Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết: 52 - Bài 50: Hệ sinh thái

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết: 52 - Bài 50: Hệ sinh thái

. Kiến thức:

- Học sinh diễn đạt được khái niệm hệ sinh thái,nhận biết được hệ sinh thái trong tự nhiên lấy được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái trong tự nhiên.

- Nhận biết được khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

- Giải thích ý nghĩa của biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 9965Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết: 52 - Bài 50: Hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08 / 03 / 2010 
Ngày dạy: 11 / 03/ 2010
Tiết: 52
bài 50: Hệ sinh thái.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh diễn đạt được khái niệm hệ sinh thái,nhận biết được hệ sinh thái trong tự nhiên lấy được ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái trong tự nhiên.
- Nhận biết được khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- Giải thích ý nghĩa của biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.
2. Kĩ năng :
- Quan sát phân tích HĐN
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên và ý thức xây dựng mô hình sản xuất.	
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: + TV hình 50.1 SGK trang 150: Mô tả một hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
 +TV Hinh 50.2: Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng
 + Bảng phụ 
- Học sinh: 
+ Sưu tầm các tranh, ảnh về các khu rừng nhiệt đới hoặc những đầm lầy. 
III. Phương pháp : 
 Đàm thoại, quan sát, hoạt động nhóm
IV.Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)
Câu 1: Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào? 
 Câu 2. Lấy ví dụ về quần xã sinh vật mà em biết?
* khởi động : các quần xã sinh vật luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và môi trường. Vậy tại sao lại có mối quan hệ đó ? ý nghĩa của mối quan hệ đó đối với tự nhiên, sản xuất như thế nào. Đó là nội dung bài học hôm nay
3. Tiến trình bài giảng: 
Hoạt động 1. (15 phút)
Thế nào là một hệ sinh thái.
- Mục tiêu:
+ Nhận biết được khái niệm hệ sinh thái.
+Tóm tắt được các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.
Tiến hành: HĐN (5phút)
Hoạt động của thầy & trò. 
 HS quan sát hình 50.1 và nghiên cứu 1( 150)
? Mô tả một hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
+HS nghiên cứu & thực hiện ẹ (150)
-> HS hoạt động nhóm 4-> 2 phút 
GV treo tranh:rừng mưa nhiệt đới 
?Vậy thế nào là hệ sinh thái?
- Thảo luận nhóm trả lời được các câu hỏi mục I.
->GV giúp HS hoàn thiện khái niệm.
 - Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần như thế nào?
 ? Em hãy lấy ví dụ về các hệ sinh thái mà em biết 
 - HST hoang mạc nhiệt đới
 - Hệ sinh thái rừng lá rụng, rừng lá kim, thảo nguyên
Nội dung.
I.Thế nào là một hệ sinh thái:
-KN: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã. Trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Một HST hoàn chỉnh gồm các thành phần: 
+Nhân tố vô sinh: đất, nước
+Sinh vật sản xuất: thực vật.
+Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật.
+Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm
Hoạt động 2.(20 phút)
Tìm hiểu chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- Mục tiêu:
 + Nhận biết được khái niệm chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
 + Chỉ ra được sự trao đổi chất và năng lượng trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- Tiến hành:HĐN
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
->GV cho HS quan sát hình 50.2 quan sát tranh vẽ, gợi ý HS theo chiều mũi tên: Sinh vật trước là thức ăn cho sinh vật đứng sau ->
- HS nghiên cứu và thực hiện ẹ 1 (152) 
- GV cho HS làm bài tập mục ẹ trang 152.SGK 
->Yêu cầu HS hoàn thiện bài tập theo ẹ gọi nhiều học sinh lên bảng làm bài tập.
 ->GV giới thiệu một chuỗi thức ăn điển hình
?Thế nào là một chuỗi thức ăn?
->QS hình 50.2
?Cho biết sâu ăn lá tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
?Mỗi chuỗi thức ăn gồm những thành phần sinh vật nào?
HS làm bài tập điền từ SGK (152)
 GV gọi 2 HS lên đọc kết quả bài tập
? Em hiểu thế nào là chuỗi thức ăn
HS quan sát hình 50.2
? sâu ăn lá tham gia vào những chuỗi thức ăn nào: 5 - 6 chuỗi
? vậy 1 chuỗi thức ăn gồm những thành phần sinh vật nào
 Gồm từ 3 - 5 thành phần sinh vật -> lưới thức ăn.
 Chuỗi thức ăn gồm 3 thành phần sinh vật: SV tiêu thụ bậc 1,2,3 đều gọi là SV tiêu thụ
? Qua VD trên em hiểu thế nào là lưới thức ăn 
->QS hình 50.2 
 ? Hãy xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của HST
 ? Theo em chuỗi thức ăn bắt đầu từ đâu.
TV->SV tiêu thụ ->SV phân giải 
( thức ăn SV)
 Sự trao đổi vật chất trong HST tạo thành chu kỳ kín: Thực vật ->động vật 
->mùn, muối khoáng -> thực vật
 Sự trao đổi năng lượng trong HST tức là dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn bị tiêu hao rất nhiều thể hiện qua tháp sinh thái.
Liên hệ: trong thực tiễn SX người nông dân có biện pháp kĩ thuật gì để tận dụng nguồn thức ăn của sinh vật
Thả nhiều loại cá trong ao 
Dự trữ thức ăn cho động vật trong mùa khô hạn 
II.Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn:
1. Chuỗi thức ăn:
VD: cỏ ->hươu ->hổ
 xác sinh vật ->giun ->gà,vịt
 KN: chuỗi thức ăn là một dãy những loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
 Trong tự nhiên 1 loài sinh vật có thể tham gia nhiều chuỗi thức ăn
2. Lưới thức ăn:
-Bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
-Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật:
+Sinh vật sản xuất: cây gỗ, cây củ.
+Sinh vật tiêu thụ cấp 1: sâu ăn lá, chuột, lươn.
+Sinh vật tiêu thụ bậc 2: bọ ngựa, cầy, rắn, chuột.
+Sinh vật tiêu thụ bậc 3: rắn, đại bàng, hổ.
+Sinh vật phân giải: vi sinh vật, nấm, giun đất.
4. Củng cố đánh giá: ( 5 phút)
Câu 1: Cho các chuỗi thức ăn sau đây:
a. Cỏ ---> Thỏ ----------->?
b. Cây lúa ->Sâu đục thân ->?--------->Vi sinh vật.
c. Cỏ --->? -------->Hổ
1.Hãy viết tiếp các mắt xích phù hợp vào chỗ có dấu?, để hoàn thành chuỗi thức ăn trên?
2. Thế nào là mắt xích trong chuỗi thức ăn?
 Đáp án:
1. Hoàn thành các chuỗi thức ăn sau:
a. Cỏ -----> Thỏ ------>Cáo
b.Cây lúa ->Sâu đục thân ->Ong mắt đỏ ----->Vi sinh vật.
c. Cỏ -----> Dê, Thỏ ----->Hổ
Câu2:
Hãy sắp xếp các sinh vật trong chuỗi thức ăn trên theo thành phần của hệ sinh thái?
Đáp án: - Sinh vật sản xuất : Cỏ, Lúa.
 - Sinh vật tiêu thụ : Thỏ, Sâu đục thân, Dê, Hổ.
 - Sinh vật phân giải: Vi sinh vật. 
5. Dặn dò 
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 153.
- Đọc mục “ Em có biết” SGK trang 153.
- Đọc trước nội dung bài thực hành HST
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docthu t52.doc