Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Thị Trấn Gio Linh - Trần Thị Hương

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Thị Trấn Gio Linh - Trần Thị Hương

Kiến thức:

- Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

- Nắm được hiện tượng di truyền và biến dị.

- Nắm được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

- Hiểu và nêu được 1 số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học.

2. Kỹ năng:

Nghiên cứu kênh hình thu nhận kiến thức

 

doc 129 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Thị Trấn Gio Linh - Trần Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2010
Ngày dạy: /8/2010
Di truyền và biến dị
Chương I: các thí nghiệm của men đen
Tiết 1: men đen và di truyền học.
I- Mục tiêu: Học sinh học xong bài này phải nắm được:
1. Kiến thức:
- Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Nắm được hiện tượng di truyền và biến dị.
- Nắm được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Hiểu và nêu được 1 số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học.
2. Kỹ năng:
Nghiên cứu kênh hình thu nhận kiến thức
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
ii. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
III- Phương tiện dạy học:
- Sách giáo viên.
- Tranh 1.2 SGK phóng to.
- ảnh hoặc chân dung của Menđen.
Iv- Tiến trình bài học:
1- GV giới thiệu tổng quát chương trình Sinh học lớp 9 và chương I.
2- Bài mới: 
hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:( 18’)
GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 1 SGK.
GV thuyết trình:
Di truyền học nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng DT và BD.
H: Hãy liên hệ xem bản thân mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào? Vậy thế nào là DT? BD?
Từ ví dụ, GV khái quát khái niệm:
H: Hãy nêu mối quan hệ giữa DT và BD?
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK.
H: Đối tượng nghiên cứu của di truyền học?
GV giảng giải 3 nội dung của hiện tượng 
DT & BD:
- CSVC & cơ chế: Bố mẹ truyền cho con 
những đặc tính giống mình thông qua cấu trúc vật chất và theo cách nào.
- Các quy luật DT: Những đặc tính của bố mẹ biểu hiện ở các đời con cháu theo những xu thế tất yếu ra sao, trong những mối quan hệ số lượng như thế nào.
- Nguyên nhân và quy luật BD: Do đâu mà con mang những đặc điểm khác nhau và khác vơíu bố mẹ. Những sai khác này biểu hiện dưới những hình thức như thế nào và theo những xu hướng ra sao.
H: Nêu ý nghĩa của Di truyền học?
Hoạt động 2:( 12’)
GV hướng dẫn HS đọc phần "Em có biết trang 7 SGK", quan sát H1.2 và nghiên cứu SGK.
H : Men đen dùng phương pháp nào để nghiên cứu di truyền học ?
H: Nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?
H: Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen?
GV nêu rõ đối tượng n/c của Men Đen là đậu Hà Lan.
H: Tại sao Men Đen lại chọn đậu Hà Lan làm đối tượng n/c?
Hoạt động 3:( 10’)
GV nêu từng khái niệm sau đó yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ.
- Tính trạng tương phản: (Trắng - Đen).
- Tính trạng tương ứng: (Đen- Xanh) : không hoàn toàn tương phản.
Nội dung
1. Di truyền học:
* Hiện tượng DT,BD.
- Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho con cháu.
- Biến dị : Là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
Mối quan hệ: BD và DT là 2 hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.
* Đối tượng, nội dung và ý nghĩa của di truyền học.
- Đối tượng : là bản chất và quy luật của 
hiện tượng di truyền và biến dị.
 Cơ sở vật chất 
- Nội dung: Cơ chế 
 Tính quy luật
của hiện tượng DT và BD.
- ý nghĩa: SGK.
2. Menđen - Người đặt nền móng cho Di truyền học.
Menđen dùng phương pháp phân tích các thế hệ lai.
Nội dung: 
- Lai các cặp bố mẹ khác nau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
- Dùng toán thống kê để phân tích, từ đo rút ra quy luật di truyền của các tính trạng.
3- Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học.
a. Một số thuật ngữ:
- Tính trạng:
- Cặp tính trạng tương phản:
- Nhân tố di truyền:
- Giống (dòng ) thuần chủng:
b. Một số ký hiệu:
- P : Cặp bố, mẹ xuất phát.
- x : Phép lai.
- G : Giao tử.
- ♂ : Cơ thể đực (hoặc giao tử đực)
- ♀ : Cơ thể cái (hoặc giao tử cái)
- F : Thế hệ con lai.
-F1 : Là thế hệ thứ nhất con của P.
-F2 : Là thế hệ thứ 2 (Từ F1).
V. Củng cố: Tóm tắt ý chính của bài.
 - Trả lời câu 2,4 phần câu hỏi và bài tập .
VI. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
********************************
Ngày soạn: 20/8/2010
Ngày dạy: /8/2010	 
Tiết 2: Lai một cặp tính trạng.
I- Mục tiêu: Học sinh học xong bài này phải :
1. Kiến thức :
- Nắm được thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Men đen.
- Nêu được các khái niệm KH, KG, thể đồng hợp, thể dị hợp.
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li .
- Giải thích được kết quả TN theo quan niệm của Menđen.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình.
3. Thái độ:
ii. phương pháp : Đặt và giải quyết vấn đề- Quan sát tìm tòi.
IIi- Phương tiện dạy học:
- Sách giáo viên.
- Tranh 2.1, 2.2, 2.3 SGK phóng to.
Iv- Tiến trình bài học:
1- Hỏi bài cũ: - Lấy ví dụ về các tính trạng tương phản?
 - Thế nào là giống thuần chủng?
2- Bài mới: 
hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:( 15’)
GV dùng tranh phóng to H2.1 SGK để giới thiệu về sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà lan.
H: Vì sao phải cât bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa?
(GV treo H2.2 giải thích.)
GV viết bảng 2 yêu cầu HS lên điền tỉ lệ các loại KH ở ở F2 vào ô trống.
H: Em có nhận xét gì về kết quả lai ở H2.2 và bảng 2?
GV phân tích tính trạng trội, lặn, KH.
H: Dựa vào kết quả ở bảng 2 và cách gọi tên các tính trạng của Menđen và hãy điền các từ hoặc cụm từ : đồng tính, 3 trội : 1 lặn vào các chỗ trống trong câu ở SGK? 
(GV viết vào bảng phụ yêu cầu HS lên điền)
Hoạt động 2:( 25’)
GV treo H2.3 hướng dẫn HS quan sát.
H: Hãy quan sát H2.3 và cho biết :
- Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2?
- Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 đỏ: 1 trắng.
GV giải thích thể ĐH, thể DH.
KG quy định KH của cơ thể.
Menđen đã giải thích các kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
Nội dung
1. Thí nghiệm của Menđen.
Kết luận:
Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm.
 Đỏ Trắng
P: AA x aa
G A a
F1: Aa (Đỏ) x Aa (Đỏ)
G A a A a
F2: 1AA : 2 Aa : aa
 3 đỏ: 1 trắng
*Quy luật phân li :
Trong qúa trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
V. Củng cố dặn dò : - Nêu khái niệm thể ĐH, DH, KG, KH.
 - Phát biểu nội dung quy luật phân li.
 -Bài tập1,2,3,4 SGK
VI. Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
********************************
Ngày soạn: 25 /8/2010
Ngày dạy: /8/2010
Tiết 3: Lai một cặp tính trạng. (Tiếp theo)
I- Mục tiêu: *Học sinh học xong bài này phải :
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích .
- Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều 
 kiện nhất định.
- Nêu được ý nghĩa của các quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
- Hiểu và phân biệt sự di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn.
2. Kỹ năng
 - Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh cho HS. 
3. Thái độ:
ii. Phương pháp: 
Đặt và giải quyết vấn đề- Quan sát tìm tòi 
III. Phương tiện dạy học:
- Sách giáo viên.
- Tranh H.3 SGK phóng to.
IV- Tiến trình bài học:
1- Hỏi bài cũ: - Nêu khái niệm KH, KG?
 - Lấy ví dụ về thể đồng hợp, thể dị hợp.
2- Bài mới: 
hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:( 15’)
GV khắc sâu lại các khái niệm KH, KG thể ĐH, DH (Dựa vào H2.3)
H: Hãy xác định kết quả của những phép lai sau:
1) P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 A A a a 
2) P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 A a a a 
H: Em có nhận xét gì về kết quả của 2 phép lai trên về KH và KG?
Từ nhận xét của HS , GV nêu: Để xác định được KG của cá thể mang tính trạng trội cần phải thực hiện phép lai phân tích.
 Vậy thế nào là phép lai phân tích? GV dùng bảng phụ cho HS điền tiếp vào chỗ trống (như SGK)
H: Vậy ý nghĩa của phép lai phân tích?
 GV mở rộng thêm: Ngoài phép lai phân tích ở thực vật lưỡng tính có thể cho tự thụ phấn để xác định KG.
Hoạt động 2:( 15’)
GV thuyết trình về sự tương quan trội - lặn.
 GV hướng dẫn HS đọc thông tin ở mục IV.
H: Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
H: Trong sản xuất để tránh sự phân li tính trạng diễn ra, trong đó xuất hiện tính trạng lặn xấu người ta thường làm gì?
(Kiểm tra độ thuần chủng của giống)
H: Vậy để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào? 
Hoạt động 3:( 10’)
GV hướng dẫn HS quan sát H.3
H: Em có nhận xét gì về kết quả phép lai trên?
GV giải thích bằng sơ đồ lai và lưu ý HS viết ký hiệu trội không hoàn toàn.
H: Từ sơ đồ lai và H3 hãy điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong SGK
Gọi 1 HS đọc kết quả điền các bạn khác nhận xét.
Cuối cùng giáo viên rút ra kết luận phép lai trội không hoàn toàn
Nội dung
III- Lai phân tích.
* Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định KG với các thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì các thể mang tính trạng trội có KG đồng hợp trội, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá đó có KG dị hợp.
IV- ý nghĩa của tương quan trội - lặn.
Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới SV, trong đó tính trạng trội thường có lợi. 
 Vì vậy: Trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng 1 KG nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
V- Trội không hoàn toàn.
 Đỏ Trắng
P: A A x a a
G: A a
F1: A a x A a (Hồng) 
G: A , a A , a
F2: 1 A A : 2 A a : 1 a a 
 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng 
V- Củng cố dặn dò: 
 Câu 1: Về mặt biểu hiện, trội không hoàn toàn khác trội hoàn hoàn ở những điểm 
 căn bản nào?
a) F1 thể hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
b) F2 có tỉ lệ phân li KH là: 1 : 2 : 1.
c) Do gen trội không hoàn toàn lấn át gen lặn.
d) Do ảnh hưởng của môi trường.
 (Đáp án: a)
Câu 2: Để xác định một tính trạng là trội hoàn toàn hay lặn, người ta thực hiện phép lai nào?
a) Lai phân tích : kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội .
b) Lai thuận nghịch : kết quả lai giống nhau thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội.
c) Lai hai cá thể thuần chủng, khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản; tính trạng biểu hiện là tính trạng trội.
d) Cho các  ... gây ô nhiễm môi trường? Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?
Câu 2: Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả?
Phương pháp
GV hướng dẫn HS quan sát, nghiên cứu H55.1 đến H55.4.
H: Quan sát và liên hệ thực tế xem con người đã có những biện phapa haqnj chế môi trường bị ô nhiễm như thế nào?
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng 55.
Sau khi thảo luận yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày đáp án.
GV treo đáp án đúng cho HS đối chiếu.
H: Vậy hậu quả của ô nhiễm môi trường là gì?
H: Con người đã có những biện pháp gì để phòng chống ô nhiễm môi trường?
Nội dung
III. Hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Bảng 55. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm.
(SGK).
Đáp án:
a, b, d, e, g, i, k, l, m, o.
c, d, e, g, i, k, l, m, o.
g, k, l, n.
d, e, g, h, k,l.
g, k, l.
c, d, e, g, k, l, m, n.
g, h.
g, i, k, o, p.
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và gây ra nhiều bệnh cho con người.
- Biện pháp phòng chống:
 + Xử lí rác thải.
 + Cải tiễn công nghệ.
 Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm.
+ Tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.
IV. Củng cố: GV cho HS đọc thêm tư liệu trong sách “Bài giảng Sinh học” của Trần Hồng Hải.
V. bài tập: 1, 2 SGK.
- Yêu cầu HS tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương theo nhóm và điền vào các bảng trong SGK.
Ngày 8/4/2008
Tiết 59-60. Bài 56-57 Thực hành 
Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
I- Mục tiêu: * Học sinh học xong bài này phải :
- Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện pháp khắc phục.
- Nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Giấy, bút.
- Kẻ sẵn từ nhà các bảng theo mẫu trong bài để tiện ghi chép kết quả điều tra.
III. Cách tiến hành:
1. Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường.
Tổ chức cho HS điều tra tại khu vực xung quanh trường học và sông Bùng.
Hoàn thành các thông tin trong bảng 56.1, 56.2 SGK. 
Bảng 56.1. Các nhân tó sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm.
Nhân tố vô sinh
Nhân tố hữu sinh
Hoạt động của con người trong môi trường.
-...
-...
-...
-...
-...
-...
Bảng 56.2 Điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm.
Các tác nhân gây ô nhiễm
Mức độ ô nhiễm
(ít/nhiều/rất ô nhiễm)
Nguyên nhân gây ô nhiễm
Đề xuất biện pháp khắc phục
2. Điều tra tác động của con người tới môi trường.
Thực hiện các bước sau:
Bước 1: Điều tra thành phần hệ sinh thái trong khu vức thực hành (Sông Bùng)
Bước 2: Quan sát những khu vực gần kề chưa bị tác động để so sánh với khu vực bị con người tác động mạnh.
Bước 3: Phân tích hiện trạng của môi trường.
Bước 4: Ghi tóm tắt các kết quả trên vào bảng56.3.
Bảng 56.3. Điều tra tác động của con người tới môi trường.
Các thành phần của hệ sịnh thái hiện tại
Xu hướng biến đổi các thành phần của hệ sinh thái trong thời gian tới
Những hoạt động của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái
Đề xuất biện pháp khắc phục, bảo vệ
IV. Thu hoạch:
GV yêu cầu HS viết thu hoạch vào vở theo mẫu sau:
Tên bài thực hành:
1. Kiến thức lí thuyết:
Trả lời các câu hỏi sau:
Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát? Có cách nào khắc phục được không?
Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó?
Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là xấu hay tốt lên? Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó?
2. Cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành về tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương? Nhiệm vụ của HS đối với công tác phòng chống ô nhiễm là gì?
	Ngày 14/4/2008
Chương IV. Bảo vệ môi trường
Tiết 61. Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
I- Mục tiêu: * Học sinh học xong bài này phải :
	Phân biệt và lấy được ví dụ minh hoạ các dạng tài nguyên thiên nhiên, đồng thời trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II- Phương tiện dạy học:
 -Tranh phóng to H.58.1. SGK.
III. Tiến trình bài học. 
Phương pháp
GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK ghi kết quả vào bảng 58.1 SGK.
H: Nêu tên các dạng tài nguyên không có khả năng tái sinh ở nước ta?
H: Theo em, tài nguyên rừng là dạng tài nguyên không tái sinh hay tái sinh? Vì sao?
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 58.2 SGK.
H: Hãy giải thích vì sao trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn đất?
GV yêu cầu điền thêm vào bảng 58.3 những ví dụ về ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục.
H: Nếu bị thiếu nước sẽ có tác hại gì?
H: Nêu hậu quả của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm?
H: Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước không? Tại sao?
H: Nêu hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng ?
H: Em hãy kể tên 1 số khu rừng nổi tiếng của nước ta hiện đang được bảo vệ tốt. Theo em, chúng ta phải làm gì để bảo vệ các khu rừng đó?
Nội dung
I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu.
- Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa...) là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
- Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước...)
II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất:
- Là không làm cho đất bị thoái hoá.
- Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất.
2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước:
 Là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.
3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng.
Là kết hợp giữa khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng...
* Kết luận: Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.
 IV. Củng cố:
1.Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh khác nhau như thế nào?
2. Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch?
 V. Bài tập: 1,2,3,4 SGK.
Ngày 14/4/2008
Tiết 62. Bài 59 . Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã.
I- Mục tiêu: * Học sinh học xong bài này phải :
- Giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang ã, đồng thời nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II- Phương tiện dạy học:
 -Tranh phóng to H.59. SGK.
III. Tiến trình bài học. 
Phương pháp
Thiên nhiên hoang dã: Các loài SV và môi trường sống của chúng.
H: Giải thích tại sao giữ gìn thiên nhiên hoang dã để góp phần giữ cân bằng sinh thái?
Tốc độ mất rừng hàng năm trên thế giới là 20 triệu ha. Việt Nam năm 1943 có 13,3 triệu ha rừng, hiện nay còn 8,5 triệu ha chiếm 23,8% diện tích đất.
Tốc độ mất rừng ở Việt Nam là: 
200 000ha/năm trong đó 6000ha do khai hoang; 50 000 ha do cháy; 90 000 ha do khai thác gỗ quá mức.
 H: Qua quan sát H59 em hãy nêu các biện pháp chủ yếu bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
Hãy lấy các ví dụ minh hoạ các biện pháp trên?
GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm hoàn thành bảng 59.SGK.
H: Hãy nêu các biện pháp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá? Hiệu quả của các biện pháp đó?
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm về trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên.
H: Em có thể làm gì để tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên?
Nôi dung
1.ý nghĩa của việc khôi phục và gìn giữ thiên nhiên hoang dã.
- Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
- Là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
2. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên.
a. Bảo vệ tài nguyên sinh vật.
 Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp trồng cây gây rừng. 
b.Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá.
- Thảm thực vật có tác dụng chống xói mòn đất, giữ ẩm cho đất. Thực vật còn là thức ăn và nơi ở của các loài sinh vật khác.
- Trồng cây gây rừng kết hợp với bảo vệ các loài sinh vật sẽ góp phần bảo vệ các nguồn gen quý.
3. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
 ứng dụng công nghệ sinh học.
IV. Củng cố: 
Thế nào là hệ sinh thái bị thoái hoá?
Có những biện pháp nào cải tạo hệ sinh thái bị suy thoái?
V. Dặn dò: Làm BT 1,2 SGK.
Ngày 14/4/2008
Tiết 63. Bài 60+61 . Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái-luật bảo vệ môi trường
I- Mục tiêu: * Học sinh học xong bài này phải hiểu được: 
- Lí do phải bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái .
- Các biện pháp chủ yếu để bảo vệ các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp.
- Sự cần thiết phải có Luật Bảo vệ môi trường.
- Những nội dung chính của Luật Bảo vệ môi trường.
- Trách nhiệm của mỗi học sinh nói riêng, mỗi người dân nói chung trong việc chấp hành luật.
II- Phương tiện dạy học:
 -Tranh phóng to H.59. SGK.
III. Tiến trình bài học. 
Phương pháp
GV hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 60.1. SGK.
H: Hãy nêu tên các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất, lấy ví dụ?
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm:
H: Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước như thế nào?
GV yêu cầu từng nhóm hoàn thành bảng 60.2 SGK.
GV hướng dẫn HS thảo luận hoàn thành bảng 60.3 SGK.
H: Hãy chứng minh rằng nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú?
H: Cần làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái nông nghiệp?
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 61. SGK.
GV cho HS đọc SGK.
H: Theo em, chúng ta cần làm gì để thực hiện và động viên những người khác cùng thực hiện Luật Bảo vệ môi trường?
H: Hãy kểt tên hững hành động, sự việc mà em biết đã vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Theo em, cần phải làm gì để khắc phục những vi phạm đó?
Nội dung
I. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
1. Sự đa dạng của các hệ sinh thái.
Hệ sinh thái rừng.
Hệ sinh thái biển.
Hệ sinh thái nông nghiệp...
2. Bảo vệ các hệ sinh thái rừng.
Xây dựng kế hoạch khai thác ở mức độ hợp lí.
Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
Phòng chống cháy rừng.
Định canh, định cư, trồng rừng...
3. Bảo vệ hệ sinh thái biển.
- Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải.
- Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.
- Chống ô nhiễm môi trường biển...
.-ệp.
Bảo vệ và cải tạo các hệ sinh thái nông nghiệp để đạt năng suất và hiệu quả cao.
II.Luật bảo vệ môi trường.
1. Sự cần thiết ban hành luật.
 Nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
2. Một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
a. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (chương II).
 (SGK)
b. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương III)
(SGK.)
3. Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường.
- Mọi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
IV. Củng cố: GV khái quát những ý chính của bài.
V. Dặn dò: Bài tập 1,2,3,4 Trang 183 và BT 1,2,3 Trang 185 SGK.
	Ngày 25 /4/2008
Tiết 64 (Phần trình chiếu)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 9.doc