Kiến thức:
- Kể được các dạng đột biến số lượng NST
- Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện đột biến NST.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
Ngày soạn: ......./..... /. Tiết 26 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (TT) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kể được các dạng đột biến số lượng NST - Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện đột biến NST. 2. Kỹ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong tiết học B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: - Kĩ năng hợp tác, ứng xử/giao tiếp, lắng nghe tích cực. . - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, Internet... để tìm hiểu về khái niệm, sự phát sinh các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể. - Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến. C. Phương pháp giảng dạy: + Hoạt động nhóm + Thực hành - tái hiện + Quan sát - Tái hiện D. Chuẩn bị giáo cụ: 1. Giáo viên: Hình minh họa 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà E. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’) 2. Kiểm tra bài củ: (5’) - Thế nào là hiện tượng dị bội thể? Minh họa cụ thể - Nêu nguyên nhân hình thành thể 2n + 1, 2n - 1 3. Nội dung bài mới: a, Đặt vấn đề: (2’) Khi bộ nhiễm sắc thể của loài tăng lên bội số của n không phải 2n gọi là gì? Nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng đó như thế nào? Đó là nội dung chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay. b, Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm đa bội thể(30’). GV: Yêu cầu học sinh xem sgk và cho biết hiện tượng đa bội thể là gì? HS: Xem sgk tìm câu trả lời, bổ sung cho nhau GV: Nêu định nghĩa thể đa bội HS: Ghi nhớ nội dung GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk để hoàn thành phần hoạt động HS; Thảo luận nhóm, nêu ý kiến của nhóm GV: Hậu quả của đa bội thể là tế bào tăng lên gấp bội, khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu của cơ thể tăng lên. HS: Ghi nhớ, tham khảo thêm sgk để hoàn thiện phần ghi nhớ III.Hiện tượng đa bội thể: 1.Khái niệm: - Đa bội thể: Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắ thể là bội số của n không phải là 2n vd: 3n,4n,5n... -Hậu quả: tế bào đa bội có số NST tăng lên gấp bội, số ADN tăng dẫn đến quá trình tổng hợp Prôtêin diễn ra mạnh mẽ, đến kích thước tế bào lớn hơn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng và phát triển tốt khả năng chống chịu tốt 4. Củng cố: (5’) - Đọc tóm tắt phần ghi nhớ sgk - Làm bài tập 2, 3 sgk 5. Dặn dò: (2’) - Học bài cũ, học thuộc phần ghi nhớ sgk - Xem trước bài thường biến, soạn các nội dung phần hoạt động
Tài liệu đính kèm: