Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 16 - Bài 16: ADN và bản chất của gen

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 16 - Bài 16: ADN và bản chất của gen

Mục tiêu bài dạy:

 1. Kiến thức:

- Học sinh nêu được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi ở ADN.

- Nêu được bản chất hoá học của gen. Phân tích được các chức năng của ADN.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích trên kênh hình.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

 Giáo dục học sinh hiểu được bản chất của gen.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3135Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 16 - Bài 16: ADN và bản chất của gen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 16 
	Ngày soạn: / / 2007. Ngày dạy: / /2007.
 Bài 16: ADN và bản chất của gen.
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức :
- Học sinh nêu được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi ở ADN.
- Nêu được bản chất hoá học của gen. Phân tích được các chức năng của ADN.
2. Kỹ năng :
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích trên kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
 Giáo dục học sinh hiểu được bản chất của gen.
II.Phương pháp dạy học:
 	Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và phân tích trên kênh hình. 
III. Chuẩn bị phương tiện và thiết bị dạy học:
* Phương tiện:
 SGK, SGV, Giáo án, Sách tham khảo.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên: + Tranh sơ đồ tự nhân đôi của phân tử ADN theo H16 SGK tr48. 
- Học sinh: Học bài, chuẩn bị câu hỏi theo SGK trang 50. 
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức:(1 phút). Lớp 9A: Lớp 9C:
 Lớp 9B : 
2.Kiểm tra đầu giờ:(6 phút). 
Câu 1: Nêu cấu tạo hoá học của phân tử ADN. Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù? 
Câu 2: Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN. Hệ quả của chúng? 
3. Bài mới:
Hoạt động I (20 phút). 
ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào.
- Mục tiêu:+ HS mô tả được quá trình tự nhân đôi của ADN. 
 + Trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi ở ADN.
- Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
-GV yêu cầu H/S đọc 5 dòng „ ở phần I và trả lời câu hỏi sau:
? „ trên cho em biết điều gì? 
-GV yêu cầu H/S đọc và nghiên cứu„, quan sát H16 và thảo luận theoẹ SGKtr48.
+Hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi 
+Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN?
+Trong quá trình tự nhân đôi, các nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp? 
+Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào?
+Nhận xét về cấu tạo của ADN mẹ và 2 ADN con?
-GVhoàn thiện kiến thức. 
và hỏi thêm:
?Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN?
-GV cho HS làm bài tập vận dụng:
Một đoạn mạch có cấu trúc như sau: -A- G- T- X- X- A-
 ỗ ỗ ỗ ỗ ỗ ỗ 
 -T- X- A- G- G- T-
-Viết cấu trúc của hai đoạn ADN con được tạo thành từ đoạn ADN trên.
? Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào?
-GV: Sự tự nhân đôi là đặc tính chỉ có ở ADN.
-GV cung cấp thêm:
-ADN nhân đôi 1 lần tạo ra 2 ADN con.
- ADN nhân đôi n lần tạo ra 2n ADN con. 
-H/S tự thu thập và xử lí „ nêu được:
+Không gian, thời gian của quá trình tự nhân đôi ở ADN.
-Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến nêu được:
+Phân tử ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách nhau dần. 
+ Diễn ra trên hai mạch.
+Các nuclêôtit trên mạch khuôn và ở môi trường nội bào liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
+Hai ADN con được tổng hợp trên mạch khuôn của ADNmẹ.
+Cấu tạo của 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
-Gọi 1-2 học sinh lên trình bày trên tranh. Các nhóm khác bổ sung.
-HS vận dụng kiến thức viết quá trình tự nhân đôi của ADN.
-GV gọi 1 HS lên chữa bài tập, lớp nhận xét bổ sung.
-HS nêu được3 nguyên
 tắc: +Khuôn mẫu.
 +Bổ sung.
 +Giữ lại một nửa.
I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào:
-Phân tử ADN tự nhân đôi tại NST ở kì trung gian, lúc NST ở dạng sợi mảnh, dãn xoắn.
-ADN nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu.
-Quá trình tự nhân đôi:
+Hai mạch ADN tách nhau theo chiều dọc. 
+ Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết với nuclêôtit tự do theo NTBS, 
+ 2 mạch mới của 2 ADN con dần được hình thành, dựa trên khuôn mẫu của ADN mẹ, theo chiều ngược nhau.
-Kết quả: 2 phân tử ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ.
-Quá trình tự nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc:
+Khuôn mẫu.
+Bổ sung.
+Giữ lại một nửa. 
Hoạt động 2.(12 phút). 
Tìm hiểu bản chất của gen và chức năng của ADN.
- Mục tiêu: 
+ Học sinh nêu được bản chất hoá học của gen và chức năng của ADN.
+ HS nêu được chức năng của gen là lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. 
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động trò
Nội dung cơ bản
-GV yêu cầu HS đọc„ và nêu:
? Bản chất hoá học của gen? 
? Chức năng của gen?
-GV nhấn mạnh mối liên quan kiến thức của 3 chương đã học. Từ ý niệm về gen:
+Gen nằm trên NST.
+Bản chất hoá học là ADN.
+Một phân tử ADN gồm nhiều gen.
VD: ở người có 5 vạn gen, ruồi giấm có 4000 gen.
? Vậy gen có chức năng gì?
 -GV phân tích và chốt lại kiến thức
 -Bản chất hoá học của gen là ADN.
Chức năng của ADN là gì?
-GV nhận mạnh: Sự tự nhân đôi của ADN-> nhân đôi NST->Đặc tính di truyền ổn định qua các thế hệ.
-H/S đọc và xử lí „, nêu được:
-Gen là một đoạn của ADN, Có cấu tạo giống ADN.
-HS hiểu được có nhiều loại gen có chức năng khác nhau. 
-H/S tự nghiên cứu và xử lí „ nêu được:
Có hai chức năng của ADN.
II. Bản chất của gen: 
- Bản chất hoá học của gen là ADN.
- Chức năng: Gen cấu trúc mang thông tin qui định cấu trúc phân tử Prôtêin.
III.Chức năng của ADN:
 Có hai chức năng chính:
+Lưu giữ thông tin di truyền.
+Truyền đạt thông tin di truyền.
Kết luận SGK: trang 50.
4. Kiểm tra - Đánh giá:(5 phút). 
 Bài tập trắc nghiệm:
 Khoanh tròn vào chữ cái chỉ ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở:
Kì trung gian.
Kì đầu.
Kì giữa.
Kì sau.
Kì cuối. ( Đáp án: 1- a).
Câu 2: Phân tử ADN nhân đôi theo nguyên tắc:
Khuôn mẫu.
Bổ sung.
Giữ lại một nửa.
Chỉ a và b đúng.
Cả a, b, c đều đúng. ( Đáp án: 2 - e).
5. Dặn dò và hướng dẫn học bài:(1 phút). 
- Học bài và trả lời câu hỏi theo nội dung SGK trang 50 .
- Làm bài tập số 2- 4 SGK trang 50.
- Chuẩn bị trước bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docthut16.doc