Mục tiêu:
-HS phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, nhận biết được các loại môi trường sống của sinh vật. Phân biệt nhân tố sinh thái: nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh đặc biệt là nhân tố con người. Khái niệm về giới hạn sinh thái
- Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức, vận dụng kiến thức giải thích thực tế, phát triển kĩ năng tư duy logich, khái quát hóa, hoạt động nhóm
-Có ý thức bảo vệ môi trường
Ngày soạn : 10/ 01/ 11 Trường PT Cấp 2-3 Võ Thị Sáu Giáo án sinh 9 Chương I SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Tuần : 23 Tiết 45 MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I/ Mục tiêu: -HS phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, nhận biết được các loại môi trường sống của sinh vật. Phân biệt nhân tố sinh thái: nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh đặc biệt là nhân tố con người. Khái niệm về giới hạn sinh thái - Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức, vận dụng kiến thức giải thích thực tế, phát triển kĩ năng tư duy logich, khái quát hóa, hoạt động nhóm -Có ý thức bảo vệ môi trường II/ Đồ dùng dạy học: Tranh H41.1; 41.2 sgk và 1 số tranh ảnh khác về sinh vật trong tự nhiên III/ Hoạt động dạy học: 1/ Mở bài: Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, vậy giữa môi trường và sinh vật có mối quan hệ như thế nào?. Tìm hiểu bài 41 ... NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS I/ Môi trường sống của sinh vật: - Là nơi sinh sống của SV bao gồm tất cả những gì bao quanh , có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của SV - Có 4 loại môi trường: + Môi trường nước + Môi trường trên mặt đất, không khí + Môi trường trong đất + Môi trường SV II/ Các nhân tố sinh thái của môi trường: Gồm: - Nhân tố vô sinh: nhiệt độ, ánh sáng, nước, địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, các loại đất - Nhân tố hữu sinh: + Nhân tố sinh vật: vi sinh vật, nấm, TV – ĐV + Nhân tố con người è Các nhân tố sinh thái tác động lên SV à thay đổi theo từng môi trường và thời gian III/ Giới hạn sinh thái: Là giới hạn chịu đựng của cơ thể SV đối với nhân tố sinh thái nhất định 50 GV: Triệu Thị Thu Vân * HĐ 1: Tìm hiểu môi trường sống của SV ? Thỏ sống trong rừng (Thỏ hoang) chịu ảnh hưởng bỡi những nhân tố nào?( nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, thức ăn, thú ăn thịt khác...) n/x chốt lại kiến thức: tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ ?Vậy mtr sống là gì? Hãyyêu cầu hs hoàn thành bảng 41.1 sgk/ 119 SV sống trong những môi trường nào?. * HĐ 2: Tìm hiểu các nhân tố sinh thái của môi trường Cá nhân tự tìm hiểu thông tin sgk/ 119, trả lời các câu hỏi: - Thế nào là NTVS?. NTHS?. - Hoàn thành bảng 41.2 sgk/ 119, cho biết các yếu tố trong NTVS và NTHS Hãy trả lời các câu hỏi phần lệnh sgk/ 120 * HĐ 3: Tìm hiểu giới hạn sinh thái GV giới thiệu H41.2 “giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở VN” Hỏi: - Cá sống và phát triển ở nhiệt độ nào?. Ơû nhiệt độ nào thì cá sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất?. - Tại sao ngoài nhiệt độ 5oc và 420c thì á sẽ chết?. IV/ Củng cố: HS đọc khung kết luận ở cuối bài - Môi trường là gì? - Trả lời câu hỏi 4 sgk/ 121 VI/ Dặn dò:Đọc và tìm hiểu trước bài 42 ... - Kẽ và hoàn thành bảng 42.1 sgk/ 123 - Sưu tầm mẫu vật: cây ưa sáng, cây ưa bóng
Tài liệu đính kèm: