Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trần Thị Phúc

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trần Thị Phúc

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:

1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống.

2. Kỹ năng: - Hiểu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.

3. Thái độ: - Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.

 

doc 76 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trần Thị Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2011
TiÕt 1. ®Æc ®iÓm cña c¬ thÓ sèng
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống.
2. Kỹ năng: - Hiểu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
3. Thái độ: - Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, Trực quan, vấn đáp, đàm thoại, phân tích
III. CHUẨN BỊ:
 1.GV: SGK, SGV, sưu tầm tranh ảnh về động vật, bảng phụ
 2.HS: SGK, vở ghi, tìm hiểu trước bài	
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
 1. Ổn định tổ chức: (2 p)
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Ghi chú(sỹ số,)
6A
2. Kiểm tra bài cũ: (2 p)
Kiểm tra SGK- Vở ghi của HS
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài (2p): Hằng ngày chúng ta tiếp súc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta, chúng bao gồm các vật không sống và vật sống
 b. Giảng bài mới (30p)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – GHI BẢNG
15p
15p
GV hướng dẫn học sinh:
Em lấy ví dụ một số vật sống ?
Em lấy ví dụ về vật không sống ?
Giữa vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau ?
Đặc điểm q uan trọng của vật sống ?
1. Nhận dạng vật sống và vật không sống.
VD vật sống : Con gà, cây cối, ....
VD vật không sống : Hòn đá, cái bàn, quyển sách......
Thực vật : Lấy những chất cần thiết như khí o xi, nước, muối khoáng, ánh sáng,....Loại bỏ các chất thải như khí các bon nic, hơi nước.....
ĐV lấy các chất cần thiết như thức ăn, nước uống, không khí,......loại bỏ những chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
2. Đặc điểm của cơ thể sống:
Cơ thể sống có sự trao đổi chất với môi trường lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài thì mới tồn tại được. Có sự lớn lên và sinh sản 
4. Củng cố: (4 phút)
Dùng kí hiệu + (có) hoặc - (không) điền vào các cột trống trong bảng sau cho thích hợp:
STT
Ví dụ
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
Lấy các chất cần thiết
Loại bỏ các chất thải
Xếp loại
1
2
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (2 phút)
Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 6
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Ngày soạn: 16/8/2011
TIẾT 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Nêu được một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, mặt hại của chúng.
2. Kỹ năng: 
Kể tên 4 nhóm sinh vật chính.
3. Thái độ: 
Hiểu được sinh học nói chung và thực vật nói riêng nghiên cứu gì, nhằm mục đích gì.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, Trực quan, vấn đáp, đàm thoại, phân tích
III. CHUẨN BỊ:
1.GV: SGK, SGV, sưu tầm tranh ảnh về động vật, bảng phụ
2.HS: SGK, vở ghi, tìm hiểu trước bài	
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
 1. Ổn định tổ chức: (2 p)
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Ghi chú(sỹ số,)
6A
2. Kiểm tra bài cũ: (13 p)
- Giữa vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau ?
- Đặc điểm quan trọng của vật sống ?
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài (2p): Sinh học là khoa học nghiên cứu về giới sinh vật trong tự nhiên. có nhiều loại sinh vật khác nhau : động vật, thực vật, sinh vật, nấm,........
 b. Giảng bài mới (22p)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS – GHI BẢNG
11p'
11p'
GV hướng dẫn học sinh điền vào SGK trang 7.
Hãy nối tiếp bảng trên với 1 số cây, con vật khác ?
Nhận xét về sự đa dạng của giới sinh vật và vai trò của chúng đối với con người ?
Kể tên đại diện của 1 số nhóm sinh vật trong tự nhiên ?
Nhiệm vụ của thực vật học là gì ?
1. Sinh vật trong tự nhiên:
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật.
Học sinh điền vào bảng trang 7 SGK.
b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên:
Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng. Chúng được phân chia thành nhóm lớn, có những đặc điểm về hình dạng, cấu tạo, hoạt động sống....khác nhau. Đó là các nhóm : Vi khuẩn, Nấm, Thực vật, Động vật.......
2. Nhiệm vụ của sinh học:
- Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người
- Thực vật học có nhiệm vụ :
+ Nghiên cứu tổ chức cơ thể cùng các đặc điểm hình thái, cấu tạo, các hoạt động sống của thực vật.
+ Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật và sự phát triển của chúng qua các nhóm thực vật khác nhau.
+ Tìm hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống con người.
4. Củng cố: (4p) 
Hãy kể tên 3 sinh vật có ích, 3 sinh vật có hại cho người theo bảng dưới đây.
STT
Tên sinh vật
Nơi sống
Công dụng
Tác hại
1
2
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (2p)
Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 7
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Ngày soạn:23/8/2011 
TIẾT 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
Nêu được đặc điểm chung của thực vật.
2. Kỹ năng: 
Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật.
3. Thái độ: 
Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật.
II. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, vấn đáp, đàm thoại, vấn đáp
III. CHUẨN BỊ
1. GV: 
Sưu tầm tranh vẽ cảnh quan thiên nhiên, bảng phụ
 2. HS: 
Dụng cụ học tập
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: (2p')
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Ghi chú (sỹ số,)
6A
2. Kiểm tra bài cũ:(13p')
- Kể tên đại diện của 1 số nhóm sinh vật trong tự nhiên ?
- Nhiệm vụ của thực vật học là gì ?
3. Bài mới:
a. giới thiệu bài (2p'): Thực vật rất đa dạng và phong phú. Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì ?
b. Giảng bài mới (22p') 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS- GHI BẢNG
11p'
11p'
GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh thực vật.
Xác định những nơi trên trái đất có thực vật sống ?
Kể tên 1 số cây sống ở đồng bằng, đồi núi, sa mạc, ao hồ...?
Nơi nào thực vật phong phú, nơi nào ít thực vật hơn ?
Kể tên 1 số cây gỗ sống lâu năm, to lớn, thân cứng rắn ?
Kể tên 1 số cây sống trên mặt nước, theo em chúng có đặc điểm gì khác cây trên cạn ?
Kể tên một vài cây bé nhỏ, thân mềm yếu ?
Em có nhận xét gì về thực vật ?
Nhận xét hiện tượng sau :
- Khi trồng cây vào chậu và đặt trên bệ cửa sổ, sau 1 thời gian ngọn cây sẽ cong về phía nào ?
- Lấy roi đánh vào con chó ?
1. Sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Thực vật sống ở hầu hết khắp mọi nơi trên trái đất, có mặt ở tất cả các miền khí hậu : từ hàn đới đến ôn đới và phong phú nhất là nhiệt đới; các dạng địa hình từ đồi núi, trung du đến đồng bằng và ngay cả sa mạc khô hạn cũng có thực vật.
- Những môi trường sống của thực vật : Trong nước, trên cạn, trên mặt nước...
- Thực vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất, có nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống.
2. Đặc điểm chung của thực vật
- Nhờ ánh sáng mặt trời và chất diệp lục trong lá, cây xanh có khả năng tạo ra chất hữu cơ từ nước, muối khoáng trong đất, khí các bon nic trong không khí. Phần lớn không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các khích thích từ bên ngoài
4.Củng cố: (4p') 
Quan sát 5 cây xanh khác nhau, điền vào bảng sau :
STT
Tên cây
Nơi sống
Công dụng đối với người
1
2
3
4
5
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (2p)
Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 12
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ HỌC
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Ngày soạn: 25/8/2011 
TIẾT 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
Biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.
2. Kỹ năng:
Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm
3. Thái độ: 
Có ý thức bảo vệ thực vật.
II. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan, vấn đáp, đàm thoại, đàm thoại, vấn đáp
III. CHUẨN BỊ
1. GV:
Sưu tầm tranh vẽ cảnh quan thiên nhiên, bảng phụ
 2. HS:
Dụng cụ học tập
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: (2p')
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Ghi chú (sỹ số,)
6A
2. Kiểm tra bài cũ:(13p')
- Sự đa dạng và phong phú của thực vật ?
- Đặc điểm chung của thực vật ?
3. Bài mới:
a. giới thiệu bài (2p'): Thực vật có một số đặc điểm chung, nhưng nếu quan sát kĩ các em sẽ nhận ra sự khác nhau giữa chúng.
b. Giảng bài mới (22p') 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS- GHI BẢNG
12p'
10p'
GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh và điền vào bảng SGK trang 13.
Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa ?
Kể tên 1 vài cây có hoa và cây không có hoa ?
Thế nào là cây 1 năm và cây lâu năm ?
1. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
- Thực vật được chia làm 2 nhóm : thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
- Thực vật có hoa đến 1 thời kì nhất định trong đời sống thì ra hoa, tạo quả và kết hạt.
- Thực vật không có hoa thì cả đời chúng không bao giờ có hoa.
2. Cây một năm và cây lâu năm.
- Cây 1 năm là cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm
VD : Cây chuối, cây lúa,....
- Cây lâu năm là cây sống lâu năm, thường ra hoa kết quả nhiều lần trong đời.
VD : Cây nhãn, cây bưởi, cây na,....
4- Củng cố: (4p') 
Hãy ghi tên cây có hoa và cây không có hoa mà em đã quan sát được vào bảng sau :
STT
Cây có hoa
Cây không có hoa
1
2
..........
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (2p)
Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 15
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ HỌC:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Ngày soạn:01/09/2011 
TIẾT 5 : KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
Nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
2. Kỹ năng:
 Biết cách sử dụng kính lúp, nhớ các bước sử dụng kính hiển vi.
3. Thái độ: 
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp và kính hiển vi khi sử dụng.
II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp, đàm thoại,Vấn đáp
III. CHUẨN BỊ: 
1. GV: 
kính lúp, kính hiển vi, tranh vẽ,.......
2. HS: 
Cành lá, hoa.......
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức:(2p')
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Ghi chú ( Sĩ số,..........)
6A
2. Kiểm tra bài cũ :(13p')
- Thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Kể tên 1 vài cây có hoa và cây không có hoa?
- Thế nào là cây 1 năm và cây lâu năm?
..........................................................................................................................................
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (2p'): Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật ta phải dùng kính lúp và kính hiển vi.
b. Giảng bài mới (22p') 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS- GHI BẢNG
11p'
11p'
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng kính lúp bằng cách quan sát 1 lá cây tươi.
? Qua quan sát Lá cây bằng kính em thấy có gì khác hơn với quan sát bằng mắt thường.
? Nêu cấu tạo kính hiển vi.
? Bộ ph ... uang hợp, cây chế tạo được ít chất hữu cơ, thu hoạch thấp.
- Nhiều loại cây cảnh có nhu cầu ánh sáng không cao vì thế nếu trồng ở trong nhà, ánh sáng yếu vẫn đủ cho lá quang hợp nên cây vẫn xanh tốt.
VD. Cây thiết mộc lan, cây trúc nhật, cây vạn niên thanh...
4. Củng cố: (4p')
Hệ thống kiến thức quan trọng
5- Hướng dẫn học bài và làm bài về nhà: 
Học bài giờ sau kiểm tra học kì
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ HỌC:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:20/12/2011 
TIẾT 35: KIỂM TRA HỌC KÌ I.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 Kiểm tra những kiến thức đã học của học sinh
2. Kỹ năng:
 Làm bài kiểm tra
3. Thái độ:
 Học sinh chú ý làm bài
II. PHƯƠNG PHÁP: 
III. CHUẨN BỊ: 
1. GV:
Bài kiểm tra
2. HS:
 Dụng cụ học tập
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT GIẢNG:
1- Ổn định tổ chức: (2p')
Ngày giảng
Tiết
Lớp
Ghi chú ( Sĩ số,..........)
6A
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
ĐỀ BÀI
Câu 1. (3đ)
 Tìm những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các củ dong ta, khoai tây, su hào. Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây.
Câu 2.(3đ) 
 Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? chức năng của mỗi phần là gì?
Câu 3. (4đ)
 Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu?
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
Câu 1. (3đ)
Tìm những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các củ dong ta, khoai tây, su hào. Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây.
- Giống nhau: có chồi ngọn, chồi nách, lá -> là thân. Phình to chứa chất dự chữ.
- Khác nhau: 
+ dong ta, củ gừng hình dạng giống rễ. Vị trí dưới mặt đất-> thân rễ.
+ củ su hào hình dạng to tròn. Vị trí trên mặt đất-> thân củ.
+ củ khoai tây hình dạng to tròn. Vị trí dưới mặt đất-> thân củ.
-> Tổng kết: một số loại thân biến dạng, làm chức năng khác của cây như thân củ ( khoai tây, su hào), thân rễ ( rong, nghệ, gừng, riềng) chứa chất dự chữ khi ra hoa kết quả.
Câu 2.(3đ) 
Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? chức năng của mỗi phần là gì?
1. Biểu bì :
- Đặc điểm phù hợp với chức năng bảo vệ: biểu bì gồm một lớp tế bào có vách dày, xếp sát nhau.
- Đặc điểm phù hợp với việc để ánh sáng chiếu qua được: tế bào không màu trong suốt.
- Hoạt động đóng, mở của lỗ khí giúp cho lá trao đổi khí và thoát hơi nước.
2. Thịt lá.
- Tế bào thịt lá ở cả hai phía đều chứa nhiều lục lạp giúp cho phiến lá thu nhận được nhiều ánh sáng chế tạo chất hữu cơ cho cây.
- Những đặc điểm khác nhau giữa các lớp tế bào thịt lá: 
+ Tế bào thịt lá phía trên là những tế bào dạng dài, xếp rất sát nhau. Chứa nhiều lục lạp hơn, xếp theo chiều thẳng đứng.
+ Tế bào thịt lá phía dưới là những tế bào dạng tròn, xếp không sát nhau, ít lục lạp hơn, xếp lộn xộn trong tế bào.
- Lớp tế bào thịt lá phía trên có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chế tạo chất hữu cơ. Lớp tế bào thịt lá phía dưới có cấu tạo phù hợp với chức năng chính là chứa và trao đổi khí.
3. Gân lá.
- Nằm xen kẽ giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch dây. Các bó mạch gân nối với các bó mạch của cành và thân.
Câu 3. (4đ)
Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu?
Không có khí cac bon nic lá không thể chế tạo được tinh bột.
Sơ đồ quang hợp:
Nước + Khí CO2 -> Tinh bột + Khí O2 (ĐK: ánh sáng và chất diệp lục)
- Quang hợp là quá trình cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí các bon níc và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả ra khí o xi
4. Củng cố: 
Thu bài
5- Hướng dẫn học bài và làm bài về nhà: 
GVnhận xét giờ
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ HỌC:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:25/12/2011 
TIẾT 36: THỤ PHẤN.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 Phát biểu được khái niệm thụ phấn.
2. Kỹ năng:
 Kể được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
3. Thái độ:
 Kể được những đặc điểm chính thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của một số hoa
II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp, đàm thoại
III. CHUẨN BỊ: 
1. GV:
Bảng phụ, tranh vẽ
2. HS:
 Dụng cụ học tập
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT GIẢNG:
Ổn định tổ chức:
Ngày giảng
Tiết 
Lớp
Ghi chú ( Sĩ số,..........)
6A
2. Kiểm tra bài cũ: 
Không kiểm tra
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (2p'): Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
b. Giảng bài mới (22p')
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS- GHI BẢNG
21p'
14p'
GV hướng dẫn học sinh quan sát H30.1 SGK
- Thế nào là sự thụ phấn?
- Đặc điểm của hoa tự thụ phấn là gì?
- Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào?
- Hiện tượng giao phấn ở hoa được thực hiện nhờ những yếu tố nào?
- Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ?
1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
a. Hoa tự thụ phấn.
- Thụ phấn: Sự thụ phấn là bắt đầu của quá trình sinh sản hữu tính của cây có hoa. Có sự tiếp xúc giữa hạt phấn và đầu nhụy, sự tiếp súc đó gọi là hiện tượng thụ phấn.
- Đặc điểm của hoa tự thụ phấn là:
Hoa lưỡng tính, nhị và nhụy chín đồng thời.
-> Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn.
b. Hoa giao phấn: 
Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác là hoa giao phấn.
2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, có mật ngọt, cánh hoa đẹp hoặc có những dạng đặc biệt, hạt phấn to, dính và có gai, đầu nhụy thường có chất dính.
4. Củng cố: (4p')
Hệ thống kiến thức quan trọng
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (5p')
Làm bài tập SGK trang 100
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ HỌC:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:30/12/2011 
TIẾT 37 : THỤ PHẤN (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 Giải thích được tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió.
2. Kỹ năng:
 Phân biệt được những đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
3. Thái độ:
 Nêu được một số ứng dụng những hiểu biết về sự thụ phấn của con người để góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất của cây trồng.
II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp, đàm thoại
III. CHUẨN BỊ: 
1. GV:
Tranh H30.3-> H30.5
2. HS:
 Dụng cụ học tập
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT GIẢNG:
1- Ổn định tổ chức:(2p’
Ngày giảng
Tiết 
Lớp
Ghi chú ( Sĩ số,..........)
6A
2. Kiểm tra bài cũ: (13p') 
- Thế nào là sự thụ phấn? Đặc điểm của hoa tự thụ phấn là gì?
- Hoa giao phấn khác với hoa tự thụ phấn ở điểm nào?
- Hiện tượng giao phấn ở hoa được thực hiện nhờ những yếu tố nào?\
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (2p'): tác dụng của những đặc điểm thường có ở hoa thụ phấn nhờ gió ?.
b. Giảng bài mới (22p')
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS- GHI BẢNG
GV hướng dẫn học sinh quan sát H30.3 SGK
- Hoa thụ phấn nhờ gió thường có đặc điểm gì?
- Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người?
- Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả thường có lợi gì?
3. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió.
- Hoa thường tập trung ở ngọn cây.
- Bao hoa thường tiêu giảm.
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
- Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ.
- Đầu hoặc vòi nhụy dài, có nhiều lông.
4. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn.
- Con người giúp cho hoa thụ phấn bằng cách thụ phấn bổ sung.
- Chủ động thụ phấn cho hoa làm tăng khả năng tạo quả, hạt của cây.
- Trồng ngô ở nơi thoáng gió, nuôi ong trong các vườn cây ăn quả.
- Giao phấn giữa những giống cây khác nhau để tạo ra giống cây mới kết hợp các đặc tính mong muồn.
4. Củng cố:(4p')
 Bài tập SGK Trang 102
Đặc điểm
Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Hoa thụ phấn nhờ gió
Bao hoa
Đầu đủ hoặc có cấu tạo phức tạp, thường có màu sắc sặc sỡ
Đơn giản hoặc tiêu biến không có màu sặc sỡ
Nhị hoa
Hạt phấn to, dính và có gai
Chỉ nhị dài bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn rất nhiều nhỏ và nhẹ
Nhụy hoa
Đầu nhụy thường có chất dính
Đầu nhụy dài bề mặt tiếp xúc lớn, thường có lông quét
Đặc điểm khác
Có hương thơm, mật ngọt
Hoa thường mọc ở ngọn cây hoặc đầu cành
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (5p')
Làm bài tập SGK trang 104
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ HỌC:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:05/01/2012 
TIẾT 38: THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
 Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, tìm được mối quan hệ giữa thụ phán và thụ tinh
2. Kỹ năng:
 Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
3. Thái độ:
 Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh
II. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp, đàm thoại
III. CHUẨN BỊ: 
1. GV:
 Tranh H31.1, bảng phụ
2. HS:
 Dụng cụ học tập
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT GIẢNG:
1- Ổn định tổ chức:
Ngày giảng
Tiết 
Lớp
Ghi chú ( Sĩ số,..........)
6A
2. Kiểm tra bài cũ: (13p')
- Hoa thụ phấn nhờ gió thường có đặc điểm gì?
- Hãy kể những ứng dụng về sự thụ phấn của con người?
- Nuôi ong trong các vườn cây ăn quả thường có lợi gì?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài (2p'): Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả
b. Giảng bài mới (22p')
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS- GHI BẢNG
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
- Sau khi thụ phấn, mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành 1 ống phấn. Tế bào sinh dục đực được chuyển đến đầu của ống phấn.
- ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu, khi tiếp xúc với noãn, phần đầu của ống phấn mang tế bào sinh dục đực chui vào noãn.
4. Củng cố:
5- Hướng dẫn học bài và làm bài về nhà:
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ HỌC:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh hoc 6 ky 1.doc