1. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học
- Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo tồn, săn bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường.
2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát.
3. Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Tiết 62 Ngày soạn: ......./..... /. Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học - Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo tồn, săn bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường. 2. Kỹ năng: Phát triển kỹ năng quan sát. 3. Thái độ: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để tìm hiểu về ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã. - Kĩ năng hợp tác trong nhóm - Kĩ năng xác định giá trị bản thân với trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên hoang dã. - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm, lớp C. Phương pháp giảng dạy: - Vấn đáp, thảo luận nhóm D. Chuẩn bị giáo cụ : 1.Giáo viên : Hướng dẫn học sinh các nội dung sgk 2. Học sinh : Tìm hiểu môi trường E. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số. (1’) 2. Kiểm tra bài củ: (5’) - Có những dạng tài nguyên thiên nhiên nào? Vì sao cần sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên? 3. Nội dung bài mới: a, Đặt vấn đề: (2’) Trước tình hình môi trường ngày càng ô nhiễm và trở thàn vấn đề toàn cầu chúng ta cần làm gì để khôi phục môi trường? b, Triển khai bài dạy : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã(10’) GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, liên hệ thực tế: + Vì sao giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái? HS đọc thông tin SGK, liên hệ thực tế, trả lời các câu hỏi. HS tự rút ra kết luận cần thiết 1. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã *Kết luận: - Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động 2: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên(12’) GV chiếu H.59, yêu cầu HS thực hiện lệnh trang 179? HS quan sát hình, liên hệ thực tế, lấy ví dụ minh họa cho các biện pháp. GV lấy thêm một vài ví dụ làm sinh động thêm bài học. + Hãy nhắc lại các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật? GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng 59. + Các biện pháp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa có hiệu quả như thế nào? HS thảo luận nhóm, hoàn thành bảng, tự rút ra kết luận: Ngoài những biện pháp trên theo em còn có những biện pháp nào để cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa? 2. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên a. Bảo vệ tài nguyên sinh vật * Kết luận: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên - Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn. - Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển để bảo vệ các loài sinh vật hoang dã. - Không săn bắn các loài động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. - Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. - Ứng dụng công nghệ gen để bảo tồn nguồn gen quí hiếm. b. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa * Kết luận: Bảng 59 SGK. *Kết luận chung: SGK Hoạt động 3: Vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã(8’) GV viên yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK trang 179. HS liên hệ thực tế địa phương, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. GV yêu cầu tất cả các nhóm trình bày ý kiến của mình lên giấy trong, chiếu lên cho cả lớp theo dõi. Lớp trao đổi, bổ sung. GV định hướng cho HS về trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên hoang dã. 1 - 3 HS đọc kết luận chung SGK 3. Vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã 4. Củng cố: (5’) - Mỗi học sinh cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên hoang dã? 5. Dặn dò: (2’) - Học, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc bài 60, kẻ bảng 60.2 - 3.
Tài liệu đính kèm: