Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Tiết 6: Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Tiết 6: Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

Kiến thức :

- Tính được xác xuất của một và 2 sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại.

- Vận dụng những hiểu biết về xác xuất để giải thích được tỉ lệ các loại giao tử và các tổ hợp gen trong lai 1 cặp tính trạng.

 b- Kĩ năng : Biết vận dụng kết quả tung đồng kim loại để giải thích kết quả của Menđen.

 c- Thái độ : Trung thực trong quá trình thực hành, thao tác chính xác.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1068Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Trưng Vương - Tiết 6: Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 06 THỰC HÀNH: TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN 
Ngày dạy : CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI 
	1/ Mục tiêu :
	a- Kiến thức :
- Tính được xác xuất của một và 2 sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại. 
- Vận dụng những hiểu biết về xác xuất để giải thích được tỉ lệ các loại giao tử và các tổ hợp gen trong lai 1 cặp tính trạng.
	b- Kĩ năng : Biết vận dụng kết quả tung đồng kim loại để giải thích kết quả của Menđen. 
 	c- Thái độ : Trung thực trong quá trình thực hành, thao tác chính xác.
	2/ Chuẩn bị :
	a- Giáo viên : Đồng kim loại.
	b- Học sinh :	Mỗi HS hoặc nhóm mang theo 2 đồng kim loại.
	3/ Phương pháp dạy học :	Thực hành. Hoạt động nhóm nhỏ.
	4/ Tiến trình :
	4.1 Ổn định tổ chức : Kiểm tra sỉ số HS. Dụng cụ học tập.
	4.2 Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Menđen đã giải thích thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào? (10đ)
- Tỉ lệ phân ly từng cặp tính trạng đều là ( 3:1 ). (5đ)
- F2 do sự tổ hợp tự do ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái với tỉ lệ ngang nhau (phân ly độc lập ). (5đ)
	Câu 2: Nêu nội dung của qui luật phân li độc lập? (10đ)
- “ Các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”.
	4.3 Giảng bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
I/ HOẠT ĐỘNG 1: GIEO MỘT ĐỒNG KIM LOẠI.
* Mục tiêu : 
- GV yêu cầu hs gieo đồng kim loại xuống mặt bàn và ghi số lần xuất hiện của từng cặp từng mặt sấp và ngửa, rồi ghi kết quả vào bảng: Thống kê kết quả gieo một đồng kim loại ( nội dung như bảng 6.1 SGK).
+ Từng nhóm (3-4 HS) lấy 1 đồng kim loại. Cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ 1 độ cao nhất định. Khi rơi xuống mặt bàn thì mặt trên của đồng kim loại có thể là một trong hai mặt (sấp hoặc ngửa).
+ HS ghi kết quả một lần rơi cho tới 25, 30, 100, 200 lần vào bảng (nội dung như bảng 6.1 SGK).
- Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Có nhận xét gì về tỉ lệ xuất hiện mặt sấp và ngửa trong các lần gieo đồng kim loại. 
+ HS dựa vào bảng thống kê và sự hướng dẫn của GV để trả lời câu hỏi.
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS liên hệ thực tế: Hãy liên hệ kết quả này với tỉ lệ các giao tử được sinh ra từ con lai F1 (Aa).
- GV gợi ý, theo công thức tính xác xuất thì:
 P (A) = P (a) = ½ hay 1A = 1a
+ Từng HS độc lập suy nghĩ, rồi trao đổi nhóm và cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm.
+ Các nhóm khác nhận xét bổ sung và cùng xây dựng đáp án đúng.
II/ HOẠT ĐỘNG 2 : GIEO 2 ĐỒNG KIM LOẠI.
* Mục tiêu : 
- GV cho từng nhóm HS gieo 2 đồng kim loại, rồi thống kê kết quả các lần vào bảng (như nội dung bảng 6.2 SGK) từ đó rút ra tỉ lệ phần trăm số lần gặp các mặt sấp ngửa, cả sấp và ngửa.
+ Từng nhóm (3, 4 HS) lấy 2 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ một độ cao nhất định. Khi rơi xuống mặt bàn thì mặt trên của 2 đồng kim loại có thể là một trong 3 trường hợp ( hai đồng sấp, một đồng ngửa một đồng sấp, hai đồng ngửa).
+ Các nhóm HS ghi kết quả của mỗi lần rơi cho tới 25, 50. 75, 100 vào bảng 6.2 SGK).
+ Dựa vào kết quả của bảng thống kê và gợi ý của GV, các nhóm thảo luận để xác định tỉ lệ % các lần gặp các mặt sấp ngửa, cả sấp và ngửa.
- GV nêu câu hỏi: Hãy liên hệ tỉ lệ này với tỉ lệ kiểu gen F2 trong lai 2 cặp tính trạng, giải thích hiện tượng đó.
GV gợi ý, theo công thức tính xác suất thì:
 P(AA) = 1/2.1/2 = 1/4 .
 P(Aa) = 1/2.1/2 = 1/4 .
 P(aA) = 1/2.1/2 = 1/4 .
 P(aa) = 1/2.1/2 = 1/4 .
→ 1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa
 Tương tự trên ta có tỉ lệ các loại giao tử F1 có kiểu gen AaBb là:
 P(AB) = P(A).P(B) = 1/2 . 1/2 = 1/4.
 P(Ab) = P(A). P(b) = 1/2 . 1/2 = 1/4.
 P(aB) = P(a). P(B) = 1/2 . 1/2 = 1/4.
 P(ab) = P(a). P(b) = 1/2 . 1/2 = 1/4.
+ HS nghe GV gợi ý, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung và thống nhất đáp án cho cả lớp.
I- GIEO ĐỒNG KIM LOẠI:
- Mỗi đồng kim loại có qui định trước: một mặt sắp (S) và một mặt ngữa (N). Vì vậy khả năng khả năng hay xác suất xuất hiện mỗi mặt điều bằng ½, nghĩa là: 
P(S) = P(N) = ½.
- Liên hệ vấn đề trên với giải thích kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, ta thấy cơ thể lai F1 có KG Aa khi giảm phân chỉ cho 2 loại giao tử mang A và a với xác suất ngang nhau, nghĩa là:
P(A) = P(a) = ½ hay 1A : 1a
II/ GIEO HAI ĐỒNG KIM LOẠI:
- Tỉ lệ kiểu hình F2 được xác định bởi sự kết hợp giữa 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái có số lượng như sau:
(AB : Ab : aB : ab)(AB : Ab : aB : ab) là 9 : 3 : 3 : 1.
- Sở dĩ như vậy là vì: Tỉ lệ của mỗi kiểu hình ở F2 bằng tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó:
VD:Trong phép lai của Menđen F2 có: ( 3 vàng : 1 xanh), (3 trơn : 1 nhăn ) = 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn.
4.4 Củng cố luyện tập :
- GV cho HS hoàn thành bảng 6.1-2 SGK, ghi vào vở bài tập
 	4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Ôn tập nắm vững kiến thức để chuẩn bị làm bài 7 “luyện giải bài tập”.
 5- Rút kinh nghiệm:
	 --------------›&š-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 6.doc