Học xong bài này Học sinh có khả năng sau:
1. Kiến thức
- Trình bày được sự biến đổi hình thái NST (chủ yếu là sự đóng, duỗi xoắn) trong chu kì tế bào.
- Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của quá trình nguyên phân, từ đó trình bày được tính chất đặc trương của bộ NST của mỗi loài.
- Hiểu được chức năng của NST đối với di truyền các tính trạng
Tuần 4 Tiết 8 Bài 8. Nhiễm sắc thể NS: 14/09/2008 ND: 17/09/2008 I. Mục tiêu: Học xong bài này Học sinh có khả năng sau: 1. Kiến thức - Trình bày được sự biến đổi hình thái NST (chủ yếu là sự đóng, duỗi xoắn) trong chu kì tế bào. - Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của quá trình nguyên phân, từ đó trình bày được tính chất đặc trương của bộ NST của mỗi loài. - Hiểu được chức năng của NST đối với di truyền các tính trạng. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình . - Hoạt động hợp tác nhóm nhỏ . 3. Thái độ: - Rèn ý thức học tập và yêu thích bộ môn. II . Đồ dùng dạy học - Tranh phóng to hình 8.1 đến 8.4 (SGK ). III . Tiến trình lên lớp. 1 . Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới: Giáo viên hướng dẫn học sinh vào bài: Chúng ta biết gen quy định tính trạng, và trong tế bào thì gen nằm trên Nhiễm sắc thể. Vậy NST có cấu tạo, hình dạng, chức năng như thế nào? Thầy và các em cùng tìm hiểu trong bài 8 hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đặc trưng của bộ NST . * Mục tiêu 1: Trình bày được sự biến đổi sơ bộ hình thái NST qua các kì và tính đặc trưng của bộ NST. Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh Nội dung ghi bảng - Yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin mục 1. - Trong tế bào sinh dưỡng, bộ NST tồn tại như thế nao? - Còn trong tế bào sinh dục? - Quan sát hình 8.1; 8.2; 8.3. - Hoàn thành các câu hỏi thảo luận liên quan đến bảng 8. (Nêu hình dạng, kích thước NST ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân?...) - Tổ chức cho HS trình bày ý kiến. - Gợi ý, nhận xét, nêu đáp án đúng. (Nói thêm: Ở kỳ trung gian: NST cóp sự nhân đôi (Chuyển từ dạng đơn sang dạng kép) trở thành NST kép (2 sợi giống nhau) dính ở tâm động.) - NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. - Bộ NST chỉ còn một nửa, gọi là bộ NST đơn bội. - Quan sát, thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên. - Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi ở bảng 8 và trình bày hình dạng NST ở kỳ giữa. - Một, hai nhóm đại diện trình bày ý kiến, học sinh khác bổ sung hoàn thành đáp án đúng. - Rút ra kết luận: + NST ở kỳ giữa có hình dăng đặc trưng: Hình hạt hay hình que hoặc hình chữ V dài: 0,5 – 50 m. I. Tính đặc trưng của bộ NST. - Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Kí hiệu là 2n (Lưỡng bội). - Trong tế bào sinh dục, bộ NST chỉ còn một nửa, gọi là bộ NST đơn bội (Kí hiệu là n). - NST ở kỳ giữa có hình dạng đặc trưng: Hình hạt, hình que hoặc hình chữ V Dài: 0,5 – 50 m. Đường kính: 0,2–2 m. * Tiểu kết 1: - Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Kí hiệu là 2n (Lưỡng bội). - Trong tế bào sinh dục, bộ NST chỉ còn một nửa, gọi là bộ NST đơn bội (Kí hiệu là n). - NST ở kỳ giữa có hình dạng đặc trưng: Hình hạt, hình que hoặc hình chữ V. Dài: 0,5 – 50 m; Đường kính: 0,2–2 m. Hoạt động 2: TÌM HIỂU CẤU TRÚC CỦA NST * Mục tiêu 2: Học sinh mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình ở kì giữa của NST. - Treo tranh vẽ. - Yêu cầu HS thu tập thông tin mục II và quan sát 8.4; 8.5. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục II SGK. - Tổ chức cho HS trình bày ý kiến. - Nhận xét, đánh giá. - Tóm tắt lại kiến thức về cấu trúc NST. - Quan sát tranh vẽ, thu thập và xử lý thông tin theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Thảo luận nhóm chú thích cho hình 8.5 ở vị trí 1 và 2. - Đại diện từ 1 đến 2 nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và nêu ra đáp án đúng. Học sinh khác bổ sung và hoàn thành đáp án. - Rút ra kết luận: + Cấu trúc điển hình của NST là ở kì giữa, gồm: 2 cromatit (NST chị em) (số 1) đính với nhau ở tâm động (số 2). + Mỗi cromatit gồm: Phân tử AND và Protein loại Histon. + Tâm động (Eo sơ cấp) là điểm dính NST với sợi tơ vô sắc trong phân bào. II / Cấu trúc của nhiễm sắc thể: - Cấu trúc điển hình của NST là ở kì giữa , gồm : 2 cromatit (NST chị em) (số 1) đính với nhau ở tâm động (số 2) . - Mỗi cromatit gồm : Phân tử AND và Protein loại Histon . - Tâm động (eo sơ cấp) là điểm dính NST với sợi tơ vô sắc trong phân bào. * Tiểu kết 2: - Cấu trúc điển hình của NST là ở kì giữa , gồm : 2 cromatit (NST chị em) (số 1) đính với nhau ở tâm động (số 2). - Mỗi cromatit gồm : Phân tử AND và Protein loại Histon. - Tâm động (eo sơ cấp) là điểm dính NST với sợi tơ vô sắc trong phân bào * Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng của NST * Mục tiêu 3: Học sinh hiểu và nắm được chức năng của NST - Yêu cầu HS thu thập thông tin mục III, và trả lời câu hỏi: + Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền của tính trạng? - Nhận xét và thuyết trình về vai trò NST. - Kết luận: + NST chứa AND, AND mang gen và có khả năng tự nhân đôi Các tính trạng di truyền được sao chép lại qua các thế hệ cơ thể. + Những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST sẽ gây ra sự biến đổi các tính trạng di truyền. - Thu thập thông tin mục III SGK. + Trả lời câu hỏi giáo viên yêu cầu. + HS khác bổ sung. III. Chức năng NST. - NST chứa AND, AND mang gen và có khả năng tự nhân đôi Các tính trạng di truyền được sao chép lại qua các thế hệ cơ thể. + Những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST sẽ gây ra sự biến đổi các tính trạng di truyền. * Tiểu kết 3: - NST chứa AND, AND mang gen và có khả năng tự nhân đôi Các tính trạng di truyền được sao chép lại qua các thế hệ cơ thể. - Những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST sẽ gây ra sự biến đổi các tính trạng di truyền. 4. Củng cố - Trình bày tính đặc trưng của bộ NST. Nó có chức năng gì? - Đọc phần kết luận. 5. Bài tập về nhà: - Học bài theo vở ghi và SGK. - Vẽ hình 8.5 SGK. - Chuẩn bị bài Nguyên phân. !!!&!!! Chương 2 NHIỄM SẮC THỂ
Tài liệu đính kèm: