiều.
+ Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung.
 HS khái quát thành kết luận.
- GV nêu câu hỏi:
- Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể?
- GV mở rộng: số lượng cá thể trong quần thể có thể bị biến động lớn do nguyên nhân nào? ( HS không trả lời được thì GV giải thích là do những biến cố bất thường như: lũ lụt, cháy rừng )
- GV để các nhóm tự trả lời và tranh luận sau đó Gv đưa ra nhận xét đúng sai và khái quát kiến thức.
+ HS có thể hỏi: có khi nào sự biến động số lượng cá thể dẫn đến sự diệt vong quần thể không?
- Liên hệ: trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩa như thế nào?
+ Trồng dày hợp lý.
+ Thả cá vừa phải, phù hợp với diện tích.
I/ THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN THỂ SINH VẬT:
* Khái niệm:
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản.
- Ví dụ: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én.
II/ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ:
a- Tỷ lệ giới tính:
- Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái.
- Tỷ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản.
b- Thành phần nhóm tuổi:
- Kết luận : nội dung bảng 47.2 SGK tr.140.
c- Mật độ quần thể:
- Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Ví dụ: 
Mật độ muỗi: 10 con/1m2
Mật độ rau cải: 40 cây / 1m2
- Mật độ quần thể phụ thuộc vào:
+ Chu kì sống của sinh vật.
+ Nguồn thức ăn của quần thể.
+ Yếu tố thời tiết, hạn hán, lụt lội 
III/ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI QUẦN THỂ SINH VẬT:
- Môi trường ( nhân tố sinh thái ) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
- Mật độ cá thể trong quần thể được diều chỉnh ở mức cân bằng.
4.4 Củng cố luyện tập :
- GV cho HS trả lời câu hỏi 1, 2 cuối bài.
 	4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- So sánh sự khác nhau giữa cơ thể người với các quần thể sinh vật khác.
- Tìm hiểu đặc trưng về thành phần nhóm tuổi ở quần thể người.
- Tìm hiểu vấn đề tăng dân số và phát triển xã hội.
 	 5- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA9-t49.doc