Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 12 - Tiết 12 - Tuần 6: Cơ chế xác định giới tính (tích hợp)

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 12 - Tiết 12 - Tuần 6: Cơ chế xác định giới tính (tích hợp)

1.1 Kiến thức:

- Nêu được một số đặc điểm của NST giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính.

- Giải thích được cơ chế xác định NST giới tính và tỉ lệ đực : cái ở mỗi loài là 1:1.

- Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1351Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 12 - Tiết 12 - Tuần 6: Cơ chế xác định giới tính (tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 12 tiết PPCT: 12
Ngày dạy: ...... / ......../............ Tuần: 06
 CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH (TÍCH HỢP)
 	1. MỤC TIÊU:
	1.1 Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm của NST giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính.
- Giải thích được cơ chế xác định NST giới tính và tỉ lệ đực : cái ở mỗi loài là 1:1.
- Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
	1.2 Kĩ năng: 
	- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ để tìm hiểu về NST giới tính, cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
 	1.3 Thái độ : 
- Giải thích được quan niệm sai lầm trong nhân dân về vấn đề sinh con trai. Con gái.
	2. TRỌNG TÂM
	Một số đặc điểm của NST giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính. Giải thích được cơ chế xác định NST giới tính và tỉ lệ đực : cái ở mỗi loài là 1:1. Các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
	3. CHUẨN BỊ
	3.1 Giáo viên: Các tranh hình 12.1, 12.2 trong SGK.
	3.2 Học sinh: Tìm hiểu bài 12: Thử giải thích cơ chế sinh con trai, gái.
	4. TIẾN TRÌNH
	4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
	4.2 Kiểm tra miệng:
Câu 1: Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào? (10đ)
- Cơ sở tế bào học: Sự phối hợp các quá trình nguyên phân,giảm phân và thụ tinh, tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa. (10đ)
	HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Vấn đề quyết định tính đực, tính cái đã được loài người quan tâm đến từ lâu. Nhiều giả thiết đã đưa ra, trong đó có thuyết NST xác định giới tính giải thích khá rõ ràng vì sao ở nhiều loài sinh vật số cá thể đực, cái sinh ra với tỉ lệ xấp xỉ 1:1 . Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta nghiên cứu bài “cơ chế xác định giới tính”.
I/ HOẠT ĐỘNG 1: nhiễm sắc thể giới tính. 
- GV:Yêu cầu HS nghiên cứu nội dung thông tin mục I SGK trang 39, kết hợp quan sát H 12.1 trả lời các câu hỏi:
- HS: Cá nhân HS nghiên cứu thông tin, kết hợp với quan sát hình vẽ 12.1, suy nghĩ câu trả lời. 
- GV:Yêu cầu nêu được:
- Trong tế bào lưỡng bội của người có mấy loại NST?
- HS: Có 2 loại NST: NST thường và NST giới tính.
- GV: Nêu đặc điểm của NST thường? (số lượng, hình thái giữa giống đực và giống cái).
- Đặc điểm của NST giới tính và so sánh với NST thường?
- Nêu đặc điểm của NST giới tính? (số lượng, hình thái giữa giống đực và giống cái).
- HS: Cá nhân HS trả lời, nhận xét.
- Yêu cầu HS nêu được: NST giới tính mang gen qui định giới tính và các tính trạng liên quan đến giới tính.
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
- Nêu chức năng của NST giới tính?
- Yêu cầu HS khác trả lời, nhận xét.
+ Yêu cầu HS nêu được:
Giới tính của loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX và YY trong tế bào.
+ Cá nhân HS trả lời nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kiến thức, giải thích về tính trạng liên kết với giới tính và cho VD, đồng thời nhấn mạnh NST giới tính có mặt cả trong tế bào sinh dưỡng.
- Vai trò của cặp NST XX và YY trong tế bào?
+HS khác trả lời, nhận xét.
- GV nhận xét chốt kiến thức, giới thiệu qua những kiểu tổ hợp NST giới tính khác, đồng thời giải thích về kiểu tổ hợp XO (Khuyết nhiễm, số lượng trong tế bào lưỡng bội là số lẻ).
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập: Nêu sự khác nhau giữa NST giới tính và NST thường theo bảng sau.
NST
Điểm so sánh
NST
Giới tính
NST
thường
Số lượng
Đặc điểm
Chức năng
+ HS thảo luận nhóm, hoàn thành BT nêu sự khác nhau giữa NST giới tính và NST thường.
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả, HS nhóm khác bổ sung.
+ HS theo dõi, tự sửa chữa.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả nhận xét.
- GV thống nhất ý kiến bằng bảng kiến thức đúng.
II/ HOẠT ĐỘNG 2 : cơ chế NST xác định giới tính. 
- GV:Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Ở đa số những loài giao phối giới tính được xác định vào thời điểm nào của quá trình thụ tinh?
- HS trả lời câu hỏi:
Ở đa số loài giao phối giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh tại thời điểm hình thành hợp tử.
- GV:Yêu cầu HS quan sát H12.2 SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân?
- Sự thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử phát triển thành con trai hay con gái như thế nào?
- Giải thích vì sao tỉ lệ con trai, con gái sing ra xấp xỉ 1:1? 
+ Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:.
+Yêu cầu HS nêu được:
Qua giảm phân mẹ sinh ra được 1 trứng 22A + X, bố sinh ra 2 loại tinh trùng 22A + X và 22A + Y Khi thụ tinh , tinh trùng X kết hợp với trứng tạo tổ hợp phát triển thành con gái, tinh trùng Y kết hợp với trứng tạo tổ hợp phát triển thành con trai.
+ Đại diện nhóm phát biểu, HS nhóm khác nhận xét.
Viết tóm tắt lên bảng.
- GV nhận xét thống nhất ý kiến.
- GV tiếp tục cho HS thảo luận:
- Điều kiện nào đảm bảo tỉ lệ đực : cái Xấp xỉ 1:1 ?
- Cơ chế nào xác định giới tính ở đa số loài giao phối?
+ Ở đa số loài giao phối, sự phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ sở tế bào học của sự xác định giới tính.
+ HS trả lời nhận xét.
- Quan niệm sinh con trai, con gái là do phụ nữ đúng hay sai?
- Yêu cầu HS trả lời nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kiến thức đồng thời khái quát lại về điều kiện đảm bảo tỉ lệ đực, cái 1:1 và giải thích qua về cơ chế tạo tổ hợp XO.
- Giới thiệu qua về xác định giới tính ở thực vật là rất phức tạp.
- GV nhận xét kết luận, đồng thời liên hệ tỉ lệ nam nữ có ảnh hưởng tới mức độ tăng giảm dân số, phân công lao động, chính sách kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy phải phát triển dân số hợp lý bằng cách sinh đẻ có kế hoạch.
III/ HOẠT ĐỘNG 3 : các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK mục III trang 40-41 thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính?
- Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu di truyền giới tính?
- HS nghiên cứu thông tin SGK mục III trang 40-41 thảo luận và trả lời câu hỏi:
Yêu cầu HS nêu được: Các yếu tố ảnh hưởng.
+ Môi trường trong.
+ Môi trường ngoài.
- GV: nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu di truyền liên kết giới tính: Chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi cây trồng phù hợp với mục đích SX.
- GV giới thiệu thêm một số thực nghiệm điều chỉnh tỉ lệ đực cái bằng tác động của hoocmon sinh dục và tác động của ngoại cảnh đế sự phân hoá giơí tính .
- GV liên hệ thực tế về việc điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi cây trồng và sinh con trai, con gái theo ý muốn ở người và phân tích hạn chế của vấn đề này.
* GDHN: Cấu trúc NST, cơ chế NST xác định NST giới tính . Có nhiều ứng dụng trong y học, điều chỉnh tỉ lệ đực, cái trong chăn nuôi như: chăn nuôi bò sữa, bò thịt, gia cầm ..
I- NHIỄN SẮC THỂ GIỚI TÍNH:
1/ Đặc điểm:
- Có 1 cặp NST trong tế bào lưỡng bội qui định sự khác nhau giữa giống đực và giống cái.
- Tồn tại từng cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY.
2/ Vai trò:
-Mang gen qui định giới tính và các tính trạng thường liên quan đến giới tính.
II/ CƠ CHẾ NST XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH:
- Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh.
 Ví dụ: ở người qua giảm phân:
- Mẹ sinh 1 loại trứng 22A + X.
- Bố sinh 2 loại tinh trùng 22A + X và 22A + Y.
- Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng tạo tổ hợp 44A + XX phát triển thành con gái.
- Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng tạo tổ hợp 44A +XY phát triển thành con trai.
 * Tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1.
- Sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào của sự xác định giới tính.
III/ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HOÁ GIỚI TÍNH:
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính.
- Môi trường trong: Hoocmon sinh dục.
- Môi trường ngoài: Nhiệt độ , ánh sáng, hoàn cảnh thụ tinh.
*Ý nghĩa của nghiên cứu di truyền giới tính: Chủ động điều chỉnh tì lệ đực cái ở vật nuôi cây trồng phù hợp mục đích SX.
 	4.3 Bài mới :
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu 1: Trình bày đặc điểm và vai trò của NST giới tính?
Đáp án câu 1: 
- Đặc điểm
- Có 1 cặp NST trong tế bào lưỡng bội qui định sự khác nhau giữa giống đực và giống cái.
- Tồn tại từng cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY.
- Vai trò:
-Mang gen qui định giới tính và các tính trạng thường liên quan đến giới tính.
 	Câu 2: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính?
	- Môi trường trong: Hoocmon sinh dục.
- Môi trường ngoài: Nhiệt độ , ánh sáng, hoàn cảnh thụ tinh.
4.5 Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: Học sinh học thuộc bài theo vở ghi và SGK. Trả lời câu hỏi SGK cuối bài. 
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Nghiên cứu trước sơ đồ Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết.
5. RÚT KINH NGHIỆM:	
	- Nội dung: 	
	- Phương pháp: 	
	- Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 12.doc