Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 10 - Tiết 19: Bài: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 10 - Tiết 19: Bài: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:

- Giúp hs hiểu được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi aa. Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: Gen ( 1đoạn ADN)  mARN  prôtêin  tính trạng.

- Phát triển cho hs kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, rèn luyện tư duy phân tích, hệ thống hoá kiến thức.

- Giáo dục cho hs ý thức nghiên cứu khoa học.

C. Chuẩn bị:

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Cù Chính Lan - Tuần 10 - Tiết 19: Bài: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10
Ngày soạn:
17
/
10
/
2010
Tiết : 19
Ngày dạy
18
/
10
/
2010
Bài: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:
- Giúp hs hiểu được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi aa. Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: Gen ( 1đoạn ADN) " mARN " prôtêin " tính trạng.
- Phát triển cho hs kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, rèn luyện tư duy phân tích, hệ thống hoá kiến thức.
- Giáo dục cho hs ý thức nghiên cứu khoa học.
C. Chuẩn bị: 
1. GV: Tranh hình 19.1, 19.2, 19.3 SGK 
 Mô hình động về sự hình thành chuỗi aa.
2. HS: Nghiên cứu SGK
D. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định: (1’)
 II. Bài cũ:
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: ( 1’) Gen mang thông tin cấu trúc của prôtêin ở trong nhân TB là chủ yếu còn prôtêin chỉ được hình thành ở chất TB. Như vậy, chứng tỏ giữa gen và prôtêin phải có mối quan hệ với nhau thông qua một cấu trúc trung gian nào đó.
 2. Triển khai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung kiến thức 
HĐ1: (20’) 
- GV y/c hs nghiên cứu thông tin đoạn1 sgk và thực hiện lệnh 61 sgk ( T57) .
- HS: + Dạng trung gian: mARN
+ Vai trò: Mang thông tin tổng hợp prôtêin.
- GV chốt lại kiến thức.
- GV y/c hs qs hình 16.1 và thảo luận: 
? Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi aa.( HS: mARN , tARN, ribôxôm.
? Câu hỏi lệnh 62 SGK ( T57)
-HS: + Các loại Nu liên kết theo NTBS: A-U, G-X 
+ Tương quan: 3 Nu " 1aa 
- GV hoàn thiện kiến thức.
? Trình bày quá trình hình thành chuỗi aa.
- GV phân tích:+ Số lượng, TP, trình tự sắp xếp các aa tạo nên tính đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.
+ Sự tạo thành chuỗi aa dựa trên khuôn mẫu ARN.
HĐ 2: ( 16’) 
- GV y/c hs qs hình 19.2, 19.3 " ng/cứu thông tin mục II ( T58) và thực hiện 6sgk .
- GV y/c hs trả lời.
I. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin.
- mARN là dạng trung gian có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra chất TB 
- Sự hình thành chuỗi aa.
+ mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.
+ Các tARN mang aa vào ribôxôm khớp với mARN theo NTBS " đặt aa vào đúng vị trí.
+ Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN " 1aa được nối tiếp.
+ Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN " chuỗi aa được tổng hợp xong.
- Nguyên tắc:+ Khuôn mẫu: Trình tự các Nu trên mARN " trình tự các aa của P.
+ Bổ sung: ( A- U; G-X) 
II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
- Mối liên hệ: ADN là khuôn mẫu để tổng hợp mARN .
+ mARN là khuôn mẫu dể tổng hợp chuỗi aa ( cấu trúc bậc 1 của prôtêin)
+ Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của TB " biểu hiện thành tính trạng.
- Bản chất mối quan hệ gen- tính trạng: Trình tự các Nu trong ADN qui định trình tự các Nu trong ARN , qua đó qui định trình tự các aa của prôtêin.P tham gia vào các hoạt động của TB " biểu hiện thành tính trạng.
3. Kết luận chung, tóm tắt(1’) Gọi hs đọc kết luận sgk 
 IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’)
? Trình bày sự hình thành chuỗi aa trên sơ đồ.
? Nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
 V. Dặn dò: (1 ‘)
- Học bài cũ và trả lời câu hỏi sgk.
- Ôn lại cấu trúc không gian của ADN, tiết sau thực hành.
g b ò a e
Tuần:10
Ngày soạn:
17
/
10
/
2010
Tiết : 20
Ngày dạy
20
/
10
/
2010
Bài : Thực hành
 QUAN SÁT VÀ LẮP RÁP MÔ HÌNH ADN
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:
- Giúp hs củng cố lại kiến thức về cấu trúc không gian của ADN.
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN và thao tác lắp ráp mô hình ADN.
- Giáo dục cho hs ý thức cẩn thận, say mê nghiên cứu.
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Mô hình phân tử ADN, đĩa CD, băng hình về cấu trúc, cơ chế tự sao, cơ chế tổng hợp ARN, cơ chế tổng hợp prôtêin ( nếu có) 
2. HS: Kiến thức cấu trúc không gian của ADN.
C. Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định: (1’)
 II.Bài cũ: (5’) Mô tả cấu trúc không gian của ADN ?
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
 2. Triển khai bài:
Hoạt động thầy trò
Nội dung kiến thức 
HĐ 1: (10’) 
- GV hướng dẫn qs mô hình ptử ADN, thảo luận: ? Vị trí tương đối của 2 mạch Nu. Chiều xoắn của 2 mạch.( HS: ADN gồm 2 mạch //, xoắn phải)
? Đường kính vòng xoắn. chiều cao vòng xoắn. Số cặp Nu trong 1 chu kì xoắn.( hs: Đường kính 20A0, chiều cao 34A0, gồm 10 cặp Nu ( 1 chu kì xoắn) 
? Các loại Nu nào liên kết với nhau thành cặp.( hs: Các Nu liên kết thành cặp theo NTBS: A-T, G-X)
- GV gọi 1 hs lên trình bày trên mô hình. (hs: chỉ trên mô hình: đếm số cặp, chỉ rõ loại Nu nào liên kết với nhau) 
- GV HD hs chiếu mô hình ADN lên màn hình " y/c hs so sánh hình này với hình 15 sgk.
- HS: 1 vài hs dùng nguồn sáng phóng hình chiếu của mô hình ADN lên 1 màn hình như hướng dẫn.
- HS qs hình, đối chiếu hình 15 " rút ra nhận xét.
HĐ 2: ( 23’)
- GV HD cách lắp ráp mô hình.
+ Lắp mạch 1: Theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh xuống.
- Chú ý: Lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí, đảm bảo khoảng cách với trục giữa.
+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang Nu theo NTBS với đoạn 1.
- GV kiểm tra tổng thể 2 mạch.
- GV y/c các nhóm cử đại diện, đánh giá chéo kết quả lắp mô hình.
- GV lưu ý: ( Nếu có đk) cho hs xem băng hình hoặc đĩa CD về 1 trong các nội dung: cấu trúc ADN, cơ chế tự sao, cơ chế tổng hợp ADN, cơ chế tổng hợp prôtêin.
I.Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
1. Quan sát mô hình.
2. Chiếu mô hình ADN.
II. Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN.
- Tổng thể 2 mạch trên mô hình:
+ Chiều xoắn 2 mạch
+ Số cặp của mỗi chu kì xoắn
+ Sự liên kết theo NTBS.
 IV. Kiểm tra, đánh giá: (5’)
- GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành.
- GV căn cứ vào phần trình bày của hs và kết quả lắp ráp mô hình ADN để cho điểm.
 V. Dặn dò: (1’) 
- Vẽ hình 15 SGK vào vở.
- Ôn tập 3 chương: 1, 2, 3 
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
g b ò a e

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc