. MỤC TIÊU
- Kể được các loại ARN
- Biết được sự tạo thành ARN dựa trên khuôn mẫu của gen và diễn ra theo NTBS
- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy phân tích, so sánh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh phóng to hình 17.1; 17.2 SGK.
- Mô hình phân tử ARN và mô hình tổng hợp ARN.
Tuần 9 NS:18/10/09 Tiết 17 LL:20/10/09 MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN I. MỤC TIÊU - Kể được các loại ARN - Biết được sự tạo thành ARN dựa trên khuôn mẫu của gen và diễn ra theo NTBS - Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy phân tích, so sánh. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - Tranh phóng to hình 17.1; 17.2 SGK. - Mô hình phân tử ARN và mô hình tổng hợp ARN. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Kiểm tra bài cũ - Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN. - Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống nhau và giống ADN mẹ? Nêu rõ ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi của ADN? 2. Bài mới Hoạt động 1: ARN (axit ribônuclêic) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H 17.1 và trả lời câu hỏi: - ARN có thành phần hoá học như thế nào? - Trình bày cấu tạo ARN? - Mô tả cấu trúc không gian của ARN? - Yêu cầu HS làm bài tập s SGK - So sánh cấu tạo ARN và ADN vào bảng 17? - HS tự nghiên cứu thông tin và nêu được: + Cấu tạo hoá học + Tên các loại nuclêôtit + Mô tả cấu trúc không gian. - HS vận dụng kiến thức và hoàn thành bảng. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Đáp án bảng 17 Đặc điểm ARN ADN Số mạch đơn Các loại đơn phân 1 A, U, G, X 2 A, T, G, X Kết luận: 1. Cấu tạo của ARN: + ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P. + ARN thuộc đại phân tử (kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN). + ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (A, U G, X) liên kết tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn. 2. Chức năng của ARN: + ARN thông tin (mARN) truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin. + ARN vận chuyển (tARN) vận chuyển axit amin để tổng hợp prôtêin. + ARN ribôxôm (rARN) là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. Hoạt động 2: ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi: - ARN được tổng hợp ở đâu? ở thời kì nào của chu kì tế bào? - GV sử dụng mô hình tổng hợp ARN (hoặc H 17.2) mô tả quá trình tổng hợp ARN. - GV yêu cầu HS quan sát H 17.2 thảo luận 3 câu hỏi: - Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2 mạch đơn của gen? - Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau để tạo thành mạch ARN? - Có nhận xét gì về trình tự các đơn phân trên ARN so với mỗi mạch đơn của gen? - GV yêu cầu 1 HS trình bày quá trình tổng hợp ARN. - GV chốt lại kiến thức. - GV phân tích: tARN và rARN sau khi tổng hợp xong sẽ tiếp tục hoàn thiện để hình thành phân tử tARN và rARN hoàn chỉnh. - Quá trình tổng hợp ARN theo nguyên tắc nào? - Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN? - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. - HS sử dụng thông tin SGK để trả lời. - HS theo dõi và ghi nhớ kiến thức. - HS thảo luận và nêu được: + Phân tử ARN tổng hợp dựa vào 1 mạch đơn của gen (mạch khuôn). + Các nuclêôtit trên mạch khuôn của ADN và môi trường nội bào liên kết từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A – U; T - A ; G – X; X - G. + Trình tự đơn phân trên ARN giống trình tự đơn phân trên mạch bổ sung của mạch khuôn nhưng trong đó T thay bằng U. - 1 HS trình bày. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. - Các nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời, rút ra kết luận. Kết luận: - Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào, tại NST vào kì trung gian. - Quá trình tổng hợp ARN + Gen tháo xoắn, tách dần 2 mạch đơn. + Các nuclêôtit trên mạch khuôn vừa tách ra liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A – U; T – A; G – X; X – G. + Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen rời nhân đi ra tế bào chất. - Quá trình tổng hợp ARN theo nguyên tắc dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen và theo nguyên tắc bổ sung. - Mối quan hệ giữa gen và ARN: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự nuclêôtit trên ARN. IV/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý trả lời đúng: Câu 1: Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở: a. Kì trung gian b. Kì đầu c. Kì giữa d. Kì sau e. Kì cuối Câu 2: Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền: a. tARN b. rARN c. mARN d. Cả 3 a, b, c. Câu 3: Một đoạn mạch ARN có trình tự: - A – U – G – X- U – U- G – A- X – a. Xác định trình tự các nuclêôtit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn ARN trên. b. Nêu bản chất mối quan hệ gen – ARN. V/ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ - Học bài theo nội dung SGK. -Làm câu hỏi 1, 2, 3 vào vở bài tập.
Tài liệu đính kèm: