Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS thị trấn Phố Lu

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS thị trấn Phố Lu

. Kiến thức:

- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

- Hiểu được công lao và các phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng nghiên cứu tài liệu, phân tích tổng hợp.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức tự học , say mê môn sinh học, bước đầu thấy được cơ sở khoa học của di truyền học

B - Phương tiện-đồ dùng dạy - học.

 

doc 91 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1021Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS thị trấn Phố Lu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/9/2007 
	Ngày giảng:	 6 /9/2007 
Di truyền và biến dị
Chương 1. Các thí nghiệm của menđen
Tiết 1. Menđen và di truyền học
A - Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức:
- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
- Hiểu được công lao và các phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, kí hiệu trong di truyền học.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng nghiên cứu tài liệu, phân tích tổng hợp.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức tự học , say mê môn sinh học, bước đầu thấy được cơ sở khoa học của di truyền học
B - Phương tiện-đồ dùng dạy - học.
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tranh phóng to hình 1.2 SGK.
 - Tranh hay ảnh chân dung của Menđen.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Chuẩn bị bài mới
C - Tiến trình lên lớp.
 1. ổn định tổ chức(1phút)
 2. Mở bài: (sgk)
 3. Bài mới.(35-40 phút).
 * Hoạt động 1. Di truyền học là gì.?
 - Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung nghiên cứu, ý nghĩa của di truyền học.
 - Tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 GV :
-Đàn gà con sinh ra thường giống mẹ ở điểm nào?
GV: Những đặc điểm được truyền từ gà mẹ -> DT.
?Di truyền là gì?
 GV : Có phải đàn gà con hoàn toàn giống mẹ không?
GV Những đặc khác nhau đó gọi là biến dị.
? Biến dị là gì?
? Mối quan hệ giữaDT và BD?
Đối tượng nghiên cứu của DT học là gì?
GV Mở rộng kiến thức
 Vai trò của ngành DTH hiện nay?
GVKết luận chung.
HS: liên hệ thực tế trả lời
HS khác bổ sung 
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi: Là những đặc điểm giống nhau.
- Có những đặc điểm khác nhau: màu lông.
HS Dựa vào SGK trả lời
HS So sánh sự khác nhau giữa mình và bố mẹ
-Suy nghĩ trả lời câu hỏi
HS Dựa vào SGK trả lời
I/ Di truyền học.
-Di truyền là hiện tượng truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái 
- BD là hiện tương con cái sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
-DT và BD là hai hiện tượng // và gắn liền nhau trong quá trình sinh sản.
 - DTH là KH nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và quy luật của DT và BD.
 *Hoạt động 2. MenĐen người đặt nền móng cho DTH( 15 ')
 - Mục tiêu: HS biết phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen . 
 - Tiến hành:
 GVcho HS qs ảnh chân dung của Men Den ,đọc mục “em có biết”trang5.
Gv:. Ông đã áp dụng P.P độc đáo nào vào việc nghiên cứu DT ?
? Phương pháp phân tích thế hệ lai có nội dung thế nào?
GV treo tranh. H1.2 yêu cầu HS qs cho biết
? Em có nhận xét gì về những tính trạng đem lai?
GV Đó là những tính trạng tương phản.
?Thời gian ông nghiên cứu là bao nhiêu?
? KQ công trình nghiên cứu đó?
? Đối tượng nghiên cứu? ?Tại sao lại nghiên cứu trên đậu Hà Lan? 
HS Quan sát hình vẽ trả lời
-Nghiên cứu SGK trả lời.
1-2 em phát biểu, em khác nhận xét.
HS Quan sát.
HS các tính trạng trái ngược nhau.
- HS Chú ý lắng nghe.
- Dựa vào SGK trả lời
-Chú ý ghi bài
II. Menden người đặt nền mong cho DTH.
-Menđen ( 1822-1884)
- Menđen dùng p.p phân tích thế hệ lai.
-ND phương pháp:SGK
- Các tính trạng đối lập nhau: Quả xanh x Quả vàng
 *Hoạt động 3. Một số thuật ngữ cơ bản của DTH(5 ')
 - Mục tiêu: HS biết các thuật ngữ cơ bản của DTH.
 - Tiến hành:
? Em hãy nêu những thuận ngữ mà em biết?
GV Mở rộng kiến thức.
? Liệt kê lên bảng và nêu ý nghĩa ?
GVTổng kết ý kiến
-Nghiên cứu SGK trả lời.
1-2 em phát biểu, em khác nhận xét.
- Chú ý ghi bài
II.Một số thuật ngữ cơ bản.
* Các thuật ngữ: Tính trạng, nhân tố DT, giống.
*Các kí hiệu:P;G;F. 
(SGK)
 4. Củng cố, kiểm tra đánh giá:
- G: nhấn mạnh những ý cơ bản.
-H: Đọc KL cuối bài.
? Chọn câu trả lời đúng nhất?"Tại sao MĐ lại chọn các t.t tương phản khi nghiên cứu:
a) Để dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các cặp tính trạng.
b)Để dễ dàng thực hiện phép lai.
c) Để dễ chăm sóc và tác động vào đối tượng đem lai.
d)Cả a,b,c 
Đáp án: a
5.Hướng dẫn hoạt động ở nhà:
- Học bài theo vở+ SGK.
- Nghiên cứu bài mới:Lai một cặp tính trạng, kẻ bảng 2 SGK vào vở bài tập
D - Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 6/9/2007 
	 	 Ngày giảng: 7/9/2007 
Tiết 2. Lai một cặp tính trạng 
A - Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
- Nêu được các khái niệm kiểu hình (KH), kiểu gen (KG), thể đồng hợp, thể dị hợp
- Phát biểu được nội dung quy luật phân li.
- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen.
2.Kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả nhận biết, phân tích, phân biệt, so sánh, hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức tự học , say mê, hứng thú học môn DTH
B - Phương tiện-đồ dùng dạy - học.
 1.Chuẩn bị của giáo viên:
 -Tranh phóng to hình 2.1, 2.3 SGK
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Nghiên cứu trước bài
C - Tiến trình lên lớp.
 1.ổn định tổ chức(1phút)
 2.Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)
 ?Di truyền học là gì? Menđen đã dùng phương pháp nào nghiên cứu về DTH ? Nội dung pp như thế nào?
 3.Bài mới.(35 phút).
 * Hoạt động 1. Thí nghiệm của Men Den .(15')
 - Mục tiêu: HS nêu được thí nghiệm của MĐ về lai một cặp tính trạng.
 - Tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Treo tranh phóng to hình 2.1
G: Yêu cầu h/s quan sát tranh và nghiên cứu SGK
? TRình bày thí nghiệm của Menđen?
G: Treo bảng phụ 2: KQ thí nghiệm.
? Hãy cho biết kết quả thí nghiệm?
G: Yêu cầu h/s thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2.
?Tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 như thế nào?
? Nếu thay đổi vị trí của bố hoặc mẹ thì Kq có thay đổi không?
G: Đỏ là TT trội, vàng là TT lặn.
? Thế nào là TT trội, lặn?
? Hãy xác định trong bảng2 những TT trội- lặn?
G: Yêu cầu h/s thảo luận nhóm thực hiện lệnh SGK
G: Nhận xét chung .
H: Quan sát, nghiên cứu thông tin SGK
1-2 trình bày, em khác nhận xét, bổ sung.
 - H quan sát
- Lên bảng trình bày
- H báo cáo kết quả
H: Kq không thay đổi
Quan sát tranh vẽ
- Dựa vào SGK trả lời
- Các nhóm thảo luận, đại diện 1 nhóm trả lời.
I/ Thí nghiệm của Menđen
*ND thí nghiệm: SGK
* KQ:
P: Hoađỏ X Hoa trắng
F1: 100% Hoa đỏ
F2: 3 Hoa đỏ: 1Hoa trắng
- Kiểu hình F1 là đồng tính.
- Kiểu hình F2 phân tính theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
-Tính trạng được biểu hiện ở F1 là tính trạng trội., không được biểu hiện là tính trạng lặn.
* Khi lai hai cơ thể mẹ khác nhau về một cặp TT thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về TT của bố hoặc mẹ còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ TB là 3 trội: 1 lặn.
 *Hoạt động 2. Men đen giải thích kết quả thí nghiệm.(18-20phút)
 - Mục tiêu: HS hiểu được cách giải thích TN của Menđen để vận dụng sau này.
 - Tiến hành:
G:Treo tranh phóng to hình 2.3
-Phát phiếu học tập cho h/s
? Menđen giải thích KQ TN như thế nào?
G:Nhận xét và tóm tắt=sơ đồ.
G:Hướng dẫn h/s thấy được sự tổ hợp tự do của giao tử
-> hợp tử.
- H: Quan sát
-Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
-Đại diện 1-2 nhóm trả lời., nhóm khác bổ sung.
-H: chú ý nghe và ghi bài
- H: Ghi bài
II/ Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
- Mỗi TT do một nhân tố DT quy định được biểu diễn = các chữ cái.
- Khi GP thì phân li-> giao tử. Khi thụ tinh thì tổ hợp-> hợp tử.
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA aa
G: A a
F1 Aa 
G: A,a A,a
F2:1AA: 2Aa: 1aa
3 Hoa đỏ: 1Hoa trắng
4. Củng cố, kiểm tra đánh giá:3
- Đọc ghi nhớ SGK.
- G: hướng dẫn học sinh phân tách 2 ĐL.
? Tại sao khi lài 2cơ thể P khác nhau về 1 cặp TT tương phản thì ở F2 có tỉ lệ 3T:1L?
a) Các nhân tố DT phân li đều trong giao tử.
b) Các giao tử KH tự do trong thụ tinh.
c) Kiểu gen AA, Aa, đều biểu hiện TT trội, aa biểu hiện TT lặn.
d) Cả a, b,c
*Bảng 1: Kết quả thí nghiệm của Menđen
P
F1
F2
Tỉ lệ kiểu hình
Hoa đỏ x hoa trắng
Thân cao x thân lùn
Quả lục x quả vàng
Hoa đỏ
Thân cao
Quả lục
705 HĐ ; 224 HT
787 thân cao ; 277 lùn
428 quả lục ; quả vàng
3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
3 thân cao : 1 thân lùn
3 quả lục : 1 quả vàng
5.Hướng dẫn hoạt động ở nhà:
- Học bài theo vở+ SGK.Làm bài tập (SGK)
- Nghiên cứu bài mới: Lai một cặp TT( Tiếp theo): Đọc kĩ bài, các thí nghiệm, quan sát hình vẽ
D - Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:10/9/2007
Ngày giảng:12 /9/2007
Tiết 3. lai một cặp tính trạng
(Tiếp theo)
A - Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
 - Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
- Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.
- Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
- Hiểu và phân biệt được sự di truyền trội không hoàn toàn (di truyền trung gian) với di truyền trội hoàn toàn.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả, phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức nghiêm túc, say mê, hứng thú học mônDTH, tin tưởng vào chân lý khoa học
B - Phương tiện-đồ dùng dạy - học.
 1.Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tranh minh hoạ lai phân tích.
 - Tranh phóng to hình 3 SGK.
 2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Nghiên cứu trước bài, 
C - Tiến trình lên lớp.
 1.ổn định tổ chức(1phút)
 2.Kiểm tra đầu giờ: (5 phút)
 ?Phát biểu qui luật phân ly tính trạng ở F1 và F2? Giải thích định luật bằng sơ đồ phép lai?
 - HS lên bảng trả lời. Lớp chú ý nhận xét, bổ sung.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 3.Bài mới.(35 phút).
 * Hoạt động 1. Lai phân tích.( 17 phút)
 - Mục tiêu: HS nắm MĐ,ND, ý nghĩa của phép lai phân tích.
 - Tiến hành:
- Yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin SGK.
G: dẫn dắt: AA, aa là kiểu gen.
? KG là gì?
? Các KG : aa, Aa, AA có đặc điểm gì?
- Gợi ý cho hs rút ra kết luận.
?Những cây hoa đỏ ở F2 trong phép lai của MĐ có KG như nào?
? Khi cho những cây này lai với cây hoa trắng thì KQ như nào?
-Yêu cầu H thảo luận nhóm thực hiện lệnh SGK
? Làm thế nào để XĐ kiểu gen của cá thể mang TT trội?
? Hãy điền từ vào chỗ trống?
? Vậy phép lai phân tích là gì?
G:Nhận xét bổ sung
-Nghiên cứu SGK, trả lời
-Quan sát trả lời
- AA: gôm 2 gen trội
- aa: Gồm 2 gen lặn
- Aa gồm 1 gen trội, 1 gen lặn.
-H tự rút ra khái niệm về 3 KG.
- Cây hoa đỏ có KG: AA, Aa
-H thảo luận nhóm tìm KQ phép lai, viết sơ đồ lai
H: Thực hiện phép lai như trên
-H tiến hành điền thông tin
( Học sinh có thể học theo SGK)
I/ Lai phân tích 
- KG là tổ hợp toàn bộ các gen trong TB cơ thể
+ KG:AA- Đồng hợp trội
+ KG: aa - đồng hợp lặn
+KG: Aa- Dị hợp
P: Hoa đỏ x hoa trắng
 AA aa
GP A a
F1 Aa – 100% hoa đỏ
P: Hoa đỏ x hoa trắng
 AA aa
GP 1A:1a a
F1 1Aa:1aa
1hoa đỏ : 1hoa trắng
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu KQ của phép lai là đồng tính thì cá thể mang TT trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn KQ của phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
 *Hoạt động 2. ý nghĩa của tương quan trội lặn.(7')
 - Mục tiêu: HS thấy được ý nghĩa của mối tương quan trội lăn.
 - Tiến hành:
G: Yêu cầu H nghiên cứu SGK.
?Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì?
G: Lưu ý là những tính trạng lặn thường là sấu
G: Chốt ý chí ... 
II. Các tác nhân hoá học.
- Dùng: EMS; NMU;NEU; côsixin t/đ trực tiếp lên phân tử ADN gây ra hiện tượng thay thế; mất hoặc thêm cặp nuclêôtit. 
- Cách tác động: SGK.
- Chú ý: Các hoá chất có tính độc.
 * Hoạt động 3. Tìm hiểu việc sử dụng ĐBNT trong chọn giống.(15 phút)
 -Mục tiêu: HS biết được cách sử dụng ĐBNT trong chọn giống
 - Tiến hành:
-Yêu cầu nghiên cứu SGK. ĐọcqSGK, thảo luận nhóm trả lời q
? Sử dụng ĐB trong chọn giống VSV; TV có điểm nào giống và khác nhau? theo những hướng nào? Tại sao ?
?Tại sao người ta ít SD phương pháp gây ĐB để chọn giống vật nuôi ?
G: Nhận xét,KLchung
- Nghiên cứu SGK.Thảo luận nhóm trả lời q và câu hỏi của GV.(3')
- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác NX,bổ sung.
- Chọn chủng VSV có sức sinh sản lớn, hoạt tính cao...
- Chọn giống cây trồng có n/s cao, phẩm chất tốt...
- ít SD với vật nuôi vì cơ quan SD nằm sâu bên trong.
- Kết luận và ghi bài.
III. Sử dung đột biến nhân tạo trong chọn giống.
- Chọn các VSV tạo ra chất có hoạt tính cao, ST mạnh, giảm sức sống à Vacxin.
- Cây trồng:rút ngắn thời gian ST, cho n/s, chất lượng cao, kháng sâu bệnh, chống chịu tốt, 
- ít SD với vật nuôi vì cơ quan SD nằm sâu bên trong.
4. Củng cố KT đánh giá(3')
-Học sinh đọc KL ( SGK)
? Sử dụng các tác nhân vật lý và hoá học để gây đột biến như thế nào?
? Những ưu - nhược điểm và triển vọng của sử dụng ĐB vào chọn giống?
5.Hướng dẫn hoạt động ở nhà:
- Học bài theo vở + SGK.Làm bài tập (SGK).
	- Nghiên cứu bài mới: "Thoái hoá do tự thụ phấn và giao phối gần" nghiên cứu bài, tranh vẽ và hình 34.3...
D - Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:14/01/2007 
 Ngày giảng:14/01/2007(9A;9B)
Tiết 37. thoái hoá do tự thụ phần 
và do giao phối gần
A - Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.
- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
 2.Kĩ năng:
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích, tổng hợp, kĩ năng HĐ nhóm...
 3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức say mê tìm tòi, nghiên cứu KH, yêu thích môn DTH.
B - Phương tiện-đồ dùng dạy - học.
 1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh về những biến dị ở vật nuôi, cây trồng do tự thụ phấn và giao phối gần.
 2.Chuẩn bị của học sinh:
 - Chuẩn bị bài mới, nghiên cứu thông tin và hình vẽ (SGK).
C - Tiến trình lên lớp.
 1. ổn đỉnh tổ chức(1phút)
 2. Kiểm tra đầu giờ(5')
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của H.
 ? Người ta sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống như thế nào?
 3.Bài mới.(38 phút).
 * Hoạt động 1. Tìm hiểu Hiện tượng thoái hoá .(10 phút)
 - Mục tiêu:HS biết được những biểu hiện của HT thoái hoá ở vật nuôi, cây trồng...
 -Tiến hành:
- Treo tranh 34.1 và 34.2
- Yêu cầu H nghiên cứu SGK, quan sát tranh, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi q SGK, trả lời câu hỏi :
? Hiện tượng thoái hoá là gì?
? HT thoái hoá do tự thụ phấn ở cây trồng biểu hiện như thế nào?
? Giao phối gần là gì? Hậu quả của việc giao phối gần ở động vật?
? Hãy lấy thêm một số ví dụ thực tê?
- Đại diện 1-2 nhóm H trả lời, nhóm H khác nhận xét, bổ sung.
- Mở rộng KT.
G: Nhận xét,KLchung .
- Nghiên cứu SGK, quan sát tranh. Đọc q SGK. Trả lời câu hỏi và q.(3')
- Đại diện 1-2 H nhóm trả lời, H nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cá thể sức sống kém dần: phẩm chất và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết...
- Giao phối gần là giao phối các con cái với nhau hoặc giữa bố mẹ và con cái.
- Sinh trưởng, phát triển khá yếu, khả năng sinh sản giảm, quái dị, dị tật bẩm sinh, chết non...
- Thảo luận toàn lớp.
- Kết luận và ghi bài.
I.Hiện tượng thoái hoá.
1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn
- Cá thể sức sống kém dần: phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết...
2. Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật
a) Giao phối gần
- Giữa các con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
b) Thoái hoá do giao phối gần
- Sinh trưởng, phát triển khá yếu, khả năng sinh sản giảm, quái dị, dị tật bẩm sinh, chết non...
 * Hoạt động 2. Tìm hiểu những nguyên nhân của HT thoái hoá.(10 phút)
 - Mục tiêu: HS biết được những nguyên nhân gây thoái hoá ở thực vật và động vật.
 - Tiến hành:
- Treo Hình 34.3
- Yêu cầu H quan sát, nghiên cứu SGK thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi q 
? Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giáo phối gần tỉ lệ đồng hợp và dị hợp thay đổi như thế nào? Tại sao?
? Tại sao tự thụ phấn và giao phối gần lại gây ra thoái hoá?
- Đại diện 1-2 nhóm H trả lời, nhóm H khác nhận xét, bổ sung.
G: Nhận xét,KLchung .
- Nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình vẽ.
- Tiến hành thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu của GV. 
- Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét=> thảo luận toàn lớp.
+ Qua các thế hệ, tự thụ phấn và giao phối gần tỉ lệ đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm dần.
+Vì các gen lặn có hại gặp nhau => biểu hiện ra kiểu hình.
- Kết luận .
II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá
- Qua các thế hệ, tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật tỉ lệ đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
- Nguyên nhân gây hiện tượng thoái hoá: do các gen lặn có hại gặp nhau=> thể đồng hợp và biểu hiện ra kiểu hình.
 * Hoạt động 3.Vai trò của giao phối gần và tự thụ phấn trong chọn giống.(15 phút)
 -Mục tiêu: HS biết được vai trò của giao phối gần và tự thụ phấn trong chọn giống
 - Tiến hành:
-Yêu cầu nghiên cứu SGK. ĐọcqSGK, trả lời q và câu hỏi:
? Thế nào là dòng thuần chủng?
? Kiểu gen của dòng thuần chủng?
? Tại sao tự thụ phấn và giao phối gần vẫn được sử dụng trong chọn giống?
G: Nhận xét,KLchung
- Nghiên cứu SGK.Trả lời q và câu hỏi của GV.(3')
- Đại diện 1-2 H trả lời, H khác NX,bổ sung.
-Dòng thuần có KG đồng hợp.
- Dùng để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn.
- Tạo dòng thuần chủng.
- Kết luận và ghi bài.
III. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống.
- Tạo dòng thuần-> thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng.
- Phát hiện các kiểu gen xấu để loại ra khỏi quần thể.
 - Dùng để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn. 
4. Củng cố KT đánh giá(3')
-Học sinh đọc KL ( SGK)
? Những biểu hiện của hiện tượng thoái hoá ở vật nuôi, cây trồng?
? Nguyên nhân và vai trò của thoái hoá giống?
5.Hướng dẫn hoạt động ở nhà:
- Học bài theo vở + SGK.Làm bài tập (SGK)
	- Nghiên cứu bài mới: "Ưu thế lai" nghiên cứu bài, tranh vẽ và hình 35...
D - Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:15/01/2007 
 Ngày giảng:17/01/2007(9A;9B)
Tiết 38. ưu thế lai
A - Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai.
- Trình bày được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai.
- Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
 2.Kĩ năng:
 - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích, tổng hợp, kĩ năng HĐ nhóm...
 3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức say mê tìm tòi, nghiên cứu KH, yêu thích môn DTH.
B - Phương tiện-đồ dùng dạy - học.
 1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh về những biểu hiện ưu thế lai ở vật nuôi, cây trồng.
 2.Chuẩn bị của học sinh:
 - Chuẩn bị bài mới, nghiên cứu thông tin và hình vẽ (SGK).
C - Tiến trình lên lớp.
 1. ổn đỉnh tổ chức(1phút)
 2. Kiểm tra đầu giờ(5')
? Nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng thoái hoá? Vì sao người ta vẫn sử dụng phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống?
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của H.
 3.Bài mới.(38 phút).
 * Hoạt động 1. Tìm hiểu hiện tượng Ưu thế lai .(10 phút)
 - Mục tiêu:HS biết được những biểu hiện của HT ưu thế lai ở vật nuôi, cây trồng...
 -Tiến hành:
- Treo tranh 35...
- Yêu cầu H nghiên cứu SGK, quan sát tranh, trả lời các câu hỏi q.
? Ưu thế lai là gì?
?Cho ví dụ về ưu thế lai ở động vật và thực vật?
? Ưu thế lai có vai trò gì với chăn nuôi và trồng trọt?
- Mở rộng KT.
G: Nhận xét,KLchung .
- Nghiên cứu SGK, quan sát tranh. Đọc q SGK. Trả lời câu hỏi và q.(3')
- Đại diện 1-2 H trả lời, H khác nhận xét, bổ sung.
- Hiện tượng cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn bố mẹ.
- Kết luận và ghi bài.
I.Hiện tượng ưu thế lai.
- Hiện tượng cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ được gọi là ưu thế lai.
 * Hoạt động 2. Tìm hiểu những nguyên nhân của HT ưu thê lai.(10 phút)
 - Mục tiêu: HS biết được những nguyên nhân HT ưu thế lai.
 - Tiến hành:
- Yêu cầu H nghiên cứu SGK thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi q.
? Tại sao khi lai hai dòng thuần ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?
? Nguyên nhân của ưu thế lai là gì?
? Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ?
G: Nhận xét,KLchung .
- Nghiên cứu thông tin SGK.
- Tiến hành thảo luận nhóm - Đại diện 1-2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét=> thảo luận toàn lớp.
+Vì các gen lặn ở trong trạng thái dịp nên không biểu hiện ra kiểu hình.
+ Qua các thế hệ thì đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm dần-> ưu thế lai giảm dần.
- Kết luận .
II. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
- Khi lai hai dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp. 
- ƯTL biểu hiện rõ nhất ở F1 có hiện tượng phân li tạo các cặp gen đồng hợp, vì vậy số cặp gen dị hợp giảm đi->thoái hoá.
 * Hoạt động 3. Tìm hiểu các phương pháp tạo ưu thế lai (15 phút)
 -Mục tiêu: HS biết được phương pháp tạo ưu thế lai
 - Tiến hành:
-Yêu cầu nghiên cứu SGK. ĐọcqSGK, trả lời q và câu hỏi:
? Người ta dùng những phương pháp nào để tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi?
? Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai F1 làm giống?
G: Nhận xét,KLchung
- Nghiên cứu SGK.Trả lời q và câu hỏi của GV.(3')
- Đại diện 1-2 H trả lời, H khác NX,bổ sung.
Thường sử dụng phương pháp lai khác dòng ở cây trồng.
- Thường sử dụng phương pháp lai kinh tế ở vật nuôi.
- Vì các thế hệ sau có hiện tượng thoái hoá.
- Kết luận và ghi bài.
III.Các phương pháp tạo ưu thế lai.
1.Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng
- Thường sử dụng phương pháp lai khác dòng.
2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi.
- Thường sử dụng phương pháp lai kinh tế.
- Lai KT là con lai F1 dùng làm sp không để làm giống.
4. Củng cố KT đánh giá(3')
-Học sinh đọc KL ( SGK)
? Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của ưu thế lai là gi?
? Ưu thế lai có vai trò gì trong chăn nuôi và trồng trọt? Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi và cây trồng?
5.Hướng dẫn hoạt động ở nhà:
- Học bài theo vở + SGK.Làm bài tập (SGK)
	- Nghiên cứu bài mới: "Các phương pháp chon lọc":nghiên cứu bài, tranh vẽ ...
D - Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIANG DAY SINH.doc