Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tổng hợp lần 2

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tổng hợp lần 2

A. MỤC TIÊU.

- Học sinh được những dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.

- Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

B. CHUẨN BỊ

- Dụng cụ:

+ Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây.

 

doc 19 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tổng hợp lần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.................................
Ngày dạy: .................................
Tiết 47- 48: Bài 45- 46: Thực hành
Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của 
một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
A. Mục tiêu.
- Học sinh được những dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
- Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
B. Chuẩn bị
- Dụng cụ:
+ Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây.
+ Giấy kẻ li, bút chì.
+ Vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilông đựng động vật.
+ Băng hình về đời sống động vật, thực vật – tác động tiêu cực, tích cực của con người đến môi trường của sinh vật.
+ Tranh mẫu lá cây.
C.Cách tiến hành
Có 2 phương án:
- Phương án 1: HS được tham quan ngoài thiên nhiên, GV tiến hành các bước như nội dung SGK và SGV.
- Phương án 2: Không có điều kiện tham quan thiên nhiên, GV cho HS xem băng hình tại lớp.
* Tiến hành: Phương án 2:
Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Trước khi xem băng hình, GV cho HS kẻ bảng 45.1 vào vở, thay tên bảng là “Các loại sinh vật sống trong môi trường”
- GVbật băng hình 2 – 3 lần.
- GV lưu ý HS nếu không biét tên sinh vật trong băng thì GV phải thông báo (có thể theo họ, bộ).
- GV dùng băng đĩa hình và nêu câu hỏi:
- Em đã quan sát được những sinh vật nào? số lượng như thế nào?
- Theo em có những môi trường sống nào trong đoạn băng trên? Môi trường nào có số lượng sinh vật nhiều nhất? Môi trường nào có số lượng sinh vật ít nhất? Vì sao?
- Cá nhân kẻ bảng 45.1
- Quan sát băng hình.
- Chú ý các nội dung trong bảng và hoàn thành nội dung.
- HS trao đổi nhóm, thống nhát ý kiến trả lời:
+ Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung: môi trường có điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ... thì số lượng sinh vật nhiều, số loài phong phú.
+ Môi trường sống có điều kiện sống không thuận lợi thì sinh vật có số lượng ít hơn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái lá cây
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS kẻ bảng 45.2 vào vở
- GV cho HS xem tiếp băng hình về thế giới thực vật.
- GV lưu ý: dùng băng hình ở những loại lá có những đặc điểm theo yêu cầu để HS quan sát kĩ hơn.
- GV nêu câu hỏi sau khi HS xem băng xong:
- Từ những đặc điểm của phiến lá, em hãy cho biết lá cây quan sát được là loại lá cây nào? (ưa sáng, ưa bóng...)
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của cá nhân và nhóm sau khi hoàn thành bảng (nội dung 1 và 2).
- Cá nhân kẻ bảng 45.2, quan sát băng hình.
- Hoàn thành các nội dung trong bảng 45.2 (lưu ý các cột 2, 3, 4).
- HS thảo luận nhóm kết hợp với điều gợi ý SGK (trang 137) " điền kết quả vào cột 5 (bảng 45.2).
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu môi trường sống của động vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS xem băng về thế giới động vật (lưu ý GV đã lựa chọn kĩ nội dung)
- GV nêu câu hỏi:
- Em đã quan sát được những loài động vật nào?
- Lưu ý: yêu cầu HS điền thêm vào bảng 45.3 một số sinh vật gần gũi với đời sống như: sâu, ruồi, gián, muỗi...
- GV đánh giá hoạt động của HS
- GV cho HS xem đoạn băng về tác động tiêu cực, tích cực của con người tới thiên nhiên và nêu câu hỏi:
- Em có suy nghĩ gì sau khi xem đoạn băng trên?
- Bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên (cụ thể là đối với động vật, thực vật)
- HS kẻ bảng 45.3 vào vở.
- Xem băng hình, lưu ý đặc điểm của động vật đó thích nghi với môi trường như thế nào.
- Tiếp tục thảo luận nội dung câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ trả lời theo ý kiến của bản thân.
- Liên hệ thực tế đó là môi trường nơi đang sống, trường học.
4. Củng cố
- GV thu vở của 1 số HS để kiểm tra.
- GV nhận xét về thái độ học tập của HS trong 2 tiết thực hành.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Cá nhân HS làm báo báo thu hoach theo nội dung SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về động vật, thực vật.
Ngày soạn:.................................
Ngày dạy: .................................
Chương II- Hệ sinh thái
Tiết 49: Bài 47: Quần thể sinh vật
A. Mục tiêu.
- Học sinh nắm được khái niệm, cách nhận biết quần thể sinh vật, lấy VD.
- Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó.
B. Chuẩn bị.
- Tranh phóng to hình 47 SGK.
- Tư liệu về 1 vài vài quần thể sinh vật.
C. hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
3. Bài học
Hoạt động 1: Thế nào là một quần thể sinh vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS quan sát tranh: đàn ngựa, đàn bò, bụi tre, rừng dừa...
- GV thông báo rằng chúng được gọi là 1 quần thể.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Thế nào là 1 quần thể sinh vật?
- GV lưu ý HS những cụm từ: 
+ Các cá thể cùng loài .
+ Cùng sống trong khoảng không gian nhất định.
+ Có khả năng giao phối.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 47.1: đánh dấu x vào chỗ trống trong bảng những VD về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật.
- GV nhận xét, thông báo kết quả đúng và yêu cầu HS kể thêm 1 số quần thể khác mà em biết.
- GV cho HS nhận biết thêm VD quần thể khác: các con voi sống trong vườn bách thú, các cá thể tôm sống trong đầm, 1 bầy voi sống trong rừng rậm châu phi ...
- HS nghiên cứu SGK trang 139 và trả lời câu hỏi.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS trao đổi nhóm, phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ VD 1, 3, 4 không phải là quần thể.
+ VD 2, 5 là quần thể sinh vật.
+ Chim trong rừng, các cá thể sống trong hồ như tập hợp thực vật nổi, cá mè trắng, cá chép, cá rô phi...
Kết luận: 
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng
 không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Hoạt động 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Các quần thể trong 1 loài phân biệt nhau ở những dấu hiệu nào?
- Tỉ lệ giới tính là gì? Người ta xác định tỉ lệ giới tính ở giai đoạn nào? Tỉ lệ này cho phép ta biết được điều gì?
- Tỉ lệ giới tính thay đổi như thế nào? Cho VD ?
- Trong chăn nuôi, người ta áp dụng điều này như thế nào?
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát bảng 47.2 và trả lời câu hỏi:
- Trong quần thể có những nhóm tuổi nào?
- Nhóm tuổi có ý nghĩa gì?
- GV yêu cầu HS đọc tiếp thông tin SGK, quan sát H 47 và trả lời câu hỏi:
- Nêu ý nghĩa của các dạng tháp tuổi?
- Mật độ quần thể là gì?
- GV lưu ý HS: dùng khối lượng hay thể tích tuỳ theo kích thước của cá thể trong quần thể. Kích thước nhỏ thì tính bằng khối lượng...
- Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể? Cho VD?
- Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp gì để giữ mật độ thích hợp?
- Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào cơ bản nhất? Vì sao?
- HS nghiêncứu SGK nêu được:
+ Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.
- HS tự nghiên cứu SGK trang 140, cá nhân trả lời, nhận xét và rút ra kết luận.
+ Tính tỉ lệ giới tính ở 3 giai đoạn: giai đoạn trứng mới được thụ tinh, giai đoạn trứng mới nở hoặc con non, giai đoạn trưởng thành.
+ Tỉ lệ đực cái trưởng thành cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
+ Tuỳ loài mà điều chỉnh cho phù hợp.
- HS trao đổi nhóm, nêu được:
+ Hình A: đáy tháp rất rộng, chứng tỏ tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh.
+ Hình B: Đáy tháp rộng vừa phải (trung bình), tỉ lệ sinh không cao, vừa phải (tỉ lệ sinh = tỉ ệ tử vong) số lượng cá thể ổn định (không tăng, không giảm).
+ Hình C: Đáy tháp hẹp, tỉ lệ sinh thấp, nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sản, số lượng cá thể giảm dần.
- HS nghiên cứu GSK trang 141 trả lời câu hỏi.
- HS nghiên cứu SGK, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:
- Rút ra kết luận.
+ Biện pháp: trồng dày hợp lí loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp thức ăn đầy đủ.
+ Mật độ quyết định các đặc trưng khác vì ảnh hưởng đến nguồn sống, tần số gặp nhau giữa đực và cái, sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể.
Kết luận: 
1. Tỉ lệ giới tính
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực với cá thể cái.
- Tỉ lệ giới tính thay đổi theo lứa tuôit, phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
- Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
2. Thành phần nhóm tuổi
- Bảng 47.2.
- Dùng biểu đồ tháp để biểu diễn thành phần nhóm tuổi.
3. Mật độ quần thể
- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.
Hoạt động 3: ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục s SGK trang 141.
- GV gợi ý HS nêu thêm 1 số VD về biến động số lượng cá thể sinh vật tại địa phương.
- GV đặt câu hỏi:
- Những nhân tố nào của môi trường đã ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong quần thể?
- Mật độ quần thể điều chỉnh ở mức độ cân bằng như thế nào?
- HS thảo luận nhóm, trình bày và bổ sung kiến thức, nêu được:
+ Vào tiết trời ấm áp, độ ẩm cao muỗi sinh sản mạnh, số lượng muỗi tăng cao
+ Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.
+ Chim cu gáy là loại chim ăn hạt, xuất hiện nhiều vào mùa gặt lúa.
- HS khái quát từ VD trên và rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Các đời sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở... thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng của quần thể.
- Khi mật độ cá thể tăng cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết. khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.
4. Củng cố
Cho HS trả lời câuhỏi 1, 2 SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK.
- Làm bài tập 2 vào vở.
Ngày soạn:.................................
Ngày dạy: .................................
Tiết 50: Bài 48: QuầN thể người
A. Mục tiêu.
- Học sinh trình bày được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số.
- Từ đó thay đổi nhận thức dân số và phát triển xã hội, giúp cán bộ với mọi người dân thực hiện tốt pháp lệnh dân số.
B.Đồ dùng dạy học
- Tranh phóng to H 48, 47 SGK.
-Giấy trong kẻ sẵn bảng 48.1; 48.2.
- Tư liệu về dân số Việt Nam năm 2000 – 2005 và ở địa phương.
C. hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức
 Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Quần thể là gì? Nêu những đặc trưng cơ bản của quần thể?
- Trong những tập hợp dưới đây, tập hợp nào là quần thể sinh vật?
1. Các con voi sống trong vườn bách thú.
2. Các cá thể tôm sú sống trong đầm.
3. Một bầy voi sống trong rừng rậm Châu Phi.
4. Các cá thể chim trong rừng.
5. Tập hợp người Việt Nam định cư ở thành phố của Đức.
6. Tập hợp cá chép sống trong ao.
7. Rừng dừa Bình Định.
Đáp án: 2, 3, 5, 6, 7 vì các ca thể cùng loài, sống trong cùng 1 sinh cảnh,... ... có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.
+ Số lượng các loài trong quần xã được đánh giá qua những chỉ số: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp.
+ Thành phần loài trong quần xã thể hiện qua việc xác định loài ưu thế và loài đặc trưng.
Hoạt động 3: Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV giảng giải quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là kết quả tổng hợp các mối quan hệ giữa ngoại cảnh với các quần thể.
- Yêu cầu HS nghiên cứu các VD SGK và trả lời câu hỏi:
VD1: Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến quần xã như thế nào?
VD2: Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến quần xã như thế nào ?
- GV yêu cầu HS: Lấy thêm VD về ảnh hưởng của ngoại cảnh tới quần xã, đặc biệt là về số lượng?
- GV đặt vấn đề:
+ Nếu cây phát triển mạnh " sâu ăn lá cây tăng về số lượng vì có nhiều thức ăn, khi sâu tăng quá cao, lượng thức ăn không cung cấp đủ, sâu lại chết đi tức là số lượng cá thể giảm, khi sâu giảm cây lại phát triển.
- GV: Số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác khống chế, hiện tượng này gọi là hiện tượng khống chế sinh học.
- Từ VD1 và VD2: ? Điều kiện ngoại cảnh đã ảnh hưởng như thế nào đến quần xã sinh vật?
- ý nghĩa sinh học của hiện tượng khống chế sinh học?
( Nếu HS không nêu được, GV bổ sung)
- Trong thực tế người ta sử dụng khống chế sinh học như thế nào?
- GV lấy VD: dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Nuôi mèo để diệt chuột.
+ Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến sinh vật cũng hoạt động theo chu kì.
+ Điều kiện thuận lợi thực vật phát triển làm cho động vật cũng phát triển. Số lượng loài động vật này khống chế số lượng của loài khác.
- HS kể thêm VD.
- HS lăng nghe và tiếp thu kiến thức.
- HS khái quát kiến thức và rút ra kết luận.
- HS khái quát ý nghĩa và rút ra kết luận.
+ Khống chế sinh học là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu tranh sinh học, để tăng hay giảm số lượng 1 loài nào đó theo hướng có lợi cho con người, đảm bảo cân bằng sinh học cho thiên nhiên.
Kết luận: 
- Các nhân tố vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng đến quần xã tạo nên sự thay đổi theo chu kì: chu kì ngày đêm, chu kì mùa.
- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn đến số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và số lượng cá thể luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với môi trường.
- Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động quanh vị trí cân bằng, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
4. Củng cố
- Điền từ thích hợp vào ô trống để phân biệt quần xã và quần thể:
Đặc điểm
Quần thể
Quần xã
1. Là tập hợp
2. Độ đa dạng
3. Hiện tượng khống chế sinh học
- Bài tập 53 trang 92 Bài tập trắc nghiệm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- Lấy thêm VD về quần xã.
Ngày soạn:.................................
Ngày dạy: .................................
Tiết 52: Bài 50: Hệ sinh thái
A. Mục tiêu.
- Học sinh hiểu được khái niệm hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong thiên nhiên.
- Nắm được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, cho được VD.
- Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.
B.Đồ dùng dạy học
- Tranh phóng to H 50.1; 50.2 SGK.
- Một số tranh ảnh và tài liệu về các hệ sinh thái điển hình (nếu có đĩa hình về hệ sinh thái thì rất tốt).
C. hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là 1 quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào?
- GV cho HS quan sát tranh rừng nhiệt đới, giới thiệu rừng nhiệt đới và đặt câu hỏi:
- Cho biết trong rừng nhiệt đới có những loài sinh vật nào sinh sống?
- GV đưa ra sơ đồ:
Quần xã sinh vật 
+ sinh cảnh
Tập hợp cá thể sâu	quần thể sâu
“	“ 	quần thể hổ
“	“	quần thể bọ ngựa 
“	“	quần thể cây gỗ 
“	“ 	quần thể VSV
- Quần xã sinh vật này sống ở đâu? (Rừng nhiệt đới)
GV: Vậy quần xã + khu vực sống của quần xã là hệ sinh thái. Vậy hệ sinh thái là gì? Hệ sinh thái có đặc điểm như thế nào?
3. Bài mới
GV giới thiệu 1 vài hình ảnh về quần xã sinh vật cho HS quan sát và nêu vấn đề: Quần xã sinh vật là gì? Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình? Nó có mối quan hệ gì với quần thể?
Hoạt động 1: Thế nào là một hệ sinh thái?
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Cho HS quan sát sơ đồ, tìm hiểu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Hệ sinh thái là gì?
- Chiếu H 50. Yêu cầu HS thảo luận nhóm, làm bài tập SGK trang 150 trong 2 phút.
- Những nhân tố vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng?
- Lá và cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?
- GV: lá và cành cây mục là những nhân tố vô sinh.
- Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?
- Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?
- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?
- Vậy em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các loài sinh vật với nhân tố vô sinh của môi trường?-? Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu nào?
- GV lưu ý HS: Sinh vật sản xuất (sinh vật cung cấp): ngoài thực vật còn có nấm, tảo.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời:
- Các thành phần của hệ sinh thái có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- GV lưu ý HS: động vật ăn thực vật là sinh vật tiêu thụ bậc 1, động vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1 là sinh vật tiêu thụ bậc 2....
- GV chốt lại kiến thức: Như vậy thành phần của hệ sinh thái có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, đặc biệt là quan hệ về mặt dinh dưỡng tạo thành 1 chu trình khép kín đồng thời trong hệ sinh thái số lượng các loài luôn khống chế lẫn nhau làm hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
GV đưa ra sơ đồ mô hình.
- GV cho HS nhắc lại:
- Dấu hiệu của 1 hệ sinh thái?
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
Chọn câu trả lời đúng: Ruộng lúa là:
a. 1 quần thể
b. 1 quần xã
c. 1 hệ sinh thái
d. Cả a, b, c
- Yêu cầu HS kể tên 1 số hệ sinh thái mà HS biết.
- GV chiếu 1 vài hình ảnh về hệ sinh thái.
- Trong hệ sinh thái mối quan hệ nào là thường xuyên và quan trọng nhất?
a. Quan hệ giới tính
b. Quan hệ nơi ở
c. Quan hệ dinh dưỡng
d. Quan hệ cha mẹ, con cái, bầy đàn.
- GV: quan hệ dinh dưỡng được thể hiện qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
- HS dựa vào vốn hiểu biết, nghiênc ứu thông tin SGK nêu được khái niệm và rút ra kết luận.
- 1 HS đọc lại.
- 1 HS lên bảng viết.
+ Nhân tố vô sinh: đất, lá cây mục, nhệt độ, ánh sáng, độ ẩm...
+ Nhân tố hữu sinh: thực vật (cây cỏ, cây gỗ...) động vật: hươu, nai, hổ, VSV...
- HS trả lời câu hỏi:
+ Lá và cành cây mục là thức ăn của các VSV phân giải: vi khuẩn, nấm, giun đất...
+ Cây rừng là nguồn thức ăn, nơi ở, nơi trú ẩn, nơi sinh sản, tạo khí hậu ôn hoà.... cho động vật sinh sống.
+ Động vật rừng ảnh hưởng tới thực vật: động vật ăn thực vật đồng thời góp phần phát tán thực vật, cung cấp phân bón cho thực vật, xác động vật chết đi tạo chất mùn khoáng nuôi thực vật.
+ Nếu rừng cháy: động vật mất nơi ở, nguồn thức ăn, nơi trú ngụ, nguồn nước, khí hậu khô hạn... động vật sẽ chết hoặc phải di cư đi nơi khác.
- HS dựa vào vốn kiến thức vừa phân tích, đọc SGK và rút ra kết luận.
- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
+ Môi trường với các nhân tố vô sinh đã ảnh hưởng đến đời sống động vật, thực vật, VSV, đến sự tồn tại và phát triển của chúng.
+ Sinh vật sản xuất tận dụng chất vô cơ tổng hợp nên chất hữu cơ, là thức ăn cho động vật (sinh vật dị dưỡng).
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
 Vô sinh
Thực vật Động vật 
 VSV
- Chọn c: Hệ sinh thái.
- Đáp án c.
Kết luận: 
- Hệ sinh thái bào gồm quần xã và khu vực sống của quần xã (gọi là sinh cảnh).
- Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động qua lại với nhau và tác động với nhân tố vô sinh của môi trường 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần:
+ Nhân tố vô sinh
+ Nhân tố hữu sinh: Sinh vật sản xuất
Sinh vật tiêu thụ: bậc 1, bậc 2, bậc 3...
Sinh vật phân huỷ.
Hoạt động 2: Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV chiếu H 50.2 giới thiệu trong hệ sinh thái, các loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng qua chuỗi thức ăn (chỉ 1 số chuỗi thức ăn).
- Yêu cầu 3 HS lên bảng viết:
- Thức ăn của chuột là gì? động vật nào ăn thịt chuột?
- Thức ăn của sâu là gì? Động vật nào ăn thịt sâu?
- Thức ăn của cầy là gì? Động vật nào ăn thịt cầy?
(Lưu ý mỗi 1 chuỗi chỉ viết 1 động vật).
- Cho HS nhận xét đây chỉ là một dãy thức ăn.
- GV trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là 1 mắt xích. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với 1 mắt xích đứng trước và đứng sau trong chuỗi thức ăn?
- Hãy điền tiếp vào các từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau SGK.
- Thế nào là 1 chuỗi thức ăn? Cho VD về chuỗi thức ăn?
- GV nêu: 1 chuỗi thức ăn có nhiều thành phần sinh vật tiêu thụ.
- GV dựa vào chuỗi thức ăn HS viết bảng để khai thác
- Cho biết sâu ăn lá tham gia vào chuỗi thức ăn nào?
- Cho biết chuột tham gia vào chuỗi thức ăn nào?
- Cho biết cầy tham gia vào chuỗi thức ăn nào?
- GV: trong thiên nhiên 1 loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà còn tham gia vào những chuỗi thức ăn khác tạo nên mắt xích chung?
 - GV chiếu các mắt xích chung.
- Nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
- Thế nào là lưới thức ăn?
- Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái?
- Thu tấm trong chiếu bảng, nhận xét.
- Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm thành phần sinh vật nào?
- Chiếu kết quả.
 Chiếu sơ đồ
- Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân có biện pháp gì để tận dụng nguồn thức ăn của sinh vật?
- Mỗi HS viết trả lời 1 câu hỏi:
Cây cỏ " chuột " rắn
Cây cỏ " chuột " cầy
Cây gỗ " chuột " rắn
Cây gỗ " chuột " rắn
Cây cỏ " sâu " bọ ngựa
Cây cỏ " sâu " cầy
Cây cỏ " sâu " chuột
+ Mắt xích phía trước bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
+ Điền từ: phía trước, phía sau.
- HS trả lời.
- HS nghe GV giảng.
- HS thảo luận.
- HS trả lời các câu hỏi.
- HS trả lời.
- Thả nhiều loại cá trong ao hồ để tận dụng nguồn thức ăn.
- Thực hiện mô hình VAC.
Kết luận: 
1.Chuỗi thức ăn: 
 - Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài sinh vật trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Có 2 loại chuỗi thức ăn: chuỗi thức ăn mở đầu là cây xanh, chuỗi thức ăn mở đầu là sinh vật phân huỷ.
2. Lưới thức ăn:
- Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.
- Lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần: SV sản xuất, Sv tiêu thụ, SV phân huỷ.
4. Củng cố
- Viết sơ đồ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong hệ sinh thái ruộng nước.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết: nội dung thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 9(81).doc