Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 28 - Bài 27: Thực hành quan sát thường biến

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 28 - Bài 27: Thực hành quan sát thường biến

1. Về kiến thức: Giúp học sinh qua quan sát tranh ảnh, mẫu vật sống, nhận biết được một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp. Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến. Qua tranh ảnh rút ra được các tính trạng số lượng phụ thuộc nhiều vào môi trường sống, tính trạng chất lượng chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, không hoặc ít chịu ảnh hưởng của môi trường.

2. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Rèn kỹ năng nhận biết và phân biệt và khả năng khái quát của học sinh.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 28 - Bài 27: Thực hành quan sát thường biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01.02.2010 Ngày dạy:
Dạy lớp 9G: 03.02. 2010 
TIẾT 28 - Bài 27:
 THỰC HÀNH QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh qua quan sát tranh ảnh, mẫu vật sống, nhận biết được một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp. Phân biệt được sự khác nhau giữa thường biến và đột biến. Qua tranh ảnh rút ra được các tính trạng số lượng phụ thuộc nhiều vào môi trường sống, tính trạng chất lượng chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, không hoặc ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Rèn kỹ năng nhận biết và phân biệt và khả năng khái quát của học sinh.
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: 
Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
Ảnh chụp hai mầm khoai lang hoặc khoai tây được tách ra từ một củ, một mầm đặt trong tối, một mầm đặt ngoài sáng
Ảnh chụp hai chậu gieo hạt thuần chủng của cùng một giống lúa: một đặt ngoài sáng, một đặt trong tối. 
Ảnh chụp cây dừa nước mọc từ mô đất cao, bò xuống nước rồi trải trên mặt nước
Ảnh chụp ruộng mạ có cay mà ven ờ tốt hơn các cây mạ giữa ruộng 
Ảnh chụp hai luống su hào trồng từ một giống nhưng được bón phân tưới nước khác nhau.
Mẫu vật: 
Mầm khoai lang hoặc khoai tây mọc từ bóng tối và ngoài sáng.
Cây mạ mọc trong bóng tối và ngoài sáng.
Một thân cây dừa nước mọc từ mô đất cao, bò xuống nước rồi trải trên mặt nước
Hai củ su hào của cùng một giống nhưng được bón phân tưới nước khác nhau.
	Bảng phụ bảng, phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới, chuẩn bị theo nhóm các mẫu vật đã nêu trên.
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 
9G:
Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra kết hợp khi thực hành)
Đặt vấn đề vào bài mới: Ở các tiết trước các em đã được nghiên cứu về thường biến. Để tìm hiểu hiện tượng thường biến qua thực tế, cô trò chúng ta xét nội dung bài hôm nay:
TIẾT 28 - Bài 27: THỰC HÀNH QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển: Trước hết, ta xét nội dung thứ nhất của bài:	
I. Mục tiêu: (2’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về mục tiêu bài thực hành.
Mục tiêu: Học sinh nắm được mục tiêu bài thực hành
Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh.
TB
HS nghiên cứu nội dung I trang 76 sgk
Nêu mục tiêu của bài thực hành?
Qua tranh, ảnh, mẫu vật sống:
Nhận biết được một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp.
Phân biệt được sự khác biệt giữa thường biến với đột biến.
Tính trạng chất lượng phụ thuộc vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
Tính trạng số lượng phụ thuộc nhiều vào môi trường sống.
GV
Chuyển:Với mục tiêu trên cần chuẩn bị gì cho bài thực hành:
II. Chuẩn bị: (4’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về các dụng cụ vật mẫu cần có cho bài thực hành.
Mục tiêu: HS nắm được và chuẩn bị theo yêu cầu của bài.
Thực hiện: Hoạt động độc lập và nhóm.
TB
HS nghiên cứu mục IIsgk trang 76
Căn cứ và nội dung mục II và chuẩn bị của nhóm hãy nêu các dụng cụ cần có để thực hành?
Tranh ảnh : 
Ảnh chụp hai mầm khoai lang hoặc khoai tây được tách ra từ một củ, một mầm đặt trong tối, một mầm đặt ngoài sáng
Ảnh chụp hai chậu gieo hạt thuần chủng của cùng một giống lúa: một đặt ngoài sáng, một đặt trong tối. 
Ảnh chụp cây dừa nước mọc từ mô đất cao, bò xuống nước rồi trải trên mặt nước
Ảnh chụp ruộng mạ có cây mọc ở ven bờ tốt hơn các cây mạ giữa ruộng 
Ảnh chụp hai luống su hào trồng từ một giống nhưng được bón phân tưới nước khác nhau.
Mẫu vật:
Mầm khoai lang hoặc khoai tây mọc từ bóng tối và ngoài sáng.
Cây mạ mọc trong bóng tối và ngoài sáng.
Một thân cây dừa nước mọc từ mô đất cao, bò xuống nước rồi trải trên mặt nước
Hai củ su hào của cùng một giống nhưng được bón phân tưới nước khác nhau
GV kiểm tra việc chuẩn vị của nhóm, nhận xét
GV
Chuyển:Để thực hiện được mục tiêu đã đưa ra, cần tiến hành bài thực hành như thế nào? Ta xét:
III. Cách tiến hành: (36’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về cách tiến hành bài thực hành.
Mục tiêu: HS nắm được cách tiến hành các nội dung của bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Thực hiện: Hoạt động nhóm.
GV
Trước khi đi tiến hành các nội dung của bài thực hành, các em cần nắm được cách tiến hành từng nội dung:
Giáo viên hướng dẫn các nội dung bài thực hành:
GV chia nhóm theo tổ như ở tiết trước đã nhắc.
Nhận biết một số thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh:
HS quan sát ảnh chụp hai mầm cây khoai lang hoặc khoai tây ở cùng một củ được tách ra mọc ở hai điều kiện khác nhau: Một mầm mọc trong tối, một mầm mọc ngoài sáng.
Quan sát ảnh chụp hai chậu gieo hạt lúa của cùng một giống: Một chậu để trong tối, một chậu để ngoài sáng. Đôi chiếu với ảnh chụp và mẫu vật.
 Nhận xét gì về mầu sắc của hai mầm cây, mạ trong hai chậu.
Mầm cây và mạ ngoài sáng có mầu xanh lục
 Mầm cây và mạ trong tối không có mầu xanh lục.
Sự khác nhau về mầu sắc của chúng do ảnh hưởng của yếu tố nào trong môi trường
Do ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng trong môi trường.
HS quan sát ảnh chụp hoặc mẫu vật 3 đoạn thân của cùng một cây dừa nước sổng ở trong 3 môi trường khác nhau: trên bờ, ven bờ, trải trên mặt nước
Þ Nhận xét gì về sự khác nhau của các đoạn thân và lá của cây dừa nước sống ở 3 môi trường khác nhau?
Khác nhau:
Đoạn thân mọc trên bờ: Lá, thân có dường kính nhỏ, chắc.
Đoạn thân mọc ven bờ: có lá, thân đường kính lớn hơn.
Đoạn thân mọc trải trên mặt nước: có thân, lá lớn, một phần rễ biến thành phao giúp chúng nổi trên mặt nước dễ dàng.
Þ Có sự khác nhau về kiểu hình chính là do tác động của nhân tố chính nào trong môi trường?
Do khác nhau về độ ẩm
HS quan sát những cây mạ của cùng một giống lúa nhưng cây mọc ven bờ, cây mọc trong ruộng
Þ Cây mọc ven bờ và cây trong ruộng có gì khác nhau?
Cây ven bờ tốt hơn cây trong ruộng.
Þ Sự khác nhau của cùng một giống lúa đó là do ảnh hưởng của yếu tố nào?
Ảnh hưởng của điều kiện dinh dưỡng.
b. Nhận biết và phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến:
HS quan sát sự khác nhau giữa những cây mạ mọc ở ven bờ với những cây mọc trong ruộng.
Þ Sự sai khác giữa các cây mạ mọc ở hai vị trí khác nhau trong ruộng mạ ở vụ thứ nhất thuộc thế hệ (đời) nào?
Ở đời thứ nhất (biến dị phát sinh trong đời cá thể)
HS quan sát ruộng mạ gieo cấy từ những hạt thóc bắt nguồn từ các cây mạ ven bờ và cây mạ trong ruộng
Þ Cây mạ có nguồn gốc từ cây mạ trong ruộng và cây mạ có nguồn gốc từ cây mạ ven bờ có khác nhau không:
Không khác nhau
Þ Từ đó em có nhận xét gì về khả năng di truyền của thường biến?
Không di truyền được.
HS quan sát một đoạn thân cây dừa nước mọc trên bờ, ven bờ nước đã chuyển sang môi trường nước và mọc thêm một đoạn dài
Þ Tại sao chúng cũng có thân lá to và một phần rễ biến thành phao như đoạn thân mọc trải ra trên mặt nước?
Do có cùng một kiểu gen, cùng sống trong nước nên có kiểu hình giống nhau.
 c. Nhận biết ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng.
Quan sát hai luống su hào của cùng một giống nhưng được tưới nước và bón phân phòng trừ sâu bệnh khác nhau.
Þ Nhận xét gì về kích thước của các củ su hào ở hai luống khác nhau?
Có kích thước khác nhau.
Þ Hình dạng của củ ở hai luống có khác nhau không? Vì sao?
không khác nhau do chúng có cùng kiểu gen.
Þ Vậy tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Tính trạng chất lượng phụ thuộc vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
Tính trạng số lượng phụ thuộc nhiều vào môi trường sống, ít chịu ảnh hưởng của kiểu gen.
GV cho các nhóm tiến hành nội dung bài thực hành:
Các nhóm lần lượt tiến hành các nội dung như đã được hướng dẫn.
Có thể trao đổi kết quả giữa các nhóm để thống nhất đáp án.
Sau khi đã hoàn thành các nội dung trên, các nhóm tiến hành nội dung cuối cùng của bài. Đó là viết bài thu hoạch.
Nội dung bài thu hoạch yêu cầu như sau:
Cho nhận xét về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
HS viết bài thu hoạch theo yêu cầu của giáo viên
HS các nhóm hoàn thành nội dung bài thu hoạch.
GS thu bài của một số nhóm chấm lấy điểm.
Giáo viên hướng dẫn các nội dung bài thực hành:
Nhận biết một số thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh:
Nhận xét gì về mầu sắc của hai mầm cây, mạ trong hai chậu.
Mầm cây và mạ ngoài sáng có mầu xanh lục
 Mầm cây và mạ trong tối không có mầu xanh lục.
Sự khác nhau về mầu sắc của chúng do ảnh hưởng của yếu tố nào trong môi trường
Do ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng trong môi trường.
Þ Nhận xét gì về sự khác nhau của các đoạn thân và lá của cây dừa nước sống ở 3 môi trường khác nhau?
Khác nhau:
Đoạn thân mọc trên bờ: Lá, thân có dường kính nhỏ, chắc.
Đoạn thân mọc ven bờ: có lá, thân đường kính lớn hơn.
Đoạn thân mọc trải trên mặt nước: có thân, lá lớn, một phần rễ biến thành phao giúp chúng nổi trên mặt nước dễ dàng.
Þ Có sự khác nhau về kiểu hình chính là do tác động của nhân tố chính nào trong môi trường?
Do khác nhau về độ ẩm
Þ Cây mọc ven bờ và cây trong ruộng có gì khác nhau?
Cây ven bờ tốt hơn cây trong ruộng.
Þ Sự khác nhau của cùng một giống lúa đó là do ảnh hưởng của yếu tố nào?
Ảnh hưởng của điều kiện dinh dưỡng.
Nhận biết và phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến:
Þ Sự sai khác giữa các cây mạ mọc ở hai vị trí khác nhau trong ruộng mạ ở vụ thứ nhất thuộc thế hệ (đời) nào?
Ở đời thứ nhất (biến dị phát sinh trong đời cá thể)
Þ Cây mạ có nguồn gốc từ cây mạ trong ruộng và cây mạ có nguồn gốc từ cây mạ ven bờ có khác nhau không:
Không khác nhau
Þ Từ đó em có nhận xét gì về khả năng di truyền của thường biến?
Không di truyền được.
Þ Tại sao chúng cũng có thân lá to và một phần rễ biến thành phao như đoạn thân mọc trải ra trên mặt nước?
Do có cùng một kiểu gen, cùng sống trong nước nên có kiểu hình giống nhau.
Nhận biết ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng.
Þ Nhận xét gì về kích thước của các củ su hào ở hai luống khác nhau?
Có kích thước khác nhau.
Þ Hình dạng của củ ở hai luống có khác nhau không? Vì sao?
không khác nhau do chúng có cùng kiểu gen.
Þ Vậy tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Tính trạng chất lượng phụ thuộc vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
Tính trạng số lượng phụ thuộc nhiều vào môi trường sống, ít chịu ảnh hưởng của kiểu gen.
Thu hoạch:
Cho nhận xét về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
c. Củng cố, luyện tập: 2’
- GV nhận xét ý thức làm việc của các nhóm
- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm.
- Nêu lại các phần kiến thức mà HS đã thu lượm được qua nội dung bài thực hành.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
Xem lại các nội dung đã thực hành và hoàn thành bài thu hoạch.
Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Phương pháp nghiên cứu di truyền ở người. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 28.doc