Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS An Hiệp

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS An Hiệp

I-Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học.

- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho Di truyền học.

- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

 

doc 475 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS An Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 08/ 2011
Ngày dạy: 15/ 08/ 2011
Tuần 1
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Tiết 01
Bài 1.	MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I-Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học.
- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho Di truyền học.
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK.
- Kĩ năng quan sát và phân tích hình ảnh.
3. Thái độ
- Có ý thức về sự quan trọng của Di truyền học trong đời sống, trong nghiên cứu khoa học.
II-Phương pháp
- Động não 
- Vấn đáp - tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học nhóm
III-Phương tiện
- Tranh Chân dung Menđen (1822-1884).
- Tranh Các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen.
- Bảng phụ.
IV-Tiến trình dạy – học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không có.
3. Bài mới: 35’
a. Mở bài: 5’
- Giới thiệu nội dung chương trình Sinh học 9.
- Một số yêu cầu chuẩn bị học tập bộ môn: SGK, vở ghi bài, vở bài tập.
- Di truyền học là ngành khoa học có nhiệm vụ, vai trò và nộ dung gì mà đóng vai trò mũi nhọn trong Sinh học hiện đại? Ai đã đặt những nền móng đầu tiên cho Di truyền học và bằng cách nào?
b. Phát triển bài: 30’
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học.
Mục tiêu: Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Đồ dùng, phương tiện
10’
- GV cho HS đọc khái niệm di truyền và biến dị mục I SGK.
-Thế nào là di truyền và biến dị ?
- GV giải thích rõ: biến dị và di truyền là 2 hiện tượng trái ngược nhau nhưng tiến hành song song và gắn liền với quá trình sinh sản.
- GV cho HS làm bài tập s SGK mục I.
- Cho HS tiếp tục tìm hiểu mục I để trả lời:
- Cá nhân HS đọc SGK.
- 1 HS dọc to khái niệm biến dị và di truyền.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bó mẹ ở điểm nào: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu da... và trình bày trước lớp.
- Dựa vào £ SGK mục I để trả lời.
I-Di truyền học
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố, mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con cái sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
- Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản.
8Di truyền học là môn khoa học nghiên cứu cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Bảng phụ.
Hoạt động 2: Menđen – người đặt nền móng cho Di truyền học.
Mục tiêu: - Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho Di truyền học.
 - Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Đồ dùng, phương tiện
12’
- GV cho HS đọc tiểu sử Menđen SGK.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 1.2 và nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?
- Treo hình 1.2 phóng to để phân tích.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen?
- GV: trước Menđen, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các phép lai trên đậu Hà Lan nhưng không thành công. Menđen có ưu điểm: chọn đối tượng thuần chủng, có vòng đời ngắn, lai 1-2 cặp tính trạng tương phản, thí nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần, dùng toán thống kê để xử lý kết quả.
- GV: giải thích vì sao menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng để nghiên cứu?
- 1 HS đọc to , cả lớp theo dõi.
- HS quan sát và phân tích H 1.2, nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng.
- Đọc kĩ thông tin SGK, trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai.
- 1 vài HS phát biểu, bổ sung.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
- HS suy nghĩ và trả lời.
II-Menđen – người đạt nền móng cho Di truyền học
1. Tiểu sử
Grêgo Menđen (1822 – 1884)
2. Phương pháp phân tích thế hệ lai
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hay một số tính trạng thuần chủng tương phản, ròi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó ở đời con cháu.
- Dùng lai phân tích để phân tích kết quả lai, đề xuất nhân tố di truyền điều khiển tích trạng.
- Dùng toán thống kê để tính toán các số liệu thu được, từ đó rút ra các quy luật di truyền.
- Tranh Chân dung Menđen (1822-1884).
- Tranh Các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học.
Mục tiêu: Biết được một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Đồ dùng, phương tiện
8’
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ.
- Yêu cầu HS lấy thêm VD minh hoạ cho từng thuật ngữ.
- Khái niệm giống thuần chủng: GV giới thiệu cách làm của Menđen để có giống thuần chủng về tính trạng nào đó.
- GV giới thiệu một số kí hiệu.
- GV nêu cách viết công thức lai: mẹ thường viết bên trái dấu x, bố thường viết bên phải. P: mẹ x bố.
- HS thu nhận thông tin, ghi nhớ kiến thức.
- HS lấy VD cụ thể để minh hoạ.
- HS ghi nhớ kiến thức, chuyển thông tin vào vở.
- HS chú ý.
III-Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học
1. Thuật ngữ
- Tính trạng: đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý, hóa sinh của một cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản: hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.
- Nhân tố di truyền: điều khiển các tính trạng.
- Giống (dòng) thuần chủng: là dòng đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình.
2. Kí hiệu
- P : cặp bố mẹ.
- x : phép lai.
- G : giao tử.
- ♂ : cơ thể đực
- ♀ : cơ thể cái
- F : thế hệ con (F1 : thế hệ thứ nhất, F2 : thế hệ thứ hai, F3 : thế hệ thứ ba)
- Bảng phụ.
4. Củng cố: 3’
- Gọi HS đọc khung màu hồng.
- GV nhắc lại trọng tâm bài học: nhiệm vụ, nội dung, vai trò của Di truyền học; phương pháp phân tích thế hệ lai.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
Bài tập: Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau:
Hiện tượng nào sau đây là di truyền? Giải thích.
a. Màu lông gà con giống màu lông gà anh, chị.
b. Mẹ có tóc xoăn giống bà ngoại.
c. Cây bắp lai cao hơn cây bắp bố mẹ.
d. Các chú cún trong đàn có mà lông khác nhau.
Đáp án: c (theo định nghĩa)
6. Nhận xét, dặn dò: 1’
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Xem trước bài 2.
V-Rút kinh nghiệm tiết dạy
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
Ngày soạn: 15/ 08/ 2011
Ngày dạy: 17/ 08/ 2011
Tuần 1
Tiết 2
Bài 2. 	LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I-Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được hiện tượng và kết quả thí nghiệm của Menđen.
- Viết sơ đồ lai một cặp tính trạng.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân ly.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK.
- Kĩ năng quan sát và phân tích hình ảnh.
3. Thái độ
- Yêu thích bộ môn Di truyền học.
II-Phương pháp
- Động não 
- Vấn đáp - tìm tòi
- Trực quan
- Dạy học nhóm
III-Phương tiện
- Sơ đồ thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
- Sơ đồ sự di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan.
- Bảng phụ.
- Sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen..
IV-Tiến trình dạy – học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
1. Trình bày phương pháp phân tíh thế hệ lai của Menđen.
	2. Trong các cặp tính trạng sau, cặp nào không phải là cặp tính trạng tương phản? Giải thích.
	a. Hạt trơn – hạt nhăn.	c. Hoa đỏ – hạt vàng.
	b. Thân thấp – thân cao.	d. Hạt vàng – hạt lục.
	( Đáp án: c)
3. Bài mới: 30’
a. Mở bài: 2’
Phép lai một cặp tính trạng Menđen đã thực hiện như thế nào? Từ kết quả của lai, có quy luật di truyền nào được rút ra hay không?
b. Phát triển bài: 28’
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen.
Mục tiêu: Nêu được hiện tượng và kết quả thí nghiệm.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Đồ dùng, phương tiện
11’
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh H 2.1 và giới thiệu sự tự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
- GV giới thiệu kết quả thí nghiệm ở bảng 2 đồng thời phân tích khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, lặn.
- Yêu cầu HS: Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống.
- Nhận xét tỉ lệ kiểu hinìh ở F1; F2?
- GV nhấn mạnh về sự thay đổi giống làm bố và làm mẹ thì kết quả phép lai vẫn không thay đổi.
- Yêu cầu HS làm bài tập điền từ SGK trang 9.
- Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài tập sau khi đã điền.
- HS quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành.
- Ghi nhớ khái niệm.
- Phân tích bảng số liệu, thảo luận nhóm và nêu được:
+ Kiểu hình F1: đồng tính về tính trạng trội.
+ F2: 3 trội: 1 lặn
- HS chú ý.
- Lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống:
1. đồng tính
2. 3 trội: 1 lặn
- 1, 2 HS đọc.
I-Thí nghiệm của Menđen
1. Thí nghiệm
Lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản (Hoa đỏ với Hoa trắng) thu được F1 toàn Hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thu được ở F2 705 Hoa đỏ và 224 Hoa trắng.
2. Thuật ngữ
- Kiểu hình: tập hợp toàn bộ các tính trạng của một cơ thể.
- Tính trạng trội: tính trạng biểu hiện ở đời lai F1 khi gen ở trạng thái đồng trội hay dị hợp tử.
- Tính trạng lặn: tính trạng biểu hiện ở đời bố mẹ hoặc con cháu khi gen ở trạng thái đồng hợp.
3. Nhận xét
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân ly tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. 
- Sơ đồ thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan.
- Sơ đồ sự di truyền màu hoa ở đậu Hà Lan.
- Bảng phụ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy luật phân ly.
Mục tiêu: Nêu được nội dung quy luật phân ly.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Đồ dùng, phương tiện
17’
- GV giải thích quan niệm đương thời và quan niệm của Menđen đồng thời sử dụng H 2.3 để giải thích.
- Do đâu tất cả các cây F1 đều cho hoa đỏ?
- Yêu cầu HS:
+ Hãy quan sát H 2.3 và cho biết: tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử F2?
+ Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng?
- GV nêu rõ: khi F1 hình thành giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất của P mà không hoà lẫn vào nhau nên F2 tạo ra:
 1AA:2Aa: 1aa
trong đó AA và Aa cho kiểu hình hoa đỏ, còn aa cho kiểu hình hoa trắng.
- Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li trong quá trình phát sinh giao tử?
- HS ghi nhớ kiến thức, quan sát H 2.3
+ Nhân tố di truyền A quy định tính trạng trội (hoa đỏ).
+ Nhân tố di truyền a quy định tính trạng trội (hoa trắng).
+ Trong tế bào sinh dưỡng, nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp: Cây hoa đỏ thuần chủng cặp nhân tố di truyền là AA, cây hoa trắng thuần chủng cặp nhân tố di truyền là aa.
- Tr ... ương vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
	- Đề xuất một số biện pháp khắc phục.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
28’
- GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ.
- 2 nhóm cùng thảo luận 1 chủ đề
- Mỗi chủ đề thảo luận 15 phút. Trả lời các câu hỏi vào khổ giấy lớn.
- Những hành động nàp hiện nay đang vi phạm Luật bảo vệ môi trường? Hiện nay nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như luật bảo vệ môi trường quy định chưa?
- Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường?
- Những khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục?
- Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường là gì?
- GV yêu cầu các nhóm treo tờ giấy có viết nội dung lên bảng để trình bày và các nhóm khác tiên theo dõi.
- GV nhận xét phần thảo luận theo chủ đề của nhóm và bổ sung (nếu cần).
- Tương tự như vậy với 3 chủ đề còn lại.
- Mỗi nhóm: 
+ Chọn 1 chủ đề
+ Nghiên cứu kĩ nội dung luật
+ Nghiên cứu câu hỏi
+ Liên hệ thực tế ở địa phương
+ Thống nhất ý kiến, ghi vào giấy khổ lớn.
- VD ở chủ đề: Không đổ rác bừa bãi, yêu cầu:
+ Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.
+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp, chưa đúng luật.
+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra quy định đối với từng hộ, tổ dân phố.
+ Khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là ý thức của người dân còn thấp, cần tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.
+ HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong ciệc thực hiện luật bảo vệ môi trường.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, đặt câu hỏi để cùng thảo luận.
4. Củng cố: 5’
- Gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- GV nhận xét buổi thực hành về ưu nhược điểm của các nhóm.
- Đánh giá điểm cho HS.
6. Dặn dò: 1’
- Hoàn thành bài thu hoạch.
- Xem trước bài 63.
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 25/ 04/ 2011
Ngày dạy: 28/ 04/ 2011
Tuần: 35
Tiết PPCT: 69
Bài 63	ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc.
II. Phương pháp
- Thảo luận nhóm.
- Giải quyết vấn đề.
III. Phương tiện dạy - học
- Bảng phụ.
IV. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không có.
3. Bài mới: 35’
- Mở bài: 2’
Phần Sinh vật và môi trường có những nội dung chính gì? Hôm nay chúng ta sẽ củng cố, khắc sâu các kiến thức của phần này.
- Phát triển bài: 33’
Hoạt động: Hoàn thành bảng
Mục tiêu: Hoàn thành nội dung kiến thức các bảng 63.1 – 63.6
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
33’
- GV có thể tiến hành như sau:
- Chia 2 HS cùng bàn làm thành 1 nhóm
- Phát phiếu có nội dung các bảng như SGK (GV phát bất kì phiếu có nội dung nào và phiếu trên phim trong hay trên giấy trắng)
- Yêu cầu HS hoàn thành 
- GV chữa bài như sau:
+ Gọi bất kì nhóm nào, nếu nhóm có phiếu ở phim trong thì GV chiếu lên máy, còn nếu nhóm có phiếu trên giấy thì HS trình bày.
+ GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần.
- GV thông báo đáp án trên máy chiếu để cả lớp theo dõi.
- Các nhóm nhận phiếu để hoàn thành nội dung.
- Lưu ý tìm VD để minh hoạ.
- Thời gian là 10 phút.
- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Các nhóm bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nội dung của nhóm đó.
- HS theo dõi và sửa chữa nếu cần.
Các bảng 63.1 đến 63.6
Nội dung kiến thức ở các bảng:
Bảng 63.1- Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường
Nhân tố sinh thái (NTST)
Ví dụ minh hoạ
Môi trường nước
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Ánh sáng.
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trong đất
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trên mặt đất
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV, con người.
Môi trường sinh vật
NTST vô sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng.
- Động vật, thực vật, con người.
Bảng 63.2- Sự phân chia các nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái
Nhân tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
ánh sáng
- Nhóm cây ưa sáng
- Nhóm cây ưa bóng
- Động vật ưa sáng
- Động vật ưa tối.
Nhiệt độ
- Thực vật biến nhiệt
- Động vật biến nhiệt
- Động vật hằng nhiệt
Độ ẩm
- Thực vật ưa ẩm
- Thực vật chịu hạn
- Động vật ưa ẩm
- Động vật ưa khô.
Bảng 63.3- Quan hệ cùng loài và khác loài
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cá thể
- Cách li cá thể
- Cộng sinh
- Hội sinh
Cạnh tranh
(hay đối địch)
- Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở.
- Cạnh tranh trong mùa sinh sản
- Ăn thịt nhau
- Cạnh tranh
- Kí sinh, nửa kí sinh
- Sinh vật này ăn sinh vật khác.
Bảng 63.4- Hệ thống hoá các khái niệm
Khái niệm
Ví dụ minh hoạ
- Quần thể: là tập hợp những các thể cùng loài, sống trong 1 không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản.
- Quần xã: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống.
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cs thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích, vừa là mắt xích tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
VD: Quần thể thông Đà Lạt, cọ Phú Thọ, voi Châu Phi...
VD; Quần xã ao, quần xã rừng Cúc Phương...
VD: Thực vật phát triển " sâu ăn thực vật tăng " chim ăn sâu tăng " sâu ăn thực vật giảm.
VD: Hệ sih thái rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, biển, thảo nguyên...
Rau " Sâu " Chim ăn sâu " Đại bàng " VSV.
Bảng 63.5- Các đặc trưng của quần thể
Các đặc trưng
Nội dung cơ bản
Ý nghĩa sinh thái
Tỉ lệ đực/ cái
- Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực: cái là 1:1
- Cho thấy tiềm năn sinh sản của quần thể
Thành phần nhóm tuổi
Quần thể gồm các nhóm tuổi:
- Nhóm tuổi trước sinh sản
- Nhóm tuổi sinh sản
- Nhóm sau sinh sản
- Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể
- Quyết định mức sinh sản của quần thể
- Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
Mật độ quần thể
- Là số lượng sinh vật trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể và ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể.
Bảng 63.6 – Các dấu hiệu điển hình của quần xã (Bảng 49 SGK).
Đặc điểm
Các chỉ số
Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã
Độ đa dạng
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Độ nhiều
Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
Độ thường gặp
Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
Thành phần loài trong quần xã
Loài ưu thế
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưng
Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
4. Củng cố: 3’
- GV nhắc lại các nội dung chính của tiết ôn tập.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- Kiểm tra tập của một số học sinh.
6. Dặn dò: 1’
- Học bài và hoàn thành các bảng trong SGK.
- Xem trước các câu hỏi trang 190 SGK..
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ngày soạn: 02/ 05/ 2011
Ngày dạy: 04/ 05/ 2011
Tuần: 35
Tiết PPCT: 70
Bài 63	ÔN TẬP PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
2. Kĩ năng
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc.
II. Phương pháp
Thảo luận nhóm.
Giải quyết vần đề.
III. Phương tiện dạy - học
- Hệ thống câu hỏi, đáp án trên bảng phụ.
IV. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định: 1’
- Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không có.
3. Bài mới: 35’
- Mở bài: 2’
Phần Sinh vật và môi trường có những nội dung chính gì? Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục củng cố, khắc sâu các kiến thức của phần này.
- Phát triển bài: 33’
Hoạt động : Trả lời các câu hỏi ôn tập
Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi trang 190 SGK.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
33’
- GV cho HS nghiên cứu các câu hỏi ở SGK trang 190, thảo luận nhóm để trả lời:
1. Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không?
2. Nêu những đặc điểm khác bệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài.
3. Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở điểm nào? Nêu ý nghĩa của tháp dân số.
4. Quần xã và quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào?
5. Trình bày những tác động tích cực và tiêu cực của con người đối với môi trường.
6. Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do họat động của con người gây ra? Nêu những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
7. Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lý?
8. Vì sao cần bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái.
9. Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam.
- Các nhóm nghiên cứu câu hỏi, thảo luận để trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Câu hỏi ôn tập
4. Củng cố: 3’
- GV nhắc lại các nội dung chính của tiết ôn tập.
5. Kiểm tra đánh giá: 5’
- Kiểm tra tập của một số học sinh.
6. Dặn dò: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị thi học kì II.
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy
________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH HOC 9.doc