Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 27 - Tuần 14 - Bài 26: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 27 - Tuần 14 - Bài 26: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến

Kiến thức:

 - Nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật.

 - Phân biệt được sự khai thác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt phấn giữa thể lưỡng bội(trên tranh ảnh).

 - Nhận biết các dạng đột biến NST(mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn) trên tranh ảnh.

2/ Kĩ năng:

 - Phát triển kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng hợp tác theo nhóm nhỏ.

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát và hoạt động theo nhóm.

3/ Thái độ:

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1291Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Tiết thứ 27 - Tuần 14 - Bài 26: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	N.Soạn: 3-12-05.
Tiết 27	N.Dạy:
Bài 26 thực hành: nhận biết một vài dạng đột biến.
A/ Mục tiêu:
	* Học xong bài này, HS có khả năng:
1/ Kiến thức:
	- Nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật.
	- Phân biệt được sự khai thác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt phấn giữa thể lưỡng 	bội(trên tranh ảnh).
	- Nhận biết các dạng đột biến NST(mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn) trên tranh ảnh.
2/ Kĩ năng:
	- Phát triển kĩ năng sử dụng kính hiển vi và kĩ năng hợp tác theo nhóm nhỏ.
	- Rèn luyện kĩ năng quan sát và hoạt động theo nhóm.
3/ Thái độ:
	- GD thế giới quan duy vật biện chứng.
B/ Chuẩn bị:
	- Tranh ảnh về các đột biến hình thái: thân, lá, hạt...
	- Tranh ảnh về đột biến biến đổi số lượng NST.
	- Tiêu bản về bộ NST bình thường và NST mất đoạn hoặc chuyển đoạn ở hành tây và tiêu bản về bộ 	NST lưỡng bội(2n), tam bội(3n) và tứ bội (4n) ở dưa hấu.
	- Kính hiển vi có độ phóng đại 100- 400 lần.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Vào bài: GV thông báo mục tiêu của bài thực hành cho HS thu nhận.
2/ Phát triển bài:
Hoạt động 1: QUAN SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA DẠNG GỐC VÀ THỂ ĐỘT BIẾN.
	* Mục tiêu: - HS nhận biết được đặc điểm hình thái của dạng gốc và thể đột biến.
	* Thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV chia nhóm HS (mỗi nhóm 10 người) và cho các nhóm quan sát đặc điểm hình thái của dạng gốc và các thể đột biến trên tranh phóng to treo trên bảng.
- GV lưu ý HS: Quan sát kĩ các hình so sánh để thấy rõ và phân biệt được dạng gốc với các thể đột biến.
- GV yêu cầu các nhóm phải nêu lên các dạng đột biến ở thực vật, động vật.
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả quan sát của nhóm.
- Đại diện một vài nhóm(do GV chỉ định) trình bày kết quả quan sát của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung, góp ý kiến. Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp phải nhận thấy được :
+ Ở thực vật, dạng đột biến là bạch tạng, cây thấp, bông dài, lúa có lá đòng nằm ngang, hạt dài, hạt có râu.
+ Ở động vật, chuột đột biến bạch tạng, gà chân ngắn, ở người đột biến bạch tạng.
Hoạt động 2: QUAN SÁT BỘ NST BÌNH THƯỜNG VÀ BỘ NST CÓ BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC.
	* Mục tiêu: - HS phân biệt được bộ NST bình thưòng và bộ NST có biến đổi cấu trúc.
	* Thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV YC HS quan sát tranh phóng to; đồng thời, quan sát tiêu bản hiển vi, về đột biến cấu trúc NST ở hành tây(hoặc hành ta), để xác định được các dạng đột biến NST.
- GV gợi ý: Cần quan sát kĩ các hình để nhận biết được các dạng đột biến NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
- GV theo dõi, nhận xét, bổ sung và nêu kết luận.
- HS quan sát tranh và tiêu bản, thảo luận nhóm để xác định các dạng đột biến NST.
- Đại diện các nhóm HS trình bày ý kiến của nhóm. Các nhóm khác bổ sung và cùng đưa ra những kết luận chung.
* KL: Đột biến cấu trúc NST bao gồm:
- Mất đoạn là một đoạn NST bị đứt ra làm giảm số lượng gen trên NST.
- Lặp đoạn là một đoạn NST nào đó được lặp lại một hay nhiều lần.
- Đảo đoạn là một đoạn NST bị đứt rồi quay ngược lại 1800 và gắn vào chỗ bị đứt.
- Chuyển đoạn là 1 đoạn NST này bị đứt ra và gắn vào NST khác hoặc cả 2 NST khác cặp cùng đứt 1 đoạn nào đó rồi trao đổi đoạn bị đứt cho nhau.
Hoạt động 3: NHẬN BIẾT MỘT SỐ KIỂU ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST.
	* Mục tiêu: - HS nhận biết được một số kiểu đột biến số lượng NST.
	* Thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV gợi ý:
+ Quan sát để thấy được sự khai thác giữa bộ NST và hình thái của người bình thường(2n) với người dị bội như bệnh đao, Tơcnơ.
- Quan sát để rút ra sự sai khác giữa thể lưỡng bội với thể đa bội ở lá tằm và quả dưa hấu.
- HS quan sát tranh phóng to hình về biến đổi số lượng NST ở người, đồng thời quan sát tiêu bản trên kính hiển vi về bộ NST 2n, 3n, 4n ở dưa hấu thảo luận theo nhóm để nhận biết được thể dị bội và thể đa bội ở sinh vật.
- Đại diện nhóm phát biển ý kiến theo sự hướng dẫn của GV, cả lớp nêu lên được nhận xét đúng:
+ Người dị bội(3n) có 3 NST 21 bị bệnh Đao, bệnh Tơcnơ(OX). (Các dấu hiệu thể hiện trên tranh vẽ)
+ Thực vật đa bội như lá dâu tằm, quả dưa hấu... có các dấu hiệu thể hiện trên hình vẽ và tiêu bản.
3/ Củng cố: 
	- Tìm các cụm từ điền vào ô trống để hoàn thành bảng sau:
Nhận xét kq
Đối tượng quan sát
Dạng gốc
Dạng đột biến
Hình thái
Chuột
Ruồi giấm
Dâu tằm
Dưa hấu
Lúa
Bộ NST
Dâu tằm
Hành tây
Hành ta
Dưa hấu
4/ Dặn dò:
	- Chuẩn bị cho bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 27.doc