Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 39 - Bài 36: Các phương pháp chọn lọc

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 39 - Bài 36: Các phương pháp chọn lọc

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức.

- Học sinh trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần,

 thích hợp cho sử dụng với đối tượng nào, những ưu điểm của phương pháp chọn lọc này.

- Trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu điểm và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào.

b. Về kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Quyết Thắng - Nguyễn Thị Thu Lan - Tiết 39 - Bài 36: Các phương pháp chọn lọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/01/2010 Ngày dạy 
Dạy lớp 9G:
TIẾT 39 - Bài 36:
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC
Mục tiêu:
Về kiến thức.
- Học sinh trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần, 
 thích hợp cho sử dụng với đối tượng nào, những ưu điểm của phương pháp chọn lọc này.
- Trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, những ưu điểm và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt, thích hợp sử dụng với đối tượng nào. 
Về kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích, khái quát, tổng hợp.
c. Về thái độ: Giáo dục thái độ yêu thích bộ môn.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án,SGK, SGV sinh học lớp 9
 Tranh phóng to hình 36.1 và 36.2/SGK
Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu trước bài mới
 Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức.
9G:
a. Kiểm tra bài cũ: (5’ - kiểm tra miệng)
?HSTB: Ưu thế lai là gì ? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai ? Tại sao không dùng cơ thể lai để nhân giống?
6đ	- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh 
 hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, năng suất cao hơn trung bình 
 giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
3đ	- Cơ sở di truyền học: Là sự tập trung các gen trội có lợi cho cơ thể lai F1
3đ	- Không dùng cơ thể lai để nhân giống vì: Các thế hệ tiếp theo có sự phân li dẫn đến sự gặp nhau của các gen lặn gây hại.
Đặt vấn đề vào bài mới: Trong thực tiễn sản xuất đòi hỏi những giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Muốn đạt được các đặc điểm đó -> chọn lọc giống. Vậy có những phương pháp chọn lọc nào, cách tiến hành ra sao -> bài mới. 
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển:Chọn lọc có vai trò gì trong chọn giống? Ta xét nội dung phần thứ nhất của bài:	
I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống: (5’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về vai trò của chọn lọc trong chọn giống.
Mục tiêu: Học sinh nắm được vai trò của chọn lọc phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
Thực hiện: Hoạt động cá nhân
TB
TB
KG
KG
TB
TB
HS nghiên cứu thông tin mục I – Sgk trang105
Từ thông tin, cho biết: Trong thực tiễn sản xuất đòi hỏi phải có những giống đạt tiêu chuẩn như thế nào?
Giống có năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu cao, phù hợp với nhu cầu nhiều mặt và luôn thay đổi của người tiêu dùng.
Có những nguyên nhân nào làm cho giống tốt có biểu hiện thoái hóa qua một số vụ gieo trồng?
Do sự xuất hiện đột biến và lai giống trong tự nhiên
Do lẫn cơ giới trong gieo trồng, thu hoạch hoặc bảo quản.
Muốn một giống trở thành giống tốt phải trải qua những khâu nào?
Trong quá trình lai tạo giống và chọn giống đột biến xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. Cần được đánh giá đột biến, chọn lọc qua nhiều thế hệ thì mới hi vọng trở thành giống tốt, đáp ứng được yêu cầu của người sản xuất và tiêu dùng.
Þ Giống có hi vọng trở thành giống tốt đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất và người tiêu dùng phải trải qua quá trình chọn lọc quan nhiều thế hệ.
Vậy theo em, chọn lọc có vai trò như thế nào trong chọn giống?
- Phục hồi lại các giống đã thoái hoá.
- Đánh giá chọn lọc đối với các dạng mới tạo ra để tạo ra giống mới hoặc cải tiến giống cũ.
Việc lựa chọn các phương pháp chọn lọc tùy thuộc vào những yếu tố nào?
Tùy thuộc vào mục tiêu chọn lọc và hình thức sinh sản của đối tượng chọn lọc.
Trong thực tế, người ta sử dụng những phương pháp chọn lọc cơ bản nào?
Chọn lọc hàng loạt 
Chọn lọc một lần
- Phục hồi lại các giống đã thoái hoá.
- Đánh giá chọn lọc đối với các dạng mới tạo ra để tạo ra giống mới hoặc cải tiến giống cũ.
GV
Chuyển:Các phương pháp chọn lọc được tiến hành như thế nào?Ta lần lượt xét, trước hết ta xét phương pháp:
II. Chọn lọc hàng loạt: (15’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về phương pháp chọn lọc hàng loạt.
Mục tiêu: HS nắm được những ưu, nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt.
Thực hiện: Hoạt động cá nhân
TB
TB
TB
KG
KG
KG
KG
KG
TB
TB
KG
TB
HS nghiên cứu thông tin mục II, kết hợp quan sát hình 36.1
Qua nghiên cứu cho biết thế nào là chọn lọc hàng loạt?
Trong một quần thể vật nuôi hay cây trồng dựa vào kiểu hình người ta chọn một nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
Trong chọn lọc hàng loạt có thể tiến hành theo những cách nào?
Trong chọn lọc hàng loạt có thể được thực hiện theo hai cách: 
Chọn lọc 1 lần 
chọn lọc hai lần.
Chọn lọc hàng loạt 1 lần (I) được tiến hành như thế nào?
Năm I: Người ta gieo trồng giống khởi đầu để chọn lọc các cây ưu tú phù hợp với mục đích của chọn lọc (1). 
Năm II: Hạt của các cây ưu tú được gieo chung để làm giống cho vụ sau.
Ở Năm II: Người ta so sánh giống tạo ra bằng chọn lọc hàng loạt được gọi là “ Giống chọn lọc hàng loạt” (3) với giống khởi đầu (2) và giống đối chứng (4).
(Một giống tốt đang được sử dụng đại trà trong sản xuất được dùng làm giống đối chứng).
Þ 
Khác với chọn lọc hàng loạt lần 1, chọn lọc hàng loạt lần 2 được tiến hành như thế nào?
Năm I và năm II: tiến hành giống chọn lọc hàng loạt 1 lần. có nghĩa là:
Năm I: Người ta gieo trồng giống khởi đầu để chọn lọc các cây ưu tú phù hợp với mục đích của chọn lọc (1). 
Năm II: Trên ruộng chọn giống của năm II, người ta gieo trồng giống chọn lọc hàng loạt để chọn các cây ưu tú. Hạt của những cây này được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau (năm III).
Ở năm III: Người ta so sánh giống tạo ra bằng chọn lọc hàng loạt được gọi là “ Giống chọn lọc hàng loạt” (3) với giống khởi đầu (2) và giống đối chứng (4).
® Nếu vật liệu khởi đầu có chất lượng quá thấp hay thoái hóa nghiêm trọng về năng xuất và chất lượng, chọn lọc lần 1 chưa đạt yêu cầu đặt ra thì phải tiến hành chọn lọc lần 2 hoặc lần 3, 4 cho đến khi đạt yêu cầu..
Vậy theo em chọn lọc hàng loạt lần 1 và lần 2 có những điểm gì chung?
Giống nhau về biện pháp và cách tiến hành.
So sánh hai sơ đồ, cho biết chọn lọc hàng loạt lần 1 và 2 có gì khác?
Chọn lọc hàng loạt lần 1 bắt đầu ở năm thứ nhất, trên đối tượng ban đầu.
Chọn lọc hàng loạt lần 2 bắt đầu ở năm thứ II, trên đối tượng đã qua chọn lọc ở năm 1
Có hai giống lúa thuần chủng được tạo ra đã lâu: 
Giống lúa A bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng
Giống lúa B có sai khác khá rõ rệt giữa các cá thể về hai tính trạng nói trên. 
Em sử dụng phương pháp và hình thức chọn lọc nào để khôi phục lại hai đặc điểm tốt ban đầu của hai giống nói trên? Cách tiến hành đối với từng giống như thế nào?
Hình thức chọn lọc hàng loạt thích hợp với giống lúa A. 
Còn chọn lọc hàng loạt lần 2 hoặc nhiều lần thích hợp với giống lúa B - theo ví dụ trong bài 36.
Phương pháp chọn lọc hàng loạt có ưu điểm gì?
Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi.
Ví dụ: 
Nông dân duy trì chất lượng giống láu bằng cách chọn các cây tốt (có bông nhiều, hạt tốt) để làm giống cho vụ sau.
Giống củ cải số 9 là kết quả của chọn lọc hàng loạt từ giống củ cải nhập nội từ Hồng Kông.
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu, phương pháp chọn lọc hàng loạt có nhược điểm gì?
Do chọn lọc dựa chủ yếu trên kiểu hình không kiểm tra được kiểu gen nên dễ bị nhầm với thường biến phát sinh do điều kiện khí hậu và địa hình.
Chọn lọc hàng loạt thường chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến một mức độ nào đó rồi dừng lại.
Để khắc phục nhược điểm trên, khi tiến hành chọn lọc hàng loạt cần chú ý điều gì?
Phải trồng trên đất ổn định, đồng đều về địa hình và độ phì nhiêu.
Phương pháp chọn lọc hàng loạt được áp dụng trên đối tượng nào?
Phương pháp này thích hợp với cả cây giao phấn, cây tự thụ phấn và vật nuôi.
Được áp dụng trên vật nuôi và đã tạo ra được giống có năng xuất cao về trứng, sữa, thịt và lông. 
Ví dụ: Khi chọn vịt đẻ trứng, người ta chọn những con cái có đầu nhỏ, cổ dài, phần sau của thân nở dùng làm vịt mái. Đây cũng là một hình thức chọn lọc hàng loạt.
Khái niệm: là phương pháp chọn dựa vào kiểu hình chọn một nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
Cách tiến hành:
Chọn lọc 1 lần:
Năm I: Người ta gieo trồng giống khởi đầu để chọn lọc các cây ưu tú phù hợp với mục đích của chọn lọc.
Năm II: Hạt của các cây ưu tú được gieo chung để làm giống cho vụ sau.
Ở Năm II: so sánh giống tạo ra bằng chọn lọc hàng loạt gọi là “ Giống chọn lọc hàng loạt” với giống khởi đầu và giống đối chứng.
Chọn lọc hai lần: 
Qua đánh giá nếu giống chọn lọc hàng loạt đã đạt được yêu cầu đặt ra (hơn hẳn giống ban đầu, bằng hoặc hơn giống đối chứng) thì không chọn lọc lần 2.
Nếu chọn lọc lần 1 chưa đạt yêu cầu đặt ra thì phải tiến hành chọn lọc lần 2 hoặc lần 3, 4 cho đến khi đạt yêu cầu..
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi.
Nhược điểm:
Do dựa chủ yếu trên kiểu hình không kiểm tra được kiểu gen nên dễ bị nhầm với thường biến. 
Chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến một mức độ nào đó rồi dừng lại.
GV
Chuyển: Ngoài phương pháp chọn lọc hàng loạt, còn có phương pháp chọn lọc cá thể. Vậy nó có gì khác với phương pháp chọn lọc hàng loạt đã xét? 
III. Chọn lọc cá thể: (5’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về chon lọc cá thể.
Mục tiêu: HS nắm được ưu nhược và cách tiến hành phương pháp chọn lọc cá thể.
Thực hiện: Hoạt động cá nhân.
TB
TB
TB
KG
TB
HS nghiên cứu thông tin mục III kết hợp quan sát hình 36.2- SGK trang106
Nêu cách tiến hành của phương pháp chọn lọc cá thể? 
Ở năm I: Trên ruộng chọn giống khởi đầu (1), người ta chọn những cá thể tốt nhất. Hạt của mỗi cây được gieo riêng thành từng dòng để so sánh (năm II)
Ở năm II: Các dòng chọn lọc cá thể (3, 4, 5, 6) được so sánh với nhau và so sánh với giống khởi đầu (2) và giống đối chứng (7) sẽ cho phép chọn được dòng tốt nhất, đáp ứng được mục tiêu đặt ra.
Ví dụ: trong quá trình tạo ra các giống lúa như tài nguyên đột biến, tép hành đột biến, tám thơm đột biến, DT10 và TK106, các nhà chọn giống đã sử dụng phương pháp chọn lọc cá thể.
Cho biết ưu nhược điểm của phương pháp này? 
- Ưu điểm: Phối hợp được chọn lọc dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen.
- Nhược điểm: Đòi hỏi theo dõi công phu chặt chẽ nên tốn thời gian, công sức.
 Chọn lọc cá thể thích hợp trên những đối tượng nào?
- Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn, cho hiệu quả nhanh, cũng thích hợp cho những cây có thể nhân giống vô tính bằng cành, củ, mắt ghép.
- Ở vật nuôi: Người ta dùng phương pháp kiểm tra đực giống qua đời con. Những con đực giống không thể cho sữa và trứng nhưng mang những gen xác định khả năng cho sữa hoặc trứng, các gen này di truyền được cho những cá thể cái ở đời sau.
- Người ta cho con đực giống đã qua kiểm tra lai với con cái có năng suất cao. Sau đó, các con đực non tốt của cặp bố mẹ này lại tiếp tục được kiểm tra.
Nêu những điểm giống và khác nhau giữa phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể?
- Giống: Đều chọn lựa giống tốt, chọn 1 lần hay nhiều lần.
- Khác: Cá thể con cháu được gieo riêng 
Thế nào là phương pháp chọn lọc cá thể?
- Là chọn lấy một số ít cá thể tốt nhân lên riêng rẽ theo từng dòng.
Cách tiến hành: 
- Ở năm I: Trên ruộng chọn giống khởi đầu, người ta chọn ra những cá thể tốt nhất. Hạt của mỗi cây được gieo riêng từng dòng để so sánh (năm II)
- Năm II: Người ta so sánh các dòng với nhau, so với giống gốc và giống đối chứng để chọn dòng tốt nhất, đáp ứng mục tiêu đề ra.
- Ưu điểm: Phối hợp được chọn lọc dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen.
- Nhược điểm: Theo dõi công phu, tốn thời gian 
Þ Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt nhân lên riêng rẽ theo từng dòng.
HS đọc KLC/ sgk trang 107
KLC trang 107
Củng cố, luyện tập: 3’
? HSTB: Đọc kết luận chung sgk trang 107?
 - HS đọc kết luận chung sgk trang 107
? HSKG: Phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần được tiến hành như thế nào? Ưu, nhược điểm của phương pháp này?
Chọn lọc hàng loạt lần 1: 
Năm I: Người ta gieo trồng giống khởi đầu để chọn lọc các cây ưu tú phù hợp với mục đích của chọn lọc (1). 
Năm II: Hạt của các cây ưu tú được gieo chung để làm giống cho vụ sau.
Năm III: Người ta so sánh giống tạo ra bằng chọn lọc hàng loạt được gọi là “ Giống chọn lọc hàng loạt” (3) với giống khởi đầu (2) và giống đối chứng (4).
Chọn lọc hàng loạt lần 2: 
Nếu vật liệu khởi đầu có chất lượng quá thấp hay thoái hóa nghiêm trọng về năng xuất và chất lượng, chọn lọc lần 1 chưa đạt yêu cầu đặt ra thì phải tiến hành chọn lọc lần 2 hoặc lần 3, 4 cho đến khi đạt yêu cầu.
Ưu nhược điểm:
Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi.
Do chọn lọc dựa chủ yếu trên kiểu hình không kiểm tra được kiểu gen nên dễ bị nhầm với thường biến phát sinh do điều kiện khí hậu và địa hình.
Chọn lọc hàng loạt thường chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến một mức độ nào đó rồi dừng lại.
? HSTB: Phương pháp chọn lọc cá thể có ưu, nhược điểm gì?
- Ưu điểm: Phối hợp được chọn lọc dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen.
- Nhược điểm: Theo dõi công phu, tốn thời gian 
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 107.
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Đọc mục” Em có biết”
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 39.doc