Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường TCHS Tân Hải - Lê Đức Lộc

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường TCHS Tân Hải - Lê Đức Lộc

Kiến Thức:

 -Hs trình bày được:

 +Sự cần thiết phải chọn các tác nhân cụ thể gây đột biến.

 +Phương pháp sử dụng tác nhân vật l và hoá học để gây đột biến.

- Hs giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật

 

doc 38 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường TCHS Tân Hải - Lê Đức Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18	Ngày soạn:	
	Tiết: 36	Ngày dạy:	
Bài 33: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
I/MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức:
	-Hs trình bày được:
	+Sự cần thiết phải chọn các tác nhân cụ thể gây đột biến.
	+Phương pháp sử dụng tác nhân vật l và hoá học để gây đột biến.
Hs giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật
2 .Kĩ Năng:
Rèn kĩ năng:
Nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.
Kĩ năng so sánh tổng hợp
Khái quát hoá kiến thức, hoạt động nhóm
3. Thái Độ:
- 	Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học.
- 	Tạo lòng yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tư liệu về chọn giống thành tựu khoa học, sách “Di trưyền học” của Phạm Cư Nhân
- Phiếu học tập: Tìm hiểu tác nhân vật lý gây đột biến (Hs kẻ bảng vào vở)
Tác nhân
Tiến hành
Kết quả
Ưùng dụng
Tia phóng xạ α,β,
Tia tử ngoại
Sốc nhiệt
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. KTBC:
GV hỏi kiến thức cũ để vào bài: Thế nào là đột bíên? Đột biến có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn?
2. Bài Mới: 
HĐ1: Tìm hiểu các tác nhân vật lý gây đột biến và phương pháp sử dụng chúng để gây đột biến
	●Mục tiêu: Hs trình bày được phương pháp, kết qủa và ứng dụng của tác nhân vật lý khi sử dụng gây đột biến
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
Nội dung
- Gv giới thiệu sơ qua về 3 tác nhân vật lý chính:Tia phóng xạ, tia tử ngoại và sốc nhiệt
- Gv: Hướng dẫn hs sử dụng tư liệu về các tia phóng xạ, tia tử ngoại và số nhiệt trong sgk
- GV:yêu cầu hs hoàn thành phiếu học tập
+ Trả lời câu hỏi:
+Tại sao tia phóng xạ có khả năng gây đột biến?
+Tại sao tia tử ngoại thường dùng để xử lí các đối tượng có kích thước nhỏ?
- Gv:Chữa bài bằng cách kẻ phiếu lên bảng các nhóm ghi nội dung
- GV:Đánh giá hoạt động và kết quả các nhóm giúp hs hoàn thiện kiến thức
- Hs nghiên cứu sgk,ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lờiè hoản thành phiếu học tập
- Đại diện nhóm chữa phiếu học tập trên bảng, các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung
- Các nhóm trả lời câu hỏ nhóm khác bổ sung
Kết luận: nội dung trong phiếu học tập
Tác nhân
Tiến hành
Kết quả
Ưùng dụng
Tia phóng xạ α,β,
Chiếu tia, các tia xuyên qua màng, mô (xuyên sâu).
-Tác động lên ADN
-Gây đột biến gen
-Chấn thương gây đột biến ở nhiễm sắc thể
- Chiếu xạ vào hạt nẩy mầm, đỉnh sinh trưởng.
-Mô thực vật nuôi cấy
Tia tử ngoại
- Chiếu tia, các tia xuyên qua màng (xuyên nông).
- Gây đột biến gen
- Xử lí vi sinh vật bào tử và hạt phấn
Sốc nhiệt
Tăng giảm nhiệt độ môi trường đột ngột
- Mất cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng
-Tổn thương thoi phân bàoè rối loạn phân bào
- Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
-Gây hiện tượng đa bội ở một số cây trồng (đặt biệt là cây họ cà)
HĐII: Tìm hiểu tác nhân hoá học gây đột biến và phương pháp sử dụng chúng để gây đột biến
●Mục tiêu: Hs nắm được phương pháp và kết quả của tác nhân hoá học gây đột biến
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu, trả lời câu hỏi mục ▼ sgk trang 97.
-Hs nghiên cứu sgk ghi nhớ kiến thức.
-Thảo luận nhóm, trả lới câu hỏi.
-Một vài hs trình bày đáp án, hs khác theo dõi nhận xét và bổ sung.
- Hs tổng hợp kiến thức
- Hoá chất: EMS, NMU, NEU, cônsi xin.
-Phương pháp:
+ Ngâm hạt khô, hạt nẩy mầm vào dung dịch hoá chất, tiêm dung dịch vào bầu nhuỵ, tẩm dung dịch vào bầu nhuỵ
+ Dung dịch hoá chất tác động lên phân tử AND làm thay thế cặp nuclêôtít,mất cặp nuclêôtít, hay cản trở sự hình thành thoi vô sắc
HĐ3: Tìm hiểu vai trò của đột biến trong chọn giống
●Mục tiêu: Hs chỉ ra được việc sử dụng các thể đột biến nhân tạo trong chọn giống đối với các nhóm vi sinh vật khác nhau.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Gv định hướng trước cho học sinh sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống gồm:
+ Chọn giống vi sinh vật
+ Chọn giống cây trồng 
+ Chọn giống vật nuôi
-Gv nêu câu hỏi;
+Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo hướng nào? Tại sao?
+Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?
-Gv nhận xét và giúp hs hoàn thiện kiến thức
- Hs nghiên cứu sgk trang 97,98 kết hợp với các tư liệu sưu tầm, ghi nhớ kiến thức
- Hs thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến.
Yêu cầu:
+Nêu điểm khác nhau trong việc sử dụng thể đột biến ở vi sinh vật, thực vật.
+ Đưa ví dụ.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
1.Trong chọn giống vi sinh vật
- Phổ biến là gây đột biến và chọn lọc
- Chọn ra thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao
 - Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh, để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn
- Chọn các thể đột biến giảm sức sống, không còn khả năng gây bệnh để sản xuất vắcxin.
2. Trong chọn giống cây trồng.
- Chọn đột biến có lợi, nhân thành giống mới hoặc dùng làm bố mẹ để lai tạo giống.
_ Chú ý các đột biến; kháng bệnh, khả năng chống chịu, rút ngắn thời gian sinh trưởng.
3. Đối Với Vật Nuôi
- Chỉ sử dụng các nhóm động vật bậc thấp.
- Các động vật bậc cao: cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lí bằng tác nhân lí hoá
IV/KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
GV hỏi: Con người đã gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân nào và tiến hành như thế nào?
V/DẶN DÒ
-Học bài trả lời câu hỏi sgk.
-Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá giống
Tuần: 17	Ngày soạn:	
	Tiết: 33	Ngày dạy:	
BÀI 34: THOÁI HOÁ GIỐNG nDO TỰ THỤ PHẤN VÀ GIAO PHẤN
A/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hs nắm được khái niệm thoái hoá giống.
- Hs hiểu, trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống.
- Hs trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ờ cây ngô
	2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng:
- Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức
- Tổng hợp kiến thức
- Hoạt động nhóm
	3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 34.1, 34.3 sgk
- Tư liệu về hịên tượng thoái hoá.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. KTBC:
GV hỏi: Em hãy nêu những thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật?
	2. Bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu hiện tượng thoái hoá
Mục tiêu:
+ Hs nhận thức được hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật
+ Từ đó hiểu khái niệm: thoái hoá, giao phối cận huyết.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
 - Gv nêu câu hỏi:
+Hiện tượng thoái hoá ở động vật và thực vật được thể hiện như thế nào?
+Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoá hoá?
+Tìm ví dụ về hiện tượng thoái hoá.
- Gv yêu cầu hs khái quát kiến thức.
+ Thế nào là thoái hoá?
+ Giao phố gần là gì?
- Hs nghiên cứu sgk trang 99, 100 kết hợp quan sát tranh hình 34.1, 34.2è thảo luận nhóm thống hất câu trả lời
Yêu cầu:
+Chỉ ra hiện tượng thoái hoá
+Lí do dẫn đến thoái hoá ở động vật và thực vật.
- đại diện nhóm trình bày è 
nhóm khác bổ sung
- Hs nêu ví dụ: Hồng xiêm thoái hoá quả nhỏ, không ngọt, ít quả. Bưởi thoái hoá quả nhỏ, khô.
- Hs dựa vào kết quả ở nội dung trên khái quát kiến thức
1.Hiện tượng thoái hoá ở thực vật và động vật
- Ở thực vật: Cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ, chiều cao cây giảm, bắp dị dạng hạt ít.
- Ơ’động vật: Thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh.
* Lí do thoái hoá:
- Ở thực vật: do tự thụ phấn ở cây giao phấn.
 - Ở động vật: do giao phối gần.
2. Khái niệm:
- Thoái hoá: là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm
+ Giao phối gần (giao phối cận huyết): là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.
HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
Mục tiêu: Hs giải thích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá là do xuất hiện thể đồng hợp gen hoặc gây hại.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Gv nêu câu hỏi: 
+ Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỷ lệ đồng hợp tỷ và tỷ lệ dị họp biền đổi như thế nào?
+Tại sao tự thụ phần ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây hiện tượng thoái hoá?
- Gv giải thích hình 34.3 màu xanh biểu thị đồng hợp trội và lặn .
- Gv cho đại diện các nhóm trình bày đáp án bàng cách giải thích hình 34.3 phóng to.
- Gv nhận xét kết quả các nhóm giúp hs hoàn thiện kiến thức.
- Gv mở rộng thêm: ở một số loài động vật, thực vật căp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hoá, do vậy vẫn có thể tiến hành giao phối gần.
-Hs nghiên cứu sgk và hình 34.3 è ghi nhớ kếin thức
- Trao đổi nhom thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu nêu được:
+Tỷ lệ đồng hợp tăng, tỷ lệ dị hợp giảm (tỷ lệ đồng hợp trội và tỷ lệ đồng hợp lặn bằng nhau).
+ Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu.
+Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện.
+ Các gen lặn khi gặp nhau (thể đồng hợp) thì biểu hiện ra kiểu hình.
- Đại nhóm trình bày trên hình 34.3 è các nhóm khác theo dõi nhận xét
- Nguyên nhân hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.
HĐ 3: tìm hiểu tác dụng của sự tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật trong chọn giống.
Mục tiêu: Hs chỉ ra được vai trò tạo dòng thuần của phương hpáp tự thụ phấn và giao phối cận huyết trong chọn giống.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- Gv nêu câu hỏi:
+ Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây hiện tượng thoái hoá nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong  ... g:
Rèn kỹ năng tư duy tổng hợp, suy luận.
Kỹ năng hoạt động nhóm
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh hình 43.1, 43.2 43.3 và tranh ảnh sưu tầm.
Bảng 43.1 và 43.2 SGK in vào phim trong.
Máy chiếu.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ktbc:
Tìm đặc điểm khác nhau giữa thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng? Cho ví dụ cụ thể?
Aùnh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
Bài mới:
Gv nêu vấn đề: Nếu chuyển động vật sống nơi có nhiệt độ thấp (ví dụ vùng cực bắc) về nơi có khí hậu ấm áp (ví dụ vùng nhiệt đới) khả năng sống của chúng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
HĐ1: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật
Mục tiêu:
Hs phân tích được ảnh hưởng của nhiệt độ tới hình thái và đặc điểm sinh lí của thực vật và động vật.
Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ lên tập tính của sinh vật và phân biệt nhóm sinh vật.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
* Vấn đề 1: ảnh hưởng của nhiệt độ tới hình thái và đặc điểm sinh lí của sinh vật.
- Gv nêu câu hỏi:
+ Sing vật sống được ở nhiệt độ như thế nào?
+ Nhiệt độ ảng hưởng tới cấu tạo cơ thể sinh vật như thế nào?
- Gv nhận xét hoạt động cảu các nhóm.
* Vấn đề 2:Nhóm sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt:
- Gv yêu cầu:
+ Phân biệt sinh vật biến nhiệt vớiø hằng nhiệt?
+ Hoàn thành bảng 43.1
- Gv chiếu một vài phim của nhóm để Hs nhận xét ( Gv chữa bảng 43.1 tương tự như SGV)
- Gv tóm tắt nội dung đã thảo luận bằng câu hỏi để Hs đi đến thảo luận.
- Hs ngiên cứu SGK tr. 126, 127 (ví dụ 1, 2) và tranh ảnh sưu tầm.
- Thảo luận nhóm à Thống nhất ý kiến.
- Yêu cầu nêu được:
+ Phạm vi nhiệt độ mà sinh vật sống được là 0oC à 50oC.
+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
+ Thực vật lá tầng cuticun dày, rụng lá 
+ Động vật có lông dày, dài, kích thước lớn.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung.
- Hs nghiên cứu SGK tr. 127 (ví dụ 3 và bảng 43.1).
- Một số nhóm viết phim trong
- Cả lớp theo dõi và bổ sung.
- Hs khái quát từ nội dung trên à nêu kết luận.
- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật
HĐ2: TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
Mục tiêu: phân tích được ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống thực vật.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV yêu cầu:
+ Hoàn thành bảng 43.2
- GV chữa bài bằng cách chiếu phim của một vài nhóm để lớp nhận xét.
- GV tiếp tục nêu câu hỏi:
 + Nơi sống ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật?
- GV chữa bài bằng cách cho các nhóm trình bày và nhận xét. 
- GV hỏi: 
 + Độ ẩm ảnh hưởng tới đời sống sinh vật như thế nào?
* Liên hệ: 
Trong sản suất người ta có biện pháp, kĩ thuật gì để tăng năng suất cây trồng và vật nuôi?
- HS trao đổi nhóm tìm ví dụ để hoàn thành bảng 43.2.
- Một số nhóm viết vào phim trong.
- Các nhóm theo gioi phim và nhận xét, bổ sung (nếu cần).
- Các nhóm thảo luận dựa vào bảng nội dung vùa hoàn chỉnh và tranh ảnh động vật, thực vật.
- yêu cầu nêu được: 
 + Aûnh hưởng tới hình thái: phiến lá, mô dậu, da, vẩy.
 + ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển.
 + Thoát hơi nước, giữ nước.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
HS khái quát kiến thức từ nội dung thảo luận è kết luận.
- HS tìm thêm ví dụ về các nhóm thực vật phù hợp với độ ẩm môi trường.
- HS có thể nêu:
 + Cung cấp điều kiện sống. + Đảm bảo thời vụ.
* kết luận:
- Sinh vật thích nghi với môi trường sống có độ ẩm khác nhau.
- Hình thành các nhóm sinh vật.
 + Thực vật: 
 § Nhóm ưa ẩm.
 § Nhóm chịu hạn.
 + Động vật:
 § Nhóm ưa ẩm.
 § Nhóm ưa khô.
D/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
GV nêu câu hỏi:
Ÿ Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ? 
Ÿ Tập tính của động vật và thực vật phụ thuộc vào nhân tố sinh thái nào? 
E/ DẶN DÒ 
Ÿ Học bài trả lời câu hỏi SGK.
Ÿ Đọc mục “Em có biết”
Ÿ Sưu tầm tư liêu về rừng cây, nốt rễ đậu, địa y.
Tuần: 24	Ngày soạn:	
	Tiết: 46	Ngày dạy:	
Bài 44: ẢNH HƯƠNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
A/ MỤC TIÊU:
Kiến thức:
 	- HS hiểu và trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật.
 	- Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.
 	- Thấy rõ được lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật.
Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh trả lời câu hỏi.
	- Kĩ năng khái quát tổng hợp kiến thức. 
	- Phát triễn kĩ năng vận dung kiến thức vào thực tế. 
Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là động vật.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
	Ÿ Tranh hình, SGK
	Ÿ Tranh ảnh do hs sưu tầm về rừng: tre. Trúc, thong, bạch đàn.
	Ÿ Tranh ảnh quần thể ngựa, bò, cá, chim cánh cụt..
	Ÿ Tranh hải quỳ, tôm sứ.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Mở đầu: GV cho HS quan sát 1 số tranh: đàn bò, đàn trâu, khóm tre, rừng thông, hổ đang ngọm con thỏ và hỏi: Những bức tranh này cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa các sinh vật?
HĐ1: Tìm hiểu quan hệ cùng loài. 
Ÿ Mục tiêu:
0 Hs chỉ ra được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài.
0 Nêu được ý nghĩa của mối quan hệ. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
0 GV yêu cầu: Hãy chọn những tranh thể hiện mối quan hệ cùng loài.
0 Trả lời câu hỏi: 
 + Khi có gió bảo thực vật sống cùng nhóm có lợi gì so với sống riêng lẻ?
 + Động vật sống thành bầy đàn có lợi gì.
0 GV nhận xét hoạt động nhóm và đánh giá kết quả.
0 GV yêu cầu: làm bài tập SGK trang 131. Chọn câu trả lời đúng và giải thích.
0 GV cần nắm được số nhóm lựa chọn đúng và sai.
0 GV nêu câu hỏi khái quát: Sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào?
0 Mối quan hệ đó có ý nghĩa như thế nào?
* GV mở rộng:
0 Sinh vật cùng loài có xu hướng quần tụ bên nhau có lợi như:
 + Ở thực vật: Còn chống được sự mất nước.
 + Ở động vật: Chịu được nồng độ độc cao hơn sống lẻ, bảo vệ được những con non và yếu.
* Liên hệ: 
Trong chăn nuôi người dân đã lợi dụng mối quan hệ hỗ trợ để làm gì?
0 HS trao đổi nhóm.
 + Chọn đúng tranh, quan sát.
 + Thống nhất ý kiến
 + Gió bão cây sống thành nhómóit bị đỗ gãy hơn sống lẻ.
 + Động vật sống bầy đàn bảo vệ được nhau. Đại diện nhóm trình bày è nhóm khác bổ sung.
 0 HS tiếp tục trao đổi nhóm thống nhất lựa chọn è nhóm khác nhận xét. 
Yêu cầu: Câu thứ +
HS phải nêu được 2 mối quan hệ: Hổ trợ.
 Cạnh tranh
0 Từ đó rút ra kết luận.
0 HS có thể nêu:
Nuôi vịt đàn , lợn đàn để tranh nhau ănvà sẽ nhanh lớn.
* Kết luận: 
 0 Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành lên nhóm cá thể.
 0 Trong 1 nhóm có những mối quan hệ:
 + Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.
 + Cạnh tranh: Ngăn ngừa gia tăng số lượng cáthể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.
HĐ2: TÌM HIỂU QUAN HỆ KHÁC LOÀI
Mục tiêu: HS nêu được những mối quan hệ của các sinh vật khác loài và chỉ rõ mối quan hệ của ý nghĩa đó.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
0 GV cho HS quan sát tranh ảnh: Hổ ăn thỏ, hải quì và tôm kí cư, địa y, cây nắp ấm đang bắt mồi.
 Yêu cầu: 
Phân tích và gọi tên mối quan hệ của các sinh vật trong tranh.
0 GV đánh giá hoạt động của HS, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
0 GV hỏi thêm: 
 + Hãy tìm thêm ví dụ về mối quan hệ giữa sinh vật khác loài mà em biết.
0 GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 44 nội dung kiến thức SGK tr. 132.
0 GV yêu cầu HS làm bài tập mục SGK tr. 132.
(GV chữa bài bằng cách để HS giữa các nhóm tự nhận xét kết quả)
* GV mở rộng thêm:
 0 Một số sinh vật tiết ra chất đặc biệt kìm hãm sự phát triển của các sinh vật xung quanh gọi là mối quan hệ ức chế - cảm nhiểm. 
0 Mục sinh vật ăn sinh vật khác (SGK tr.152).
* Liên hệ:
 Trong nông nghiệp và lâm nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài để làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào. 
0 GV giảng giải: Việc dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại còn gọi là biện pháp sinh học và không gây ô nhiểm môi trường.
0 HS quan sát tranh.
0 Huy động vốn kiến thức thực tế. 
0 Trao đổi nhóm thông nhất ý kiến è nêu được.
 + Động vật ăn thịt, con mồi.
 + Hỗ trợ nhau cùng sống.
0 Đại diện trình bày nhóm è khác bổ sung
0 HS có thể kể thêm: kí sinh giữa giun và người, bọ chét ở trâu bò
0 HS trả lời đặc điểm của từng mối quan hệ.
0 HS dựa vào kiến thức để lựa chọn è HS khác nhận xét bổ sung (nếu cần)
0 HS có thể trả lời
dùng sinh vật có ích tiêu dịêt sinh vật có hại.
Ví dụ: Ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa
* Kết luận:
 Nội dung bảng 44 SGK tr 132.
D/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
GV có thể dùng sơ đồ SGK trang 153 để kiểm tra bằng cách các ô đều để trống và học sinh hoàn thành nội dung. 
E/ DẶN DÒ
 Ÿ Học bài trả lời câu hỏi SGK.
 Ÿ Sưu tầm tranh ảnh về sinh vật sống ở các môi trường.
 Ÿ Đọc mục “Em có biết”
	Tuần: 21	Ngày soạn:	
	Tiết: 41	Ngày dạy:	
Bài 45 + 46 THỰC HÀNH:
A/ MỤC TIÊU:
Ÿ HS tìm được dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ktbc:
Bài mới:
HĐ1:
Mục tiêu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
HĐ2:
Mục tiêu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
HĐ3:
Mục tiêu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
D/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
E/ DẶN DÒ
Tuần: 21	Ngày soạn:	
	Tiết: 41	Ngày dạy:	
Bài 38: THỰC HÀNH: TẬP DƯỢC GIAO PHẤN
A/ MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Kĩ năng:
Thái độ:
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ktbc:
Bài mới:
HĐ1:
Mục tiêu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
HĐ2:
Mục tiêu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
HĐ3:
Mục tiêu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
D/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
E/ DẶN DÒ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA SINH 9.doc