Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 24 - Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 24 - Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

a. Về kiến thức: Giúp học sinh trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp nhiễm sắc thể, cơ chế hình thành thể đa bội (2n +1) và thể (2n- 1). Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng của từng cặp nhiễm sắc thể.

b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

c. Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1099Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 24 - Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23.11.09 Ngày giảng:
Dạy lớp 9G: 26.11.09 
TIẾT 24 - Bài 23:
 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp nhiễm sắc thể, cơ chế hình thành thể đa bội (2n +1) và thể (2n- 1). Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng của từng cặp nhiễm sắc thể.
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
Tranh vẽ phóng to các hình 23.1 đến 23.2.
Bảng phụ bảng, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới
3. Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 
9G:
a. Kiểm tra bài cũ:(5’ - kiểm tra miệng)
?HSTB: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Có mấy dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Nêu nguyên nhân và tính chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
Khái niệm (3 điểm): 
Là những đột biến trong cấu trúc nhiễm sắc thể
Dạng đột biến cấu trúc (2 điểm): 
gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn,
Nguyên nhân (3 điểm):
Do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của cơ thể tới NST , trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vật lý và hóa học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.
Tính chất (2 điểm):
Đột biến cấu trúc NST thường có hại nhưng cũng có trường hợp có lợi.
Đặt vấn đề vào bài mới:
Þ Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN. Dưới tác động của các nhân tố môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể, nhiễm sắc thể không những có sự đột biến về cấu trúc mà chúng còn có sự đột biến về số lượng nhiễm sắc thể. 
Þ Vậy đột biến về số lượng nhiễm sắc thể thường có những dạng nào? Cơ chế phát sinh những đột biến đó là gì? 
Þ Tất cả các vấn đề đó ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài hôm nay:
TIẾT 24 - Bài 23 : ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ.
Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
TB
Chuyển:Trước khi xét các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể, ta tìm hiểu khái niệm đột biến số lượng nhiễm sắc thể: 
HS nghiên cứu thông tin sau đầu bài trang 67
Từ thông tin, em hiểu như thế nào là đột biến về số lượng nhiễm sắc thể?
- Là sự đột biến về số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể nào đó hoặc ở tất cả bộ nhiễm sắc thể.
® Vậy có những dạng đột biến nhiễm sắc thể nào? Ta lần lượt xét:	
Khái niệm đột biến số lượng nhiễm sắc thể:
Là sự đột biến về số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể nào đó hoặc ở tất cả bộ nhiễm sắc thể.
 Thể dị bội : (20’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về hiện tượng dị bội thể
Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm và cơ chế hình thành thể dị bội
Thực hiện: Hoạt động nhóm và độc lập
TB
KG
TB
KG
NH
NH
TB
TB
KG
TB
TB
Hs nghiên cứu thông tin mục I trang 67
Em có nhận xét gì về đặc điểm và số lượng nhiễm sắc thể ở các đại diện cà độc dược, lúa, cà chua?
Chúng đều là cây lưỡng bội có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là 2n = 24 ® n = 12 nên cả ba loài trên đều có 12 cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
Ngoài số lượng nhiễm sắc thể 2n = 24, ở các đại diện trên ta còn gặp trường hợp nào khác?
Người ta đã phát hiện những cây cà độc dược, cà chua, lúa có 25 NST (2n+ 1) do có một NST bổ sung vào bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. 
Ngược lại, cũng có trường hợp chỉ có 23 nhiễm sắc thể (2n -1) do một cặp NST nào đó chỉ còn một nhiễm sắc thể. 
Cũng có trường hợp mất một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, còn 22 nhiễm sắc thể (2n-2)
Vậy so với 2n = 24 thì các trường hợp kể trên có số lượng nhiễm sắc thể thay đổi như thế nào?
25 = 2n + 1
23 = 2n - 1
22 = 2n – 2
→ 2n + 1; 2n – 1; 2n – 2 được gọi là thể dị bội
Vậy từ kiến thức đã khai thác kết hợp với thông tin đã nghiên cứu: một em hãy nêu khái niệm về thể dị bội?
Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng
Mỗi đại diện nêu trên bao gồm cà độc dược, lúa, cà chua đều có 2n = 24 → n = 12. Vậy mỗi đại diện đều có 12 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Để tìm hiểu về sự khác nhau giữa các cặp NST của đại diện là cà độc dược mời cả lớp quan sát tranh vẽ sau:
GV treo tranh vẽ hình 23.1
Đây là tranh vẽ mô tả quả của cây bình thường và của các thể dị bội ỏ cây cà độc dược.
Trong đó 
I: Quả của cây bình thường 
Từ II đến XIII: Quả của 12 kiểu cây dị bội khác nhau đều có 2n + 1. 12 kiểu dị bội (2n + 1) ứng với 12 cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Trên cơ sở quan sát và nghiên cứu thông tin, cả lớp hoạt động nhóm. Mỗi tổ là một nhóm, nhóm của tổ trưởng điều hành hoạt động của nhóm, thư ký ghi chép kết quả thảo luận.
Các nhóm dựa vào thông tin mục I và tranh vẽ hình 23.1: Cho các thông tin cho sẵn sau: 
Kích thước bình thường
Kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn
Gai dài hơn hoặc ngắn hơn
Gai bình thường
Dạng bầu dục
Dạng tròn hoặc bầu dục
Lựa chọn các thông tin trên để điền vào bảng sau sao cho phù hợp
Đặc điểm phân biệt
Quả của cây bình thường (cây lưỡng bội có 2n=24NST)
Quả của cây dị bội (cây dị bội có (2n+1) NST
Kích thước
Kích thước bình thường
Kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn
Hình dạng
Dạng bầu dục
Dạng tròn hoặc bầu dục
Độ dài của gai
Gai bình thường
Gai dài hơn hoặc ngắn hơn
GV dành thời gian cho các nhóm thảo luận
Gọi nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh
GVchỉ trên tranh nhận xét
Từ bảng đã hoàn thành em hãy nêu đặc điểm của quả ở cây bình thường có 2n NST = 24
Quả ở cây bình thường có 2n NST = 24 thường có dạng quả bầu dục, kích thước bình thường, gai bình thường.
Nêu đặc điểm quả của những cây ở thể dị bội có 2n + 1 NST = 25 NST?
Quả của những cây có thể dị bội 2n + 1 NST thường lớn hơn hoặc nhỏ hơn,dạng bầu dục hoặc tròn, gai dài hơn hoặc ngắn hơn.
Người ta đã phát hiện những cây cà độc dược, cà chua, lúa có 25 NST (2n+ 1) do có một NST bổ sung vào bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. Trong trường hợp này, một cặp nhiễm sắc thể nào đó thêm nhiễm sắc thể thứ ba: Có thể là: 
1 nhiễm sắc thể bổ sung vào cặp nhiễm sắc thể số II 
1 nhiễm sắc thể bổ sung vào cặp nhiễm sắc thể số III 
1 nhiễm sắc thể bổ sung vào cặp nhiễm sắc thể số IV
1 nhiễm sắc thể bổ sung vào cặp nhiễm sắc thể số V 
1 nhiễm sắc thể bổ sung vào cặp nhiễm sắc thể số VI 
1 nhiễm sắc thể bổ sung vào cặp nhiễm sắc thể số VII 
1 nhiễm sắc thể bổ sung vào cặp nhiễm sắc thể số VIII
1 nhiễm sắc thể bổ sung vào cặp nhiễm sắc thể số IX 
1 nhiễm sắc thể bổ sung vào cặp nhiễm sắc thể số X 
1 nhiễm sắc thể bổ sung vào cặp nhiễm sắc thể số XI
 1 nhiễm sắc thể bổ sung vào cặp nhiễm sắc thể số XII
1 nhiễm sắc thể bổ sung vào cặp nhiễm sắc thể số XIII.
Từ kết quả bảng em cho biết quả của các cây lưỡng bội khác với quả của những cây ở thể dị bội ở những đặc điểm nào?
Khác nhau ở:
Kích thước (lớn hoặc nhỏ hơn)
Độ dài của gai (dài hơn hoặc ngắn hơn)
Hình dạng của quả (bầu dục hoặc tròn)
→ Chính vì sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể có thể xảy ra như đã nêu ở trên, do đó cùng là thể dị bội những ở mỗi kiểu dị bội ở cà độc dược lại mang những đặc điểm khác nhau về hình dạng, kích thước quả và độ dài của gai. 
Vậy thể dị bội có mấy dạng đó là những dạng nào?
Thể (2n+1) NST: thêm một nhiễm sắc thể (gọi là thể ba nhiễm)
Thể (2n-1) NST: mất một nhiễm sắc thể (gọi là thể một nhiễm
Thể (2n-2): mất một cặp nhiễm sắc thể (gọi là thể không nhiễm)
Vậy em hiểu như thế nào là hiện tượng dị bội thể?
Hiện tượng dị bội thể là hiện tượng biến đổi về số lượng của một cặp hoặc một nhiễm sắc thể thuộc một cặp nhiễm sắc thể nào đó.
Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
Các dạng: 
Thể (2n+1) NST: thêm một nhiễm sắc thể (gọi là thể ba nhiễm)
Thể (2n-1) NST: mất một nhiễm sắc thể (gọi là thể một nhiễm
Thể (2n-2): mất một cặp nhiễm sắc thể (Thể không nhiễm)
Hiện tượng dị bội thể là hiện tượng biến đổi về số lượng của một cặp hoặc một nhiễm sắc thể thuộc một cặp nhiễm sắc thể nào đó.
GV
Chuyển: Thể dị bội phát sinh theo cơ chế nào? Ta xét tiếp nội dung thứ hai của bài:
II. Sự phát sinh thể dị bội: (13’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về sự phát sinh thể dị bội
Mục tiêu: HS nắm được có chế phát sinh thể dị bội
Thực hiện: Hoạt động độc lập
TB
TB
TB
KG
KG
TB
TB
GV
TB
HS nghiên cứu thông tin mục II trang 67 kết hợp quan sát tranh vẽ hình 23.2
Đây là tranh vẽ mô tả cơ chế phát sinh các thể dị bội có (2n +1) và (2n -1)NST
Trong đó có: 
Tế bào phát sinh giao tử (mẹ hoặc bố) chứa một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Giao tử 
Hợp tử
Quan sát: quá trình phát sinh giao tử ở tế bào sinh giao tử ở cơ thể mẹ và cơ thể bố có gì khác nhau?
Một tế bào phát sinh giao tử bình thường 
Một tế bào phát sinh giao tử không bình thường 
Cho biết kết quả của quá trình phát sinh giao tử? 
 Một tế bào phát sinh giao tử bình thường cho ra hai giao tử. Mỗi giao tử mang một nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng (n nhiễm sắc thể)
Một tế bào phát sinh giao tử không bình thường (không phân ly nhiễm sắc thể) cho ra hai giao tử: một giao tử chứa cả hai NST trong cặp tương đồng (n + 1 ) nhiễm sắc thể, một giao tử không mang nhiễm sắc thể nào trong cặp tương đồng.
Trong thụ tinh xảy ra sự kết hợp của các loại giao tử đực và cái tạo hợp tử. Em có nhận xét gì về các hợp tử được tạo ra?
Sự kết hợp của giao tử bình thường mang một nhiễm sắc thể (n ) NST với một giao tử không bình thường mang cả hai nhiễm sắc thể (n+1) NST trong cặp tương đồng sẽ tạo ra hợp tử có 3 nhiễm sắc thể (thể 2n + 1)
Sự kết hợp của giao tử bình thường mang một nhiễm sắc thể (n ) NST với một giao tử không bình thường không mang nhiễm sắc thể nào trong cặp tương đồng sẽ tạo ra hợp tử có 1 nhiễm sắc thể (thể 2n - 1)
Từ các kiến thức đã khai thác trên tranh, em hãy giải thích sự hình thành các thể dị bội có (2n+1) và (2n – 1) nhiễm sắc thể?
Ở thể lưỡng bội: NST tồn tại thành từng cặp trong tế bào sinh dưỡng. Khi phát sinh giao tử , mỗi NST trong cặp tương đồng phân ly về một giao tử. Khi thụ tinh có sự kết hợp của các giao tử đực và cái tạo hợp tử có 2n NST.
Ở thể dị bội: Trong quá trình phát sinh giao tử ở cơ thể bố hoặc mẹ, có một nhiễm sắc thể nào đó không phân ly về các giao tử. Khi thụ tinh sự kết hợp của một giao tử mang một NST (ở mẹ hoặc bố) với một giao tử mang 2 NST (ở bố hoặc mẹ) sẽ tạo ra hợp tử có 3 nhiễm sắc thể (gọi là thể ba nhiễm có 2n+1) và hợp tử có một nhiễm sắc thể (thể một nhiễm có 2n-1). 
Lưu ý: Ở người và động vật bậc cao đột biến thể dị bội có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính hoặc nhiễm sắc thể thường.
Vậy cơ chế nào dẫn tới sự phát sinh thể dị bội?
Do nhiễm sắc thể phân ly không bình thường trong giảm phân dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp nhiễm sắc thể tương đồng nào đó có 2 nhiễm sắc thể hoặc không có nhiễm sắc thể.
Từ thông tin và thực tế: hiện tượng dị bội thể thường gặp ở những đối tượng nào: Thực vật, động vật hay con người?
Xảy ra ở cả thực vật, động vật và con người.
Vậy theo em những hiện tượng dị bội thể xảy ra ở các đối tượng nêu trên có lợi hay có hại?
Với thực vật: hiện tượng dị bội thể (thể ba nhiễm) đa số là có lợi vì làm kích thước quả, khôi lượng quả. tăng dẫn tới năng xuất tăng.
Ví dụ: Ở thực vật các thể đột biến thường gặp ở các chi Lúa, đậu, cà chua đều có bộ nhiễm sắc thể bình thường 2n=24 và các thể đột biến 2n+1 có 25 nhiễm sắc thể. Ở cà độc dược họ Cà, người ta sưu tầm được đầy đủ 12 dạng đột biến cho hình dạng quả khác nhau do dị bội thừa một nhiễm sắc thể ở cả 12 đôi nhiễm sắc thể
Với sinh vật giao phối thì đa số là có hại vì có thể gây ra những bệnh tật di truyền.
Như vậy: Dạng đột biến (2n+1) nhiễm sắc thể và (2n-1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST ở người.
Dựa vào thực tế em nào có thể lấy ví dụ minh họa cho hiện tượng dị bội thể ở người?
Bệnh Đao: 
Xảy ra ở cả nam và nữ.
Sự tăng thêm một nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể thứ 21 gây ra bệnh Đao. 
Người mắc bệnh Đao có biểu hiện: Cổ ngắn bẹt,gáy rộng, mắt một mí, lưỡi dài ngón tay ngắn, phát triển chậm, si đần, không có con tuổi thọ giảm.
Hội chứng ba nhiễm sắc thể X (XXX): 
Xảy ra ở nữ
Biểu hiện: Tuy bề ngoài có những biểu hiện đặc trưng cho nữ nhưng có buồng trứng và tử cung kém phát triển, thường rối loạn kinh nguyệt, khó nhưng có thể có con.
Hội chứng Tớc nơ (XO): 
Xảy ra ở nữ
Biểu hiện: người có biểu hiện lùn, cổ ngắn,cơ quan sinh sản không phát triển (âm đạo hẹp, dạ con nhỏ, không có kinh nguyệt, tuyến vú không phát triển, không có con, trí tuệ chậm phát triển.
Hội chứng Klinefelter XXY:
Xảy ra ở nam
Biểu hiện: Thân cao, chân tay dài, mù màu, tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh.
Hội chứng OY: Không thấy, có lẽ hợp tử chết sau khi thụ tinh.
Cơ chế phát sinh thể dị bội: Do nhiễm sắc thể phân ly không bình thường trong giảm phân dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp nhiễm sắc thể tương đồng nào đó có 2 nhiễm sắc thể hoặc không có nhiễm sắc thể nào.
Hậu quả: Dạng đột biến (2n+1) nhiễm sắc thể và (2n-1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST ở người.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 68)
* KLC/ trang 68.
Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể ở một cặp thường thấy ở những dạng nào:
Dạng (2n + 1) NST
Dạng (2n - 1) NST
? HSKG: Cơ chế nào dẫn tới sự hình thành thể dị bội có số lượng nhiễm sắc thể của bộ nhiễm sắc thể là (2n+1) và (2n-1)?
Do nhiễm sắc thể phân ly không bình thường trong giảm phân dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp nhiễm sắc thể tương đồng nào đó có 2 nhiễm sắc thể hoặc không có nhiễm sắc thể.
? HSTB: Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể?
Dạng đột biến (2n+1) nhiễm sắc thể và (2n-1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh NST ở người.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 68.
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 24.doc