Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 26 - Tiết 28 - Tuần 14: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 26 - Tiết 28 - Tuần 14: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến

1. MỤC TIÊU

 1.1. Kiến thức :

- Học sinh nhận biết 1 số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh, ảnh.

 1.2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng thực hành, quan sát và phân tích kênh hình.

- Kĩ năng hợp tác, ứng xử giao tiếp trong nhóm. Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi quan sát xác định từng dạng đột biến.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Bài 26 - Tiết 28 - Tuần 14: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài: 26 Tiết PPCT : 28 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 14
 THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN
 ( Liên hệ: GDMT)
1. MỤC TIÊU
	1.1. Kiến thức :
- Học sinh nhận biết 1 số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh, ảnh.
	1.2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thực hành, quan sát và phân tích kênh hình.
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử giao tiếp trong nhóm. Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi quan sát xác định từng dạng đột biến.
1.3. Thái độ:
à Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
2. TRỌNG TÂM 
- Một số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh, ảnh.
	3. CHUẨN BỊ
	3.1. Giáo viên: 
- Tranh ảnh về các đột biến hình thái: thân, lá, bông, hạt ở lúa, hiện tượng bạch tạng ở lúa chuột và người.
- Tranh ảnh về các kiểu hình đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành ta, về biến đổi số lượng NST ở hành tây, hành ta, dâu tây, dưa hấu...
	3.2. Học sinh:
	- Một số tranh ảnh mẫu vật sưu tầm khác về thường biến.
	4. TIẾN TRÌNH
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
	4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Phân biệt thường biến và đột biến? (10đ)
- Thường biến: (5đ)
+ Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.
+ Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng tương ứng với điều kiện môi trường, có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật.
- Đột biến: (5đ)
+ Là những biến đổi trong vật chất di truyền (NST, ADN) nên di truyền được.
+ Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, cá biệt, thường có hại cho bản thân sinh vật.
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
I/ HOẠT ĐỘNG I: Nhận biết các đột biến gen gây ra biến đổi hình thái.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh đối chiếu dạng gốc và dạng đột biến, nhận biết các dạng đột biến gen.
- HS quan sát kĩ các tranh, ảnh chụp. So sánh với các đặc điểm hình thái của dạng gốc và dạng đột biến, ghi nhận xét vào bảng.
I- NHẬN BIẾT CÁC ĐỘT BIẾN GEN GÂY RA BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI:
Đối tượng quan sát
Dạng gốc
Dạng đột biến
- Lá lúa
- Lông chuột
- Ở gà
- Ở người
- Bình thường.
- Bình thường.
- Bình thường.
- Bình thường.
- Bạch tạng, cây thấp, bông dài, lá đòng nằm ngang, hạt có hạt ngắn, hạt dài.
- Bạch tạng.
- Chân ngắn.
- Bệnh bạch tạng.
II/ HOẠT ĐỘNG 2: 
- GV yêu cầu nhận biết qua tranh về các kiểu đột biến cấu trúc NST.
- HS quan sát tranh câm các dạng đột biến cấu trúc phân biệt từng dạng. (Trọng tâm: dạng mất đoạn).
III/ HOẠT ĐỘNG 3: NHẬN BIẾT MỘT SỐ KIỂU ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh: bộ NST người bình thường và của bệnh nhân Đao.
- So sánh hình thái thể đa bội với thể lưỡng bội.
- Một HS lên chỉ trên tranh, gọi tên từng dạng đột biến.
- HS quan sát chú ý số lượng NST ở cặp số 21.
- HS quan sát ghi nhận xét vào bảng theo mẫu.
II- NHẬN BIẾT CÁC ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST:
- Mất đoạn: bàn tay mất một số ngón, bàn chân dính ngón và mất ngón.
III- NHẬN BIẾT MỘT SỐ KIỂU ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST:
- Người bình thường cặp NST số 21 có 2 NST.
- Bệnh Đao: cặp NST số 21 có 3 NST.
Đối tượng quan sát
Đặc điểm hình thái
Thể lưỡng bội
Thể đa bội
1. Dâu tằm
2. Dưa hấu
3. Khổ qua
- Bình thường.
- Quả bình thường.
- Quả bình thường.
- Lá to.
- Quả to, hạt ít.
- Quả to.
* Liên hệ: Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Muốn có năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp cần chú ý bón phân hợp lí cho cây à Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- GV nhận xét tinh thần thái độ thực hành của các nhóm.
- Nhận xét chung kết quả giờ thực hành.
	- GV cho điểm một số nhóm có bộ sưu tập và kết quả thực hành tốt.
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: Viết báo cáo thu hoạch theo mẫu 26.
- Đối bài học ở tiết học tiếp theo: Sưu tầm:
+ Tranh ảnh minh hoạ thường biến.
+ Mẫu vật: Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng.
 Thân cây rau dừa nước mọc ở mô đất cao và trải trên mặt nước.
5. RÚT KINH NGHIỆM:	
	- Nội dung: 	
	- Phương pháp: 	
	- Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 28.doc