1- Kiến thức :
- HS trình bày được phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.
- Trình bày được phương pháp được xem là cơ bản trong việc chọn giống cây trồng.
- Trình bày được phương pháp chủ yếu dùng trong chọn giống vật nuôi.
- Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi.
2- Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng nghcứu tài liệu, khái quát kiến thức.
Bài: 37 Tiết PPCT : 40 Ngày dạy : ../.../ Tuần CM: 20 THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM I/ Mục tiêu : 1- Kiến thức : - HS trình bày được phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng. - Trình bày được phương pháp được xem là cơ bản trong việc chọn giống cây trồng. - Trình bày được phương pháp chủ yếu dùng trong chọn giống vật nuôi. - Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi. 2- Kĩ năng : - Rèn kĩ năng nghcứu tài liệu, khái quát kiến thức. 3- Thái độ : - Giáo dục ý thức tìm tòi, sưu tầm tài liệu. - Giáo dục ý thức trân trọng thành tựu khoa học. II/ Trọng tâm: Trình bày được phương pháp được xem là cơ bản trong việc chọn giống cây trồng. Trình bày được phương pháp chủ yếu dùng trong chọn giống vật nuôi. III/ Chuẩn bị : 1- Giáo viên : các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi. 2- Học sinh : Nghiên cứu bài 37 theo nội dung sau: + Trong chọn giống cây trồng người ta sử dụng những phương pháp nào? + Phương pháp nào được xem là cơ bản? + Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào? Tại sao? + Thành tựu nổi bật nhất trong công tác chọn giống cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam là lĩnh vực nào? IV/ Tiến trình : 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập. 2. Kiểm tra miệng : - Câu 1: Nêu vai trò của chọn lọc trong chọn giống ? (10đ). + Chọn lọc giống phù hợp với nhu cầu nhiều mặt và luôn thay đổi của người tiêu dùng.(5đ) + Tạo ra giống mới, cải tạo giống cũ.(5đ) 3. Bài mới : Nội dung Thành tựu Phương pháp Ví dụ Chọn giống cây trồng. 1- Gây đột biến nhân tạo: a- Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể tạo giống mới. b- Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến. c- Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma. - Ở lúa: tạo giống lúa tẻ có mùi thơm như gạo tám thơm. - Đậu tương: Sinh trưởnt ngắn, chịu rét, hạt to, vàng. - Giống lúa DT10 x giống lúa ĐB A giống lúa DT16. - Giống táo đào vàng: do xử lí đột biến sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc. 2- Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có. a- Tạo biến dị tổ hợp. b- Chọn lọc cá thể. - Giống lúa DT10 ( năng suất cao ) x giống lúa OM80 giống lúa DT17. - Từ giống cà chua Đài Loan chọn giống cà chua P375. 3-Tạo ưu thế lai ở (F1) - Giống ngô lai đơn ngắn ngày LVN20 thích hợp với vụ đông xuân trên đất lầy thụt. - Giống ngô lai LVN10 ( thuộc nhóm giống dài ngày) thời gian sinh trưởng 125 ngày, chịu hạn, kháng sâu. 4- Tạo giống đa bội thể. - Giống dâu Bắc Ninh thể tứ bội x giống lưỡng bội giống dâu số 12 có lá dày, màu xanh đậm, năng suất cao. 1- Tạo giống mới. - Giống lợn Đại Bạch x giống lợn ỉ 81 ĐB ỉ81. - Giống lợn Bơcsai x giống lợn ỉ 81 BS ỉ-81. Hai giống ĐBỉ – 81 và BSỉ-81 lưng thẳng, bụng gọn, thịt nạt nhiều. 2- Cải tạo giống địa phương: Dùng con cái tốt nhất của giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống nhập ngoại. - Giống trâu Mura x trâu nội giống trâu mới lấy sữa. - Giống bò vàng Việt Nam x bò sữa Hà Lan giống bò sữa. 3- Tạo giống ưu thế lai. - Giống vịt bầu Bắc Kinh x vịt cỏ giống vịt lớn nhanh, đẻ trứng nhiều, to. - Giống cá chép Việt Nam x cá chép Hungari. - Giống gà ri Việt Nam x gà Tam Hoàng. 4- Nuôi thích ghi các giống nhập nội. - Giốngcá chim trắng, gà Tam Hoàng, bò sữa nuôi thích ghi với khí hậu và chăm sóc ở Việt Nam cho năng suất thịt, trứng sữa cao. 5- Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống. + Cấy chuyển phôi. + Thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế. + Công nghệ gen. - Từ 1 con bòn mẹ tạo được 10 đến 500 con /năm. - Phát hiện sớm giới tính của phôi chủ động điều chỉnh đực cái theo mục đích sản xuất. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố : - Câu 1: GV yêu cầu HS trình bày các phương pháp chủ yếu trong việc chọn giống cây trồng và vật nuôi. - Đáp án câu 1: nội dung bảng. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Đối với bài học ở tiết học này: Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Ôn tập lại cấu tạo hoa lúa, cà chua, bầu bí. - Quan sát tranh hình 38 SGK tập dượt thao tác lai giống kúa trước ở nhà. V. Rút kinh nghiệm: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: -------------&-------------
Tài liệu đính kèm: