Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 17 - Tiết 34 - Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 17 - Tiết 34 - Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

1. Kiến thức :

v Hiểu được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến .

v Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hóa học để gây đột biến

v Giải thích được sự giống nhau vàkhác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật.

2 . Kỹ năng : Phát triển kỹ năng nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 17 - Tiết 34 - Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 17 Ngày soạn: 06/12/2009
Tiết : 34 Ngày dạy:/12/2009
BÀI 33 :	
GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO
 TRONG CHỌN GIỐNG.
A/ MỤC TIÊU :
Kiến thức :
Hiểu được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến .
Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hóa học để gây đột biến 
Giải thích được sự giống nhau vàkhác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật.
2 . Kỹ năng : Phát triển kỹ năng nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.
3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học, tạo lòng yêu thích môn học.
B/ TRỌNG TÂM : Tìmhiểu con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí và hóa học như thế nào và sử dụng đột biến trong chọn giống ra sao ?
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Tư liệu về chọn giống, thành tựu sinh học trong sách “ Di truyền học ” của Lê Đình Trung NXB Giáo dục ( từ trang 268 à 271 ) 
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	Oån định tổ chức (2’)
91 
92 
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1 : : Công nghệ và kĩ thuật gen là gì ?
ĐA: Kĩ thuật gen :là các thao tác tác động định hướng lên ADN, cho phép chuyển gen từ 1 cá thể của 1 loài sang cá thể của loài khác.
Công nghệ gen: là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng kĩ thuật gen .
Câu 2 : Ứng dụng của công nghệ gen?
ĐA: a) Tạo ra chủng vi sinh vật mới :
-Tạo ra chủng vi sinh vật mới nhằm sản xuất các loại chế phẩm sinh học như : a.a; prôtêin; vitamin; enzim; kháng sinh
-VD: Cấy gen mã hoá hoocmôn insulin vào cơ thể vi khuẩn E. coli
b) Tạo giống cây trồng biến đổi gen :
-Tạo giống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng.
-VD:sgk
c) Tạo động vật biến đổi gen :
-Tạo động vật biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen mong muốn vào động vật
-VD: Chuyển gen tổng hợp hoocmôn sinh trưởng của người vào cá trạch
Câu 3: Nêu khái niệm và các lĩnh vực của công nghệ sinh học?
ĐA: -Công nghệ sinh học là 1 ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
-Các lĩnh vực trong công nghệ sinh học gồm : công nghệ lên men, công nghệ tế bào ,công nghệ chuyển nhân phôi
Dạy bài mới: (32’)
ðVÀO BÀI: (2’) Thế nào là đột biến ? Đột biến có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn ? ( từ
câu tra ûlời hoàn chỉnh của HS à GV dùng để vào bài mới ) Để giúp các em hiểu rõ hơn về các
bệnh này ta cùng tìm hiểu bài 33.
ðTIẾN TRÌNH BÀI DẠY: (30’)
Hoạt động 1 : (12’)
I/ GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN VẬT LÍ :
- Mục tiêu : Tìm hiểu tác nhân gây đột biến và phương pháp sử dụng chúng để gây đột biến.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV y/c HS đọc thông tin, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi 6sgk/ trang 96 (2’)
?: Nêu các tác nhân vật lí gây đột biến ? 
?: Tại sao các tia phóng xạ có khả năng gây đột biến?
?: Người ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách nào?
?: Tạo sao tia tử ngoại thường được dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé?
?: Sốc nhiệt là gì?
?: Tại sao sốc nhiệt cũng có khả năng gây đột biến?
?: Sốc nhiệt chủ yếu gây ra loại đột biến nào?
- Thảo luận nhóm à trả lời câu hỏi ở sgk .
-Các tác nhân vật lí gồm :
Tia phóng xạ ( tia X , tia gamma, tia anpha, tia bêta)
Tia tử ngoại .
Sốc nhiệt .
-Vì khi xuyên qua mô chúng tác động trực tiếp hay gián tiếp lên ADN
-Chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phấn, bầu nhuỵ, 
-Vì không có khả năng xuyên sâu
-Là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột
-Cơ chế bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh, gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào
-Gây đột biến NST
I/ GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN VẬT LÍ:
Các tia phóng xạ
-Tia phóng xạ (tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta)
-Khi xuyên qua mô chúng tác động trực tiếp hay gián tiếp lên AND, gây dột biến gen hoặc NST
Tia tử ngoại
-Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu thường được dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé, dùng để gây các đột biến gen
Sốc nhiệt
-Là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột, cơ chế bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh, gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào, gây đột biến NST
Hoạt động 2 : (10’)
II/ GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN HÓA HỌC :
- Mục tiêu : Tìm hiểu tác nhân hóa học gây đột biến và phương pháp sử dụng chúng để gây đột biến.
- GV y/c HS đọc thông tin, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi 6sgk/ trang 96-97 (2’)
?: Tại sao khi thấm vào tế bào một số hoá chất lại gây đột biến gen?
?: Trên cơ sở nào người ta hi vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn?
?: Tại sao dùng cônsixin có thể gây ra các thể đa bội?
?: Người ta dùng các tác nhân hoá học để tạo ra các đột biến bằng những phương pháp nào?
- Thảo luận nhóm , thống nhất câu trả lời ở sgk.
-Vì khi vào tế bào chúng tác động trực tiếp lên phân tử ADN gây ra các hiện tượng thay thế cặp nulêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác, gây ra mất hoặc thêm cặp nulêôtit.
-Vì có những loại hoá chất chỉ tác động lên một loại nuclêôtit xác định
-Vì cônsixin cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho NST không phân li
-Ngâm, thoa, tẩm vào miếng bông quấn xung quanh, tiêm, 
II/ GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO BẰNG TÁC NHÂN HÓA HỌC
Các loại hóa chất (NMU, EMS, CÔNSIXIN)à tác động lên ADN, gây đột biến gen, cản trở sự hình thành thoi phân bào.
Đây là loại tác nhân hứa hẹn nhiều khả năng chủ động điều khiển hướng đột biến.
Hoạt động 3 : (8’)
III/ SỬ DỤNG ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG :
- Mục tiêu : Tìm hiểu vai trò của đột biến trong chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật.
GV
HS
Nội dung
- GV cung cấp thông tin cho HS biết : Đột biến phải thông qua đánh giá, chọn lọc và nhân lên thì mới trở thành giống mới.
- GV y/c HS đọc thông tin, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi 6sgk/ trang 96-97 (2’)
1) Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng nào? Tại sao ?
2) Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- HS nghe giảng
- Đọc thông tin ở sgk và trả lời câu hỏi của GV
1) Theo mục III sgk ( phổ biến là gây đột biến và chọn lọc )
2) Vì: tác nhân gây đột biến dễ gây chết và gây bất thụ (các động vật bậc cao có cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể à dễ gây chết khi xử lí bằng tác nhân lí hóa à chỉ sử dụng các nhóm động vật bậc thấp .
III/ SỬ DỤNG ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG :
Các đột biến nhân tạo được sử dụng làm nguyên liệu chọn giống áp dụng chủ yếu đối với vi sinh vật và cây trồng 
Trong chọn giống cây trồng , người ta sử dụng trực tiếp các cơ thể mang đột biến để nhân lên hoặc sử dụng trong các tổ hợp lai kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mới.
	Củng cố: (4’)
Câu 1 : Con người đã gây đột biến nhân tạo bằng loại tác nhân nào ?
ĐA: Vật lí, Hoá học
Câu 2 : Các đột biến nhân tạo được sử dụng như thế nào trong chọn giống ?
ĐA:
-Các đột biến nhân tạo được sử dụng làm nguyên liệu chọn giống áp dụng chủ yếu đối với vi sinh vật và cây trồng 
-Trong chọn giống cây trồng , người ta sử dụng trực tiếp các cơ thể mang đột biến để nhân lên hoặc sử dụng trong các tổ hợp lai kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mới
Dặn dò: (2’)
- Học bài
- Đọc mục “ Em có biết ” .
- Đọc bài 34 + Tìm hiểu hiện tượng thoái hóa giống, soạn các dấu 6 và các câu hỏi cuối bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 33.doc