Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 5 - Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiết 4)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 5 - Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiết 4)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giải thích được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen

- Trình bày được hiện tượng phân li độc lập và ý nghĩa của nó trong tiến hoá và chọn giống

2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết 5 - Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 05: Ngày soạn://2010.
Bài 5. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG(Tiếp theo) 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Giải thích được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen
- Trình bày được hiện tượng phân li độc lập và ý nghĩa của nó trong tiến hoá và chọn giống
2. Kĩ năng:	
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích bộ môn
- Tích cực, hăng say trong việc hoạt động nhóm để tìm hiểu bài
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Hỏi đáp - Tìm tòi
- Quan sát - Tìm tòi
- Thuyết trình - Tái hiện 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
-Tranh phóng to hình 5sgk
-Bảng phụ 5 sgk
2. HS: 
Xem trước nội dung bài mới
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số:
- Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Bài tập 3 sgk trang 13
- Thế nào là biến dị tổ hợp? Cho ví dụ: 
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Menđen đã tiến hành lai hai cặp tính trạng thì F2 xuất hiện kiểu hình khác P, 4 kiểu hình, 16 tổ hợp. Kết quả trên được giải thích như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu và giải thích được điều đó. 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: ( ’)
Gv: Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2 thì kết quả sẽ như thế nào ở thí nghiệm của Menđen khia lai hai cặp tính trạng?
Hs: Tỉ lệ từng cặp T2 ở F2: 3 trội: 1 lặn
Gv: Kết quả từng cặp tính trạng khi lai hai cặp và một cặp tính trạng đều như nhau, điều đó chứng tỏ cái gì?
Hs: Các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau.
Gv: Ông xem mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Ông quy ước như thế nào?
Hs: Liên hệ bài cũ và sgk để trả lời
Gv: Giải thích thêm về hình 5 sgk và yêu cầu học sinh hoàn thiện phần hoạt động
Hs: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau
Gv: Nhận xét các nhóm, đưa ra đáp án.
Hs: Quan sát, tự rút ra kiến thức cho bản thân
Gv: Qua nội dung thầy trình bày, em nào có thắc mắc gì không?
Hs: Trình bày quan điểm
Gv: Tuỳ từng tình huống để giải thích
III. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm:
- Mỗi cặp tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định
- Ông dùng các chữ cái để quy định các nhân tố di truyền
A: Quy định hạt vàng 
a: Quy định hạt xanh
B: Quy định hạt trơn
b: Quy định hạt nhăn
Kết quả
Tỉ lệ mỗi 
kiểu gen ở F2
Tỉ lệ mỗi
kiểu hình ở F2
Hạt
vàng
trơn
1AABB
2AABb 9A-B-
2AaBB
4AaBb
9 Hạt vàng, trơn
Hạt vàng nhăn
1Aabb 3A-bb
2Aabb
3 Hạt vàng, nhăn
Hạt xanh trơn
1aaBB 3aaB-
2aaBb
3 hạt xanh, trơn
Hạt xanh nhăn
1aabb
1 Hạt xanh, nhăn
Ghi chú
16 tổ hợp
4 loại kiểu hình
Hoạt động 2: ( ’)
Gv: Các em xem sgk và trả lời yêu cầu của phần IV.
Hs: Xem sgk, liên hệ thực tế để trả lời
Gv: Nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của quy luật phân li độc lập
Hs: Tự ghi nhớ
Gv: Nếu em nào chưa hiểu thì hãy sử dụng bảng ở hình 5sgk
Hs: Xem sgk để hiểu vấn đề hơn
IV. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập
- Tạo nguồn biến di tổ hợp vô cùng phong phú cho các loài sinh vật.
- Tạo kiểu hình, kiểu gen phong phú cho sinh vật
IV. Củng cố: (5’)
- Học sinh đọc phần tóm tắt sgk
- Làm bài tập 3 sgk 
V. Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ và làm bài tập 1,2,4 sgk trang 1	9
- Đọc trước bài mới, kẻ bảng 6.1, 6.2 sgk để tiết sau thực hành.
 NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG:	

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 5 sinh 9.doc