Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 30 - Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 30 - Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơc nơ qua các đặc điểm hình thái. Trình bày được dặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, câm điếc bẩm sinh, tật 6 ngón tay. Trình bầy được nguyên nhân của các bệnh tật di truyền và đề xuất được biện pháp hạn chế sự phát sinh của chúng.

b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Rèn kỹ năng nhận biết và phân biệt.

 

doc 9 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 30 - Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8.12.09 Ngày dạy:
Dạy lớp 9G: 10.12.09 
TIẾT 30 - Bài 29:
 BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
Mục tiêu:
Về kiến thức: Giúp học sinh nhận biết được bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơc nơ qua các đặc điểm hình thái. Trình bày được dặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, câm điếc bẩm sinh, tật 6 ngón tay. Trình bầy được nguyên nhân của các bệnh tật di truyền và đề xuất được biện pháp hạn chế sự phát sinh của chúng.
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. Rèn kỹ năng nhận biết và phân biệt.
Về thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: 
 Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 9
	Tranh vẽ phóng to các hình 29.1 đến 29.3
	Bảng phụ bảng, phiếu học tập
 Các tư liệu tham khảo thêm về các bệnh di truyền (nếu có)
Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài mới
Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 9G:
Kiểm tra bài cũ: ( 15’- kiểm tra miệng)
?HSTB: Phả hệ và phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng? Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh?
Phả hệ: 1 điểm
Là bản ghi chép các thế hệ
Phương pháp nghiên cứu phả hệ: 4 điểm
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp thiết lập sơ đồ gia hệ để theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng dòng họ qua nhiều thế hệ
Phân biệt: 6 điểm (mỗi cột đúng cho 3 điểm)
Đồng sinh cùng trứng
Đồng sinh khác trứng
Sinh ra từ một hợp tử (1 trứng × 1 tinh trùng) nên có kiểu gen giống nhau. 
Sinh ra từ hai hay nhiều hợp tử khác nhau nên có kiểu gen khác nhau
Bao giờ cũng cùng giới
Có thể cùng giới hay khác giới.
Đặt vấn đề vào bài mới: Gánh nặng di truyền trong quần thể người được biểu hiện ở một số lượng lớn các bệnh di truyền. Việc nghiên cứu để ngăn ngừa các hậu quả của các khuyêt tật di truyền của người là đối tượng của di truyền y học. Vậy trong thực tế có những bệnh tật di truyền nào? Đặc điểm hình thái, nguyên nhân phát sinh và biện pháp nào giúp hạn chế phát sinh chúng? Tất cả các vấn đề đó ta cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài hôm nay:
TIẾT 30 - Bài 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
TB
GV
Chuyển:Trong các bệnh và tật di truyền ta sẽ đề cập đến:
- Bệnh di truyền: là những bệnh do rối loạn sinh lý bẩm sinh, mắc phải trong quá trình phát triển
- Tật di truyền: Là những khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh
HS nghiên cứu thông tin sau đầu bài trang 82
Từ thông tin cho biết sự biến đổi của yếu tố nào sẽ dẫn đến bệnh tật di truyền ở người?
Các đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể xảy ra ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lý hay hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường
Do rối loạn quá trình trao đổi chất trong tế bào đã gây tật bệnh di truyền ở người.
Vậy để tìm hiểu về một số bệnh tật di truyền ở người ta xét nội dung thứ nhất của bài:
I. Một vài bệnh di truyền ở người: (15’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về một số bệnh di truyền ở người
Mục tiêu: Học sinh nhận biết một số bệnh di truyền qua các đặc điểm hình thái
Thực hiện: Hoạt động cá nhân và nhóm.
TB
NH
TB
TB
TB
TB
Dựa thực tế em hãy kể tên một số bệnh di truyền ở người?
Bệnh di truyền ở người có thể chia làm 3 loại:
Bệnh trao đổi chất bẩm sinh: là những bệnh do rối loạn các Enzim,rối loạn chuyển hóa các a xit a min,Nhẹ nhất của loại này là bệnh bạch tạng thường bắt gặp với tần số 1/10.000- 1/200.000. Nêu không chẩn đoán kịp thời có thể dẫn tới não bị hủy hoại, phát triển tật nhỏ đầu, trí tuệ phát triển kém.
Các bệnh phân tử: các bệnh về Hemoglobin, về yếu tố đông máu,
Các bệnh nhiễm sắc thể: là những bệnh liên quan đến những biến đổi về số lượng và cấu trúc NST trong đó có Đao, Tơc nơ, câm điếc bẩm sinh, 
Þ Trong phạm vi bài hôm nay ta đi xét chủ yếu một số bệnh thường gặp như Đao, Tơc nơ, bạch tạng và câm điếc bẩm sinh.
Vậy làm thế nào có thể nhận biết được các bệnh nhân ở mỗi bệnh trên? Ta lần lượt xét:
HS nghiên cứu thông tin mục I sgk trang 82, 83, 84 kết hợp quan sát:
Hình 29.1:
a - bộ nhiễm sắc thể của cơ thể nam bình thường.
b - bộ NST của bệnh nhân Đao
c - Ảnh chụp bệnh nhân Đao
Hình 29.2:
a – Bộ NST của nữ bình thường
b – Bộ NST của bệnh nhân Tơc nơ
c - Ảnh chụp của bệnh nhân Tơc nơ
Để tìm hiểu về các bệnh di truyền nêu trên, cả lớp hoạt động nhóm. Các nhóm dựa vào thông tin kết hợp quan sát các tranh vẽ hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào các thông tin cho phù hợp:
Tên bệnh
Đặc điểm của bộ NST
Dấu hiệu bề ngoài
Đối tượng mắc bệnh
Đao
Cặp NST số 21 có 3 n NST
Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. Bị si đần bẩm sinh và không có con.
Cả nam, cả nữ
Tơc nơ
Cặp NSTGT chỉ có 1 NST X
Bề ngoài là nữ: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển
Chỉ 2% sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí, không có con.
Nữ
Bạch tạng
Do đột biến gen lặn
Da, tóc màu trắng
Mắt màu hồng
Nam, nữ
Câm điếc bẩm sinh
Do đột biến gen lặn khác gây ra
Gây bệnh câm điếc bẩm sinh.
Thường thấy ở con của những người bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hóa học.
Các nhóm hoàn thành phiếu học tập
GV gọi nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh
Từ phiếu học tập một em cho biết: điểm khác nhau giữa bộ nhiễm sắc thể của người bình thường với bộ nhiễm sắc thể của người mắc bệnh Đao và Tơc nơ?
Bệnh nhân Đao: Khác số lượng NST ở cặp NST thứ 21 (cặp nhiễm sắc thể thứ 21 có 3 nhiễm sắc thể, trong khi đó ở người bình thường cặp nhiễm sắc thể thứ 21 có 2 NST).
 Þ Ở châu Âu trẻ mới sinh mắc bệnh Đao chiếm tỉ lệ khoảng 1/ 700
Bệnh nhân Tơc nơ: khác cặp nhiễm sắc thể giới tính ở nữ (người bình thường có cặp NST giới tính là XX, bệnh nhân có cặp NST giới tính là XO)
Þ Hội chứng này xuất hiện với tỉ lệ khoảng 1/ 3000 nữ, 
Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và Tơc nơ qua những dấu hiệu bên ngoài nào?
Bệnh Đao: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. Bị si đần bẩm sinh và không có con. Người bị bệnh Đao thường gặp dị tật tim, dị tật ống tiêu hóa. Điều nghiêm trọng nhất là bệnh có tần số xuất hiện cao, tần số các trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao tăng theo tuổi mẹ:
Tuổi mẹ
Tần số hội chứng Đao ở trẻ sơ sinh
20-24
0,02 đến 0,04 %
25-29
0,04 đến 0,08 %
30-34
0,11 đến 0,13 %
35-39
0,33 đến 0,42 %
40 trở lên
0,80 đến 1,88 %
Þ Do giảm sút miễn dịch nên bệnh nhân Đao thường chết sớm, tỉ lệ chết 50% trong 5 năm đầu. Bệnh nhân mẫn cảm với vi khuẩn và bệnh bạch cầu. Chỉ 8% sống đến sau tuổi 40. Khoảng 2,6% bệnh nhân sống sau tuổi 50. Một số ít bệnh nhân nữ có thể sinh con và truyền bệnh cho một số con.
Bệnh Tơc nơ: Bề ngoài là nữ: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển. Chỉ 2% sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí, không có con.
Þ Do người mắc bệnh Tơc nơ chỉ có một NST X dẫn đến cặp NST giới tính là XO, là phụ nữ song có những rối loạn trong sự phát triển của các tính trạng sinh dục sơ cấp và thứ cấp. Nhiễm sắc thể X thứ hai cần cho sự phân hóa bình thường của tuyến sinh dục theo dạng nữ.
Nguyên nhân gây bệnh bạch tạng? Đặc điểm hình thái của bệnh?
Do đột biến gen lặn
Biểu hiện : Da, tóc màu trắng, mắt màu hồng
Nguyên nhân nào gây bệnh câm điếc bẩm sinh?
Nguyên nhân: Do 1 gen lặn gây ra, thường thấy ở con của những người bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hoá học trong chiến tranh hoặc không cẩn thận trong sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ.
Biểu hiện của bệnh là: Gây bệnh câm điếc bẩm sinh
Nội dung phần này các em sẽ học nội dung bảng trong phiếu học tập
Học nội dung bảng trong phiếu học tập đã hoàn chỉnh
GV
Chuyển:Ngoài những bệnh di truyền gây nguy hiểm như đã xét còn có các tật di truyền. Vậy đó là những tật nào? Nguyên nhân nào gây ra các tật di truyền đó? Ta xét:
II. Một số tật di truyền ở người: (11’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về một số tật di truyền ở người
Mục tiêu: HS nắm được các tật di truyền thường gặp và nguyên nhân. Biện pháp hạn chế tật bệnh di truyền.
Thực hiện: Hoạt động cá nhân.
TB
TB
TB
Sau đây chúng ta nghiên cứu một số tật di truyền ở người.
Từ thực tế hãy kể tên các tật di truyền ở người?
Tật khe hở môi hàm
Bàn tay mất một số ngón
Bàn chân mất một số ngón và dính ngón
Bàn tay nhiều ngón
Quan sát hình 29.3 kết hợp nghiên cứu thông tin mục II sgk trang 
Nguyên nhân nào gây các dị tật bẩm sinh ở người?
Đột biến NST gây ra nhiều dạng quái thai ở người và dị tật bẩm sinh.
Ví dụ: 
Mất đoạn NST ở cặp NST thứ 21 hoặc cặp thứ 22 gây bệnh bạch cầu ác tính (máu trắng)
Mất đoạn NST thứ 13- 15 gây tật sứt môi, thừa ngón, chết yểu.
3 NSt số 16- 18 gây tật ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.
Ngoài ra các đột biến gen trội gây ra các tật xương chi ngắn, bàn chân nhiều ngón.
Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể và gen gây đột biến?
Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lý và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.
GV có thể nêu thêm nội dung phần” Em có biết” để bổ sung thông tin về các bệnh và tật di truyền.
Trên những người nhiễm chất độc chất bảo vệ thực vật, photpho hữu cơ gây ra biến đổi số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể, trong đó hiện tượng dị bội có số lượng nhiễm sắc thể ít hơn 2n = 46 là chủ yếu.
Người bị nhiễm chất độc cấp do hóa chất nói trên có tần số đột biến NST gấp gần 2 lần so với người bình thường (7,77% và 4,18%)
Người làm ruộng ở những vùng có sử dụng hóa chất nói trên có tỉ lệ đột biến nhiễm sắc thể cao hơn những người làm nghề khác (9,32% và 6,9%)
Tại một số vùng thuộc tỉnh Thừa thiên - Huế bị Mỹ rải chất diệt cỏ, rụng lá (chất Điôxin) trong chiến tranh, các tật, bệnh di truyền bẩm sinh tật hở khe não, khe hở hàm, lác mắt, đục thể thủy tinh, chân khoèo, thừa ngón tay và chân, chân rất ngắn, bại liệt, chậm phát triển trí tuệ) chiếm tỉ lệ 2,34% - 9,3%, tăng rõ rệt so với thành phố Huế là nơi không bị rải chất độc hóa học.
Đột biến NST gây ra nhiều dạng quái thai ở người và dị tật bẩm sinh.
Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lý và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.
GV
Chuyển:Với bệnh, tật di truyền như đã nghiên cứu và những nguyên nhân của bệnh, cần có cách nào để hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền. Ta xét:
III. Các biện pháp phát sinh tật bệnh di truyền: (6’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về các biện pháp hạn chế tật, bệnh di truyền. 
Mục tiêu: HS nắm được các biện pháp hạn chế tật, bệnh di truyền
Thực hiện: Hoạt động cá nhân.
TB
TB
TB
KG
Từ hiểu biết thực tế, môi trường có thể bị ô nhiễm từ những nguyên nhân nào?
Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí:
Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
Do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
Do các chất phóng xạ
Do chất thải rắn
Do vi sinh vật gây bệnh.
Từ các nguyên nhân nói trên gây ra những hậu quả gì cho con người?
Sô bệnh di truyền trong thực tế tăng: phát hiện nhiều bệnh di truyền mới
Tỉ lệ người mắc các bệnh di truyền tăng 
Þ Ảnh hưởng không nhỏ tới hiện tại và tương lai di truyền của loài người
Vậy muốn hạn chế sự phát sinh bệnh tật di truyền ở người cần có những biện pháp gì?
Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Sử dụng đúng cách các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
Hạn chế kết hôn giữa người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên.
Có quan điểm cho rằng: Những việc làm trên không phải chỉ cần sự cố gắng của một người, một cơ quan, một quốc gia mà là sự cố gắng của tất cả cộng đồng. Theo em điều đó đúng hay sai vì sao?
Đúng vì một người không thể làm thay đổi tất cả. 
Muốn đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện các biện pháp hạn chế các tật bệnh di truyền thì một trong những vấn đề lớn là cải thiện môi trường sống, phấn đấu vì một môi trường hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm cho hiện tại và vì tương lai di truyền của loài người.
Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Sử dụng đúng cách các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
Hạn chế kết hôn giữa người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 85)
* KLC/ trang 85
Củng cố, luyện tập: 5’
? HSTB: Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh Tơc nơ qua những đặc điểm hình thái nào?
Bệnh Đao: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. Bị si đần bẩm sinh và không có con
Bệnh Tơc nơ: Bề ngoài là nữ: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển. Chỉ 2% sống đến lúc trưởng thành nhưng không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí, không có con.
? HSKG: Nêu đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh? 
Bệnh bạch tạng: Do đột biến gen lặn có đặc điểm hình thái : Da, tóc màu trắng, mắt màu hồng
Bệnh câm điếc bẩm sinh: Do 1 gen lặn gây ra, thường thấy ở con của những người bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hoá học trong chiến tranh hoặc không cẩn thận trong sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Biểu hiện của bệnh là: gây bệnh câm điếc bẩm sinh.
? HSTB: Nêu những nguyên nhân phát sinh các tật bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh?
Nguyên nhân: Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí:
Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
Do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.
Do các chất phóng xạ
Do chất thải rắn
Do vi sinh vật gây bệnh.
Biện pháp: 
Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Sử dụng đúng cách các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sau, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
Hạn chế kết hôn giữa người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 85.
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Di truyền học với con người.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 30.doc