Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường phổ thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu - Tuần : 24 - Tiết 48: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường phổ thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu - Tuần : 24 - Tiết 48: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Mục tiêu:

 - HS hiểu và trình bày được: Thế nào là nhân tố sinh thái. Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài, lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật

 - quan sát, khái quát, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật

II/ Đồ dùng dạy học

 Tranh hình sgk (nếu có), tranh sưu tầm về quần thể ngựa, bò, cá, chim cánh cụt .

 

doc 1 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường phổ thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu - Tuần : 24 - Tiết 48: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PT Cấp 2-3 Võ Thị Sáu Giáo án sinh 9
Ngày soạn : 12/ 01/ 11 Tuần : 24 Tiết 48 ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
I/ Mục tiêu:
 - HS hiểu và trình bày được: Thế nào là nhân tố sinh thái. Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài, lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật
 - quan sát, khái quát, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật
II/ Đồ dùng dạy học
 Tranh hình sgk (nếu có), tranh sưu tầm về quần thể ngựa, bò, cá, chim cánh cụt ...
III/ Hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra bài củ:Câu hỏi 1, 2, 3 sgk/ 129
 2/ Mở bài: Mỗi sinh vật sống trong mtr đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng tới các sinh vật khác ở xung quanh. Sự ảnh hưởng đó thể hiện như thế nào?. Tìm hiểu bài 44 ...
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
1/ Quan hệ cùng loài
 - Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.
 - Có những mối quan hệ:
 + Hỗ trợ: sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn.
 + Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.
2. Quan hệ khác loài
Gồm các quan hệ:
- Hỗ trợ: cộng sinh, hội sinh
- Đối địch: cạnh tranh, kí sinh, nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác
 (Sgk/ 132)
 53 GV: Triệu Thị Thu Vân
* HĐ 1: 
GV yêu cầu hs quan sát H44.1 sgk, hãy chỉ ra những tranh thể hiện mối quan hệ cùng loài?.
GV n/x, nêu câu hỏi:
- Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?.
- Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?.
GV yêu cầu hs làm bài tập phần lệnh sgk/131
? Vậy các sinh vật cùng loài có mối quan hệ với nhau như thế nào?. Yù nghĩa?.
? Trong chăn nuôi người ta đã lợi dụng mối quan hệ hỗ trợ cùng loài để làm gì?.
* HĐ 2: 
GV yêu cầu hs quan sát H44.3 sgk + tranh sưu tầm (nếu có). Hãy phân tích và gọi tên mối quan hệ của các sinh vật trong tranh?.
HS quan sát tranh, thảo luận thống nhất ý kiến trả lời.
GV n/x, bổ sung
Cộng sinh: Hải quì dựa vào Tôm kí cư để di chuyển đi xa, còn Tôm kí cư dựa vào Hải quì để tự vệ
Kiến cộng sinh với ấu trùng Bướm để lấy thức ăn (chất đường tiết ra từ Bướm), và ngược lại ấu trùng Bướm được Kiến bảo vệ
GV yêu cầu hs làm bài tập phần lệnh sgk/ 132, 133
GV n/x, chốt lại đáp án đúng
IV/ Củng cố: 
HS đọc khung kết luận ở cuối bài
HS trả lời câu hỏi 1, 2 sgk/ 134
V/ Dặn dò:
- Bài vừa học: + Học và trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi ở cuối bài
 + Đọc mục: Em có biết?.
- Bài sắp học: đọc và tìm hiểu trước bài 45- 46 ...
 CB: Kẽ bảng 45.1 và 45.2 sgk vào vở bài tập. Bút chì, quyển sách cũ dùng để ép mẫu vật.

Tài liệu đính kèm:

  • doct48.doc