/ Kiến thức:
* Học xong bài này, HS có khả năng:
- Trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc NST.
- Xác định được các nguyên nhân và vai trò của độtt biến cấu trúc NST .
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, trao đổi theo nhóm và tự nghiên cứu SGK.
B/ Chuẩn bị:
- Tranh phóng to hình 22 SGK
Tuần 12 N.Soạn:19-11-05 Tiết: 23 N.Dạy: BÀI 22 ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ. A/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: * Học xong bài này, HS có khả năng: - Trình bày được khái niệm và các dạng đột biến cấu trúc NST. - Xác định được các nguyên nhân và vai trò của độtt biến cấu trúc NST . 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, trao đổi theo nhóm và tự nghiên cứu SGK. B/ Chuẩn bị: - Tranh phóng to hình 22 SGK. C/ Tổ chức hoạt động: I/ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST. Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST. * Mục tiêu:- HS nhận biết được các dạng đột biến cấu trúc NST. * Thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV treo tranh vẽ hình 22 SGK nhận biết được sự khác nhau giữa các dạng đột biến NST. - YC HS hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi mục sI SGK. - YC đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. - GV theo dõi, yc các nhóm khác nhận xét, bổ sung và xác nhận đáp án đúng. - HS quan sát tranh vẽ thu nhận thông tin từ hình vẽ hình 22 SGK. - Hoạt động nhóm thảo luận thống nhất đáp án . * Đáp án: - Hình 22.a bị mất đoạn H, NST hình 22.b bị lặp đoạn B và C, hình 22.c bị đảo đoạn BCD thành DCB, hình 22.d được chuyển vào 1 đoạn MNO. - Các hình 22a, b, c, d minh họa các dạng đột biến NST sau: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. - ĐB cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm. - HS rút ra kết luận cho hoạt động. * Tiểu kết: - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. II/ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ. Hoạt động 2 :TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST. * Mục tiêu: - Xác định được nguyên nhân và vai trò của đột biến cấu trúc NST. * Thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - YC HS tìm hiểu thông tin mục II SGK . H: Cho biết 1 số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đột biến cấu trúc của NST? * Giải thích: - Nguyên nhân chủ yếu gây ra ĐB cấu trúc NST là do các tác nhân vật lí và hóa học (từ ngoại cảnh ) làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. - Trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Nên những biến đổi về cấu trúc, số lượng và trình tự sắp xếp trên gen đó thường gây hại cho sinh vật. Tuy nhiên trên thực tế cũng có các dạng đột biến cấu trúc NST có lợi. - HS tự tìm hiểu thông tin SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - HS chú ý nghe và thu nhận thông tin do GV cung cấp. - HS tự rút ra kết luận cho hoạt động và ghi nội dung vào vở . * Tiểu kết: - Tác nhân vật lí và hóa học từ ngoại cảnh là nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc NST. - Đột biến cấu trúc thường có hại, nhưng cũng có trường hợp có lợi. 3/ Củng cố: - YCHS đọc nội dung phần ghi nhớ cuối bài. * Hãy đánh dấu + vào câu đúng, khi viết về đột biến cấu trúc NST: ¨ a/ Các dạng đột biến cấu trúc NST gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. ¨ b/ Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST là do các tác nhân vật lí và hoa học làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của NST. ¨ c/ Biến đổi cấu trúc NST làm đảo lộn cách sắp xếp các gen trên NST gây rối loạn hoặc bệnh liên quan NST. ¨ d/ Tuy nhiên, trong thực tế người ta thấy hầu hết các đột biến cấu trúc NST là có lợi. 4/ Dặn dò: - VN học bài và trả lời câu hỏi, chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Tài liệu đính kèm: