Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cát Văn

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cát Văn

I- Kiên thức

-HS nêu được mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học

-Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen

-Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học

 II- Kỹ năng

- Tiếp tục phát triển kỹ năng so sánh, phân tích

B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 

doc 47 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1037Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cát Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn:15/ 8/2010 
Tuần1 
Tiết 1 
Chương I: Các thí nghiệm của men đen
Men đen và di truyền học
 A- Mục tiêu
I- Kiên thức
-HS nêu được mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học
-Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen
-Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học
	 II- Kỹ năng
Tiếp tục phát triển kỹ năng so sánh, phân tích 
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Tranh phóng to hình H.1.2 SGK
C- Hoạt động dạy học
 I- Bài mới
* Mở bài:Grêgo Men đen(1822-1884) là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền học
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Di truyền học:
Gv: Yêu cầu học sinh làm bài tập mục I(tr5) Liên hệ bản thân mình có những điểm giống và khác bố mẹ?
+Giống bố, mẹ là hiện tượng di truỳênhiện tượng di truyền là gì?
+Khác bố mẹ là hiện tượng biến dị Biến dị là gì?
+Thế nào là di truyền, biến dị ? 
+Nêu mối quan hệ giữa di truyền, biến dị ? Vậy di truyền và biến dị là hai hiện tượng phát sinh từ đâu?
- Nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học?
(ngành di truyền học giải thích nguyên nhân và các biện pháp khắc phục nhiều loại bệnh tật di truyền) 
Hs trình bày những đặc điểm của bản thân giống và khác bố mẹ về chiều cao, màu mắtvà nêu được :
*KL:
-Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các cá thế hệ con cháu 
-Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết 
- Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản 
*Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất , cơ chế , tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị
Hoạt động 2
II- Men đen người đặt nền móng cho di truyền học 
Gv:Phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo của Men đen là gì? vì sao TN của Men đen thành công?
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2, nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai
+ Tại sao ông chọn đậu Hà lan là đối tượng nghiên cứu? 
HS: đọc mục em có biết
Hs quan sát và phân tích hình 1.2. HS đọc kĩ thông tin SGK.nêu được: sự tương phản của từng cặp tính trạng ,trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp thống kê, phân tích các thế hệ lai để tìm ra các qui luật di truyền.
HS: Một vài học sinh phát biểu, lớp bổ xung
*KL: Phương pháp phân tích các thế hệ lai(Sgk)
Hoạt động 3
III- Một số thuật ngữ cơ bản của di truyền học:
Gv: hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ
GV yêu cầu HS lấy VD minh hoạ cho từng thuật ngữ
GV giới thiệu một số kí hiệu
VD: P: mẹ bố
*chú ý: Khi hình thành các khái niệm nên nhắc lại kiến thức về thụ tinh ở lớp 8 rồi hình thành luôn các sơ đồ lai (Hãy sử dụng các kí hiệu trên để viết sơ đồ lai giữa 2 giống đậu hà lan có thân thấp lai với cây thân cao được cơ thể lai F1 toàn thân cao.)
a/ Thuật ngữ:
H S thu nhận thông tin nghi nhớ kiến thức .
 -Tính trạng.
-Cặp tính trạng tương phản.
-Nhân tố di truyền
-Giống(dòng) thuần chủng SGK(tr.6)
b/ Kí hiệu :
P:Cặp bố mẹ xuất phát.
X:Kí hiệu phép lai.
G: giao tử +Giao tử đực (cơ thể đực)
 + Giao tử cái( cơ thể cái)
F: Thế hệ con
 II/ Củng cố:
1/Hãy lấy các VD về các cặp TT ở người để minh hoạ cho khái niệm “ cặp tính trạng tương phản”
2/Nội dung cơ bản của phương pháp lai phân tíchcác thế hệ lai của Men Den gồm những điểm nào?
 III/ Hướng dẫn về nhà:
Đọc bài tiếp theo +học thuộc bài
 Soạn: 15/08/2010
Tuần 1
Tiết 2
Bài 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
A- Mục tiêu
I- Kiên thức
-HS Trình bày và phân tích đươc thí nghiệm lai một cặp tính trạng của men Đen
-Hiểu và nghi nhớ khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp .
-Hiểu và phát biểu được định luật phân li.
-Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của men đen
	II- Kỹ năng
-Tiếp tục phát triển kỹ năng phân tích kênh hình
-Rèn kĩ năng phân tích số liệu
B- Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh phóng to hình H.1.2 SGK
C- Hoạt động dạy học
 I- Bài mới
* Mở bài: GV cho HS trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của MenĐen
Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Thí nghiệm của MĐ:
Gv: Hướng dẫn HS quan sát hình 2.1 trình bàyTN của MĐ:
GV yêu cầu HS nhận xét kết quả thống kê ở bảng 2:
+Nhận xét kiểu hình ở F1 ?
+Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp?
+Kiểu hình ở F1 và F2 có gì khác nhau? Các nhân tố di truyền có hòa lẫn vào nhau không? vì sao?
-GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ(tr 9 ) đó chính là kết luận về nội dung thí nghiệm.
-GVy/c HS nhắc lại kết quả thí nghiệm
Gv: Nhấn mạnh về sự thay đổi 
giống làm mẹ thì kết quả không thay đổi vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ.
GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm : Kiếu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn.
a/ Thí nghiệm :
-Hs quan sát tranh nghi nhớ cách tiến hành
-kiểu hình F1 đồng tính mang tính trạng trội(của bố hoặc của mẹ)
-Tỉ lệ kiểu hình ở F2 (từ kết quả TN rút ra tỉ lệ 3trội : 1lặn đối với các cặp tính trạng)
- F2 xuất hiện các tính trạng lặn, các tính trạng không hòa lẫn vào nhau.
HS : chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
b/ Kết luận:
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội :1 lặn
c/ Các khái niệm:
-Kiểu hình : Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
-Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1 
-Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 Mới được biểu hiện.
-HS lên viết sơ đồ lai như (SGK) rồi trả lời theo nội dung câu hỏi:
Hoạt động 2
II- Men đen giải thích kết quả thí nghiệm:
GV giới thiệu thông tin phần đầu mục II SGK và giới thiệu tranh (sơ đồ hình 2.3 SGK) từ P đến F1 hỏi:
+Tỉ lệ các loại giao tử của F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2?
+Tại sao F1 đồng tính, F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng? 
+Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?
GV gợi ý và có thể giải thích như sau:
.Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền qui định(gen).
.trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của của cặp nhân tố di truyền (p/l cặp gen)
.các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh (Các giao tử tổ hợp thành hợp tử).
-Nếu P không thuần chủng có thu được kết quả trên không?
HS quan sát h 2.3 thảo luận nhóm xác định được :
+G F1 : 1A :1a ( mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố DT Aa đã phân li khỏi nhau trong quá trình phát sinh giao tử)
+Hợp tử F2 có tỉ lệ: 1AA : 2A a :1aa
Vì trong hợp tử Aa, nhân tố di truyền trội A đã lấn át hoàn toàn nhõn tố di truyền lặn a
HS giải thích kết quả TN theo MĐ:
*Giải thích:
*Nội dung của qui luật: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
-k/n:Gen là 1 đoạn phân tử axitnuclêic mang thông tin qui định cấu trúc của 1 chuỗi pôlipeptit nào đó.
	 II/ Củng cố:
1/Trình bày TN lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả TN theo MĐ?
2/Phân biệt tính trạng trội tính trạng lặn cho VD?
 III/ Hướng dẫn về nhà:
-Đọc bài tiếp theo 
-Học thuộc bài trả lời câu hỏi SGK 
 Soạn: 22 /8/2010
Tuần 2
Tiết 3
Bài 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG ( tiếp theo )
A- MỤC TIấU
I- Kiên thức
-HS Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích .
-Giải thích được vì sao qui luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định .
-Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li đối với lĩnh vực SX
-Hiểu và phân tích được di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn 	 
 II- Kỹ năng
-Tiếp tục phát triển tư duy lí luận phân tích so sánh.
-Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
-Rèn kĩ năng viết sơ đồ lai
B- ĐỒ DUNG DẠY HỌC
Giáo viên: Tranh phóng to lai phân tích + tranh phóng to h 3 SGK
C- HOẠT ĐỌNG DẠY HỌC
 I- Kiểm tra bài cũ:
1/ Phát biểu nội dung qui kuật phân li?
2/ Một số HS làm bài tập số 4 trên bảng.
II/ Bài mới:
* Mở bài: 2 học sinh lên bảng viết 3 sơ đồ lai: 1 bài tập 4(T-10), 2 sơ đồ của phép lai phân tích( chú ý cách ghi bảng để sử dụng cho bài mới)
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
Từ VD trên GV đưa thêm thông tin để HS phân biệt một số khái niệm: thể đồng hợp, thể dị hợp
GV: hai kiểu gen nhưng lại có chung một kiểu hình, có cách nào phân biệt từng kiểu gen trên?
GV giới thiệu về phép lai – hỏi:
+Em hãy nhận xét kết quả của 2 phép lai trên? và giải thích vì sao cùng một kiểu hình trội lại cho ra 2 kết quả trên?
+Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? Dựa trên cơ sở khoa học nào để xác định được điều đó?
HS làm bài tập điền từ 
1:Trội 2 :kiểu gen 3: Lặn 4: Đồng hơp. 5: Dị hợp
+ Vậy phép lai phân tích là gì?
a/ Một số khái niệm:
-Kiểu gen : Là tổ hợp toàn hợp các gen trong tế bào của cơ thể 
-Thể đồng hợp : Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.
-Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.
b/Lai phân tích:	
HS căn cứ vào hai sơ đồ lai thảo luận và nêu được:
+Nếu đời con là đồng tính tức chỉ có 1 kiểu hình thì cơ thể mang TT trội chỉ cho ra 1 loại giao tử: nó phải có kiểu gen đồng hợp AA
+Nếu đời con phân tính thì cơ thể mang TT trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1, nó dị hợp tử.
+ đem lai với cá thể mang tính trạng lặn
HS lần lượt điền các cụm từ theo thứ tự 
*KL: SGK(T-11)
Hoạt động 2
II- ý nghĩa của tương quan trội lặn :
Gvy/c HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận. 
-GV Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên 
+Xác định tính trạng trội lặn nhằm mục đích gì?
+Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất ?
 +Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?
Tự thu nhận thông tin và xử lí thông tinthảo luận nhóm, thống nhất đáp án
đại diện nhóm trình bày ý kiến nhóm khác bổ xung:
-Trong tự nhiên mối tương quan trội lặn là phổ biến vì kiêủ gen chịu sự ảnh hưởng của môi trường.
-Tính trạng trội thường là tính trạng tốt Cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen quí vào 1kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế
-Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
HS: xác định được cần sử dụng phép lai phân tích (nêu nội dung phương pháp)
 Hoạt động 3
III/Trôị không hoàn toàn
GV y/c HS quan sát hình 3, nghiên cưú thông tin SGK Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1 , F2 giữa trội không hòan toàn với thí nghiệm của MĐ?
+ Vì sao có hiện tượng trội không hoàn toàn?
GV y/c HS làm bài tập điền từ .
+Em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn ?
HS tự thu nhận thông tin ,kết hợp quan sát hình xác định được kiểu hình của trội không hoàn toàn :
F1: Tính trạng trung gian 
F2: 1 trội : 2 trung gian :1 lặn:
HS: Điền được các cum từ 1:”Tính trạng trung gian” 2 : “1 :2 :1”.
-Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình củaF1 biểu hiện TT trung gian giữa bốvà mẹ, còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1
 III/ ... laza
- ARN có số lượng, thành phần và trật các đơn phân giống mạch bổ sung của gen 
Hs ghi nhớ kiến thức
*Kết luận:
- Quá trình tổng hợp ARN( SGK)
+ Gen tháo xoắn tách dần thành 2 mạch đơn
+ Các Nucleotit ở mạch khuôn liên kết với nucleotit tự do theo NTBS
+ Khi tổng hợp song ARN tách khỏi gen đi ra chất tế bào
-Kết quả: Mỗi lần tổng hợp trên khuôn mẫu của gen sẽ tạo ra 1 phân ARN giống với mạch bổ xung của gen
hs thảo luận thống nhất câu trả lời:
-Nguyên tắc tổng hợp:
+ Khuôn mẫu dựa trên 1 mạch đơn của gen.
+ Bổ sung: A- U, T- A, X- G, G- X
-ý nghĩa: Sự tổng hợp ARN là cơ sở đảm bảo cho gen thực hiẹn được công việc tổng hợp P ở tế bào chất
 IV- Kiểm tra
-	Học sinh trả lời câu hỏi 1,2 3 SGK
V- Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo nội dung SGK
- Trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “em có biết”
Soạn: 10/10/2010
Tuần 9:
 Tiết 18: 
	Bài 18: 	Prôtein
 A- Mục tiêu
I- Kiên thức
	- Hs nêu được thành phần hóa học của Protein, phân tích được đặc thù và đa dạng của nó
	- Mô tả được các bậc cấu trúc cảu P và hiểu được vai trò của nó
	- Trình bày được chức năng của P
	II- Kỹ năng
Phát triển kĩ năng qs và phân tích kênh hình
Rèn tư duy phân tích, hệ thống hoá kiến thức
B- Chuẩn bị
 Tranh phóng to hình 18 SGK
C- Hoạt động dạy học
 I- Kiểm tra bài cũ
1) Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN?
2) 1 hs lên làm BT số 3 và 1 hs khác lên làm BT số 4
 II- Bài mới
	* Mở bài: P đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ cấu trúc và họt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Cấu trúc của Protein
Gv yêu cầu hs nghiên cứu TT trả lời câu hỏi:
+ Nêu thành phần hóa học và cấu tạo của P?
+Về mặt cấu trúc, P và AND, ARN giống nhau căn bản ở điểm nào?
GV yêu cầu hs thảo luận:
+ Tính đặc thù của P được thể hiện ntn?
+ Yếu tố nào xác định sự đa dạng của Prôtein?
+ Vì sao P có tính đa dạng đặc thù?
Gv yêu cầu hs qs hình 18, thông báo tính đa dạng và đặc thù còn biểu hiện ở cấu trúc không gian.
+ Gv: tính đặc thù của P được thể hiện thông qua cấu trúc không gian ntn?
Hs sử dụng TT SGK để trả lời:
- P là hợp chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O, N.
- P là đại phân tử được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các axitamin
hs các nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời
+ Tính đặc thù: Thể hiện ở số lượng, thành phần và trình tự các axitamin
+ Sự đa dạng so sánh sắp sếp khác nhau của 20 loại axitamin khác nhau
hs kết luận:
- P có tính đa dạng đặc thù do thành phần số lượng và trình tự các axitamin.ngoài ra còn cấu trúc không gian
Hs quan sát hình đối chiếu các bậc ghi nhớ kiến thức
- Các bậc cấu trúc:
+ Cấu trúc bậc 1: là chuỗi axitamin có trình tự xác định.Tạo ra tính đặc thùcủa P
+ Cấu trúc bậc 2: là chuỗi axitamin tạo vòng xoắn lò so
+ Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưngcho từng loại P.
+ Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi axitamin kết hợp với nhau
Hoạt động 2
II. Chức năng của prôtêin
Gv đàm thoại với HS về 3 chức năng của P:
+Vì sao nói P quyết định các tính trạng 
Gv phân tích thêm:
+ Là thành phần tạo nên kháng thể
+ P phân giải cung cấp năng lượng
+ Truyền xung TK
gv yêu cầu hs trả lời 3 câu hỏi mục 6tr. 55
+ Vì sao P dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc tốt?
+Cấu trúc bậc 3,4 là cấu trúc thực hiện các chức năng chủ yếu của P?
+ Nêu vai trò của 1 số enzim đối với sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày?
+ Giải thích nguyên nhân của bệnh tiểu đường?
*Tóm lại chức năng P là gì?
Hs nghe giảng kết hợp đọc TT ghi nhớ kiến thức
a) Chức năng cấu trúc
- Là thành phần quan trọng xây dựng chất tế bào, các bào quan và màng sinh chất hình thành đặc điểm của mô, cơ quan, cơ thể.
b) Vai trò súc tác các quá trình trao đổi chất: bản chất caum là P, tham gia các phản ứng sinh hoá
c) Vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất.
Các hocmon phần lớn là P điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể
Hs vận dụng kiến thức để trả lời:
+ Vì các vòng xoắn dạng sợi, bện lại kiểu dây thừng chịu lực khoẻ.P hình cầu giữ chức năng điều khiển, điều hòa
+ Các loại enzim
 amilza
tinh bột đường
 Pepsin
Protein Protein chuỗi ngắn
+ Do tăng, giảm tỉ lệ bất thường của insulin tăng lượng đường trong máu
*Kết luận:
P đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến hoạt động sống của tế bào biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
 IV- Củng cố	
	- Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của Prôtein?
 V- Hướng dẫn về nhà
	- Trả lời câu hỏi và BT SGK + Ôn lại ADN và ARN
Soạn:15/10/2010
Tuần 10:
Tiết 19: 
	Bài 19: 	Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
 A- Mục tiêu
I- Kiên thức
	- Hs hiểu được mối quan hệ giữa ADN và P thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi axamin
	- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ
	- Gen (1 đoạn ADN) mARN Protein tính trạng
	II- Kỹ năng
Phát triển kĩ năng qs và phân tích kênh hình
Rèn tư duy phân tích, hệ thống hoá kiến thức
B- Chuẩn bị
Giáo viên: Tranh phóng to hình 19.1, 19.2, 19.3 SGK
C- Hoạt động dạy học
I- ổn định tổ chức lớp
 II- Kiểm tra bài cũ
1) Tính đa dạng và tính đặc thù của Protein do những yếu tố nào xác định?
2) 1 hs lên làm BT số 3 và 1 hs khác lên làm BT số 4
 III- Bài mới
	* Mở bài: Như chúng ta đã biết vai trò của ADN là tổng hợp Protein. Vậy qúa trình tổng hợp P diễn ra ntn? Ta đi vào bài mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Mối quan hệ giữa ARN và Protein
Gv yêu cầu hs nghiên cứu TT mục I SGK cho biết giữa gen và Protein có quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào? Vai trào của dạng trung gian đó?
Gv chốt kiến thức
Gv yêu cầu hs qs hình 19.1 thảo luận.
+ Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi axitamin?
+ Các loại Nucleotit ở mARN, tARN liên kết với nhau?
+ Tương quan về số lượng giữa axitamin và nucleotit của mARN khi ở trong riboxom?
Gv hoàn thiện kiến thức
+ Trình bày quá trình hình thành chuỗi axitamin?
Gv phân tích kĩ cho hs:
+ Số lượng, thành phần trình tự các axitamin tạo nên tính đặc trưng cho mỗi loại P
+ Sự tạo thành chuỗi axitamin dựa trên khuôn mẫu là ARN ADN mang thông tin di truyền qui định cấu trúc của P mà P qui định tính trạng của cơ thể.
nguyên tắc tổng hợp P dựa trên những nguyên tắc nào?
Hs tự thu nhận và sử lí TT qs hình vẽ 19.3 đọc thông tin, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
+ Dạng trung gian: mARN
+ Vai trò: màng TT tổng hợp Protein
*Kết luận:
- mARN là dạng trung gian có vai trò truyền đạt TT về cấu trúc của P sắp đưcợ tổng hợp từ nhân ra chất tế bào
hs thảo luận nhóm, đại diện nhóm phát biểu, nêu được:
+ Thành phần tham gia: mARN, tARN, rARN.
+ Các loại Nucleotit liên kết theo nguyên tắc bổ sung : A- U, G- X.
+ Tương quan 
3 nucleotit 1axitamin
hs bổ sung và ghi bảng
1 hs trình bày trên sơ đồ, lớp nhận xét, bổ sung.
*Kết luận: 
+sự hình thành chuỗi axitamin
 - mARN rời khỏi nhân đến riboxom để tổng hơpk P
 - Các tARN mang axitamin vào riboxom khớp với mARN theo NTBS đặt axitamin vào đúng vị trí
 - Khi riboxom dịch một nấc trên mARN 1 axitamin được nối tiếp.
 - Khi ribôxom dịch chuyển hết chiều dài của mARN chuỗi axitamin được tổng hợp xong.
+Nguyên tắc tổng hợp P
 -Khuôn mẫu (mARN)
 -Bổ sung ( A- U, G- X)
Hoạt động 2
II- Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Gv yêu cầu hs qs hình 19.2 giải thích:
+ Mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2, 3?
Gv yêu cầu hs nghiên cứu TT SGK tr.58
+ Nêu bản chất mối quan hệ trong sơ đồ?
GV gọi1HS lên trình bày bản chất mối liên hệ gen, tính trạng.
Gv cho hs đọc kết luận SGK
-Mối liên hệ:
+ ADN là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axitamin ( cấu trúc bậc 1 của P)
+ P tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào biểu hiện thành tính trạng
Hoặc có thể cho HS hoàn thành sơ đồ:
GenmARNPrôtêinTính trạng
-Bản chất mối quan hệ gen – tính trạng:
Trình tự các Nucleotit trong ADN qui định trình tự các nucleotit trong ARN, qua đó qui định trình tự các axitamin của phân tử P, P tahm gia các hoạt động của tế bào biểu hiện thành tính trạng
	IV- Kiểm tra, đánh giá
-Trình bày sự hình thành chuỗi axitamin trên sơ đồ?
-Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng?
V- Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK+ Ôn lại cấu trúc không gian cảu ADN
Soạn:16/10/2010
Tuần 10:
Tiết 20
 Bài 20: Thực hành
Quan sát và lắp mô hình ADN
 A- Mục tiêu
I- Kiên thức
	- Củng cố lại kiến thức về cấu trúc không gian của ADN
 II- Kỹ năng
-Phát triển kĩ năng qs và phân tích kênh hình
-Rèn thao tác lắp ráp mô hình ADN
B- Chuẩn bị
- Mô hình phân tử ADN
- Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN tháo rời
C- Hoạt động dạy học
I- ổn định tổ chức lớp
Sĩ số: Vắng: 
II- Kiểm tra bài cũ
1) Mô tả cấu trúc không gian của ADN
III- Thực hành
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
Gv hướng dẫn hs qs mô hình cấu trúc phân tử ADN thảo luận:
+ Vị trí tương đối của 2 mạch nucleotit
+ Chiều xoắn của 2 mạch?
+ Nêu đường kính và chiều cao của vòng xoắn?
+ Các loại nucleotit nào l/k với nhau thành từng cặp?
+ Gv gọi hs lên trình bày trên mô hình
Hs qs kĩ mô hình, vận dụng kiến thức đã học để nêu được:
+ ADN gồm 2 mạch song song, xoắn phải
+ Từ trái sang phải
+ Đường kính 200, cao 34A0
+ 10 cặp/ 1 chu kì
+ Các nucleotit l/k với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A-T, G- X.
hs khác nhận xét bổ xung
Hoạt động 2
II- Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
Gv hướng dẫn hs cách lắp ráp mô hình:
Bước 1: theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống.
Lưu ý: lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí
Bước 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nucleotit theo nguyên tắc bổ sung với đoạn 1
Bước 3: Kiểm tra tổng thể 2 mạch sao cho số nucleotit trong 1 chu kì là 10, nguyên tắc bổ sung đã đúng chưa?
Gv cử đại diện đánh giá chéo kết quả lắp mô hình
Gv hướng dẫn hs cách viết bảng tường trình giờ thực hành
+ Cách lắp mạch ADN
+ Yêu cầu về cấu trúc mạch ADN
Hs nghe hướng dẫn của giáo viên
Hs các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn, sau khi lắp song các nhóm kiểm tra ra trao tổng thể ( hoặc các nhóm kiểm tra cho nhau)
+ Chiều xoắn 2 mạch
+ Số cặp Nu / 1 chu kì
+ Sự liên kết theo NTBS
IV- Kiểm tra đánh giá
Gv nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành
Gv căn cứ vào phần trình bày của hs và kết quả lắp ráp mô hình ADN để cho điểm
V- Hướng dẫn về nhà
Ôn tập theo nội dung câu hỏi:
So sánh sự khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân
So sánh sự khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái?
So sánh sự khác nhau giữa NST thường và nhiễm sắc thể giới tính?
So sánh sự khác nhau giữa kết quả lai phân tích trong hai trường hợp di truyền độc lập với di truyền liên kết đối với 2 cặp gen xác định hai cặp tính trạng tương phản?
Bài tập chương 1 và học thuộc phần đóng khung câu hỏi cuối bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sh 9 2 Cot.doc