. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được công nghệ tế bào là gì.
- Nêu được công nghệ tế bào gồm những công đoạn nào. Tại sao phải thực hiện những công đoạn đó.
- Học sinh trình bày được những ưu điểm của việc nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô, tế bào trong chọn giống.
Tiết thứ : 32 Ngày soạn: / / 2007. Ngày dạy: / / 2008. Chương VI : ứng dụng di truyền học. bài 31 : Công nghệ tế bào. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức : - Học sinh hiểu được công nghệ tế bào là gì. - Nêu được công nghệ tế bào gồm những công đoạn nào. Tại sao phải thực hiện những công đoạn đó. - Học sinh trình bày được những ưu điểm của việc nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô, tế bào trong chọn giống. 2. Kĩ năng : -Rèn luyện kĩ năng quan sát và vận dụng kiến thức vào thực tế. -Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ : - Giáo dục lòng yêu thích môn học. - Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, chân trọng thành tựu khoa học đặc biệt là của việt nam. II. Phương pháp : Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và diễn giảng. III.Chuẩn bị phương tiện: * Phương tiện: SGK, Giáo án, Sách BT, Sách tham khảo. * Chuẩn bị: - Giáo viên: +Tranh phóng to hình 31 SGK trang 90. + Tư liệu về nhân bản vô tính trong và ngoài nước. -Học sinh: +Trả lời những kiến thức của bài theo câu hỏi SGK trang 91. IV.Tiến trình bài giảng: 1. ổn định tổ chức:(1 phút). Sĩ số lớp: 9A: 9C: 9B: 2. Kiểm tra đầu giờ(5 phút). Câu 1: Di truyền học tư vấn có chức năng gì? Câu 2: Tại sao cần phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường? 3. Bài mới:(35 phút). ĐVĐ: Người nông dân, để giống khoai tây từ vụ này sang vụ khác, bằng cách chọn những củ tốt giữ lại. Sau đó, mỗi củ sẽ tạo được một cây mới và phải giữ lại rất nhiều củ khoai tây mới đủ trồng 1 ha. Nhưng việc nhân bản vô tính thì: Chỉ từ một củ khoai tây có thể thu được 2000 triệu mầm giống, đủ để trồng cho 40 ha. Đó là thành tựu vô cùng quan trọng của di truyền học. Hoạt động 1.(15 phút). Khái niệm công nghệ tế bào. - Mục tiêu: + HS nêu được khái niệm công nghệ tế bào. +Hiểu được các công việc chính trong công nghệ tế bào. - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản -Yêu cầu HS đọc phần I SGK trang 89, trả lời câu hỏi theo ẹ: ẹ1:Công nghệ tế bào là gì? ẹ2: Công nghệ tế bào gồm những công đoạn nào? ?Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc? -GV: Sự phát triển của cơ quan hoặc cơ thể từ TB gốc dựa vào quá trình nguyên phân. mà cơ chế di truyền của nguyên phân lại dựa trên sự tự nhân đôi của ADN và NST. Qua đó nguyên liệu di truyền được sao chép nguyên vẹn từ TB mẹ sang TB con. -Hoạt động nhóm bàn HS đọc và nghiên cứu , trả lời được: +Khái niệm công nghệ TB. +Công nghệ TB gồm 2 công đoạn. +Vì nó được phát triển từ một tế bào gốc. -Gọi một đến hai HS lên phát biểu ý kiến. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. I.Khái niệm công nghệ tế bào: + Công nghệ tế bào: Là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. +Công nghệ tế bào gồm hai công đoạn: - Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể ĐV hay TV. Nuôi cấy TB trên môi trường dinh dưỡng để tạo ra mô sẹo. - Dùng hoóc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. Hoạt động 2. (20 phút). Tìm hiểu ứng dụng công nghệ tế bào. - Mục tiêu: +Học sinh nêu được các thành tựu công nghệ tế bào. +HS biết được qui trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm và liên hệ thực tế. - Tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cơ bản -GV hỏi: ? Công nghệ tế bào đã được ứng dụng trong sản xuất như thế nào? -Yêu cầu HS đọc SGK phần II trang 89 và trả lời câu hỏi: ? Cho biết các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm? ? Nêu ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm? -GV thông báo: Các khâu chính trong chọn giống cây trồng. -Tạo vật liệu mới để chọn lọc. - Chọn lọc đánh giá, để tạo giống mới. ? Vậy người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bằng cách nào? Cho ví dụ? ?Nhân bản vô tính ở động vật thành công có ý nghĩa như thế nào? ? Hãy kể những thành tựu nhân giống vô tính ở ĐV của việt nam và thế giới? -GV thông báo: Cừu Đô Li được nhân bản từ TB núm vú của cừu cái. -ý nghĩa của nhân bản vô tính ở ĐV? -GV: Tạo cơ quan nội tạng của ĐV đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan nội tạng. VD: Nuôi mô tim, mô da chữa bỏng. Hoạt động nhóm. Các nhóm nghiên cứu và trả lời được câu hỏi: +Nhân giống vô tính ở cây trồng. +Nhân bản vô tính ở động vật. +Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giông cây trồng. -Cá nhân nghiên cứu SGK trang 89, ghi nhớ kiến thức. QS hình 31 SGK trang 90. Thống nhất ý kiến, đại diện nhóm lên trình bày: +Ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính. +Nên được thành tựu của phương pháp nhân giống vô tính. -HS nghe và ghi nhớ kiến thức. -Nghiên cứu SGK trang 90 để trả lời câu hỏi: -Nghiên cứu SGK và tài liệu sưu tầm để trả lời câu hỏi: +Italy nhân bản thành công ở ngựa. +Trung quốc tháng 8- 2001 đã nhân bản dê để sinh đôi. +Cá trạch (Việt Nam). +Cừu Đô Li (1997) II. ứng dụng công nghệ tế bào: 1.Nhân giống vô tính trong ống nghiệm( vi nhân giống) ở cây trồng: Gồm có các bước sau: +Tách mô phân sinh, nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng mô sẹo và chia nhỏ chúng nuôi trong môi trường để tăng nhanh số lượng. +Mô sẹo nuôi trong môi trường dinh dưỡng đặc chứa hoóc môn sinh trưởng để kích thích chúng phân hoá thành cây hoàn chỉnh. +Các cây non chuyển vào trong bầu ở vườn có mái che. +Đưa cây con ra trồng ngoài đồng. *Ưu điểm: -Tăng nhanh số lượng cây giống. -Rút ngắn thời gian tạo cây con. -Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quí hiếm. *Thành tựu: -Nhân giống ở khoai tây, mía, hoa phong lan, gỗ quí, thuốc quí 2.ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng: - Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn tế bào xô ma biến dị. - Ví dụ:+chọn dòng tế bào chịu nóng và khô và từ tế bào phôi của giống CR203. +Nuôi cấy để tạo ra giống lúa mới, cấp quốc gia DR2 có năng suất cao, chịu nóng tốt. 3.Nhân bản vô tính ở động vật: - Nhân nhanh nguồn gen ĐV quí, có nguy cơ bị tuyệt chủng. - Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan. VD: Nhân bản ở cừu, bò 4. Củng cố và kiểm tra đánh giá:(3 phút). Câu1: Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? Câu2: Thành tựu của công nghệ tế bào có ý nghĩa như thế nào? 5. Dặn dò và hướng dẫn học bài:(1 phút). - Học bài theo câu hỏi SGK trang 91. - Đọc mục “ Em có biết” SGK trang 91. - Chuẩn bị bài 32: Công nghệ gen. V.Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: