Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 12 - Tiết 24 - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 12 - Tiết 24 - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

MỤC TIÊU : Học xong bài này : HS phải :

- Trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST. Cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1).

- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh phóng to H 23. 1 → 2 SGK.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định

- Kiểm tra sĩ số.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 12 - Tiết 24 - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ..	 Tuần : 12
Ngày dạy : .	 Tiết : 24
ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này : HS phải :
- Trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST. Cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1).
- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to H 23. 1 → 2 SGK.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra
1. GV treo tranh câm các dạng đột biến cấu trúc NST → Gọi HS lên gọi tên và mô tả từng dạng đột biến.
2. Tại sao đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật?
3. Tiến trình bài giảng
Vào bài : Đột biến NST xảy ra ở một hoặc một số cặp NST : Hiện tượng dị bội thể. Tất cả bộ NST : Hiện tượng đa bội thể.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Hiện tượng dị bội thể
- GV kiểm tra kiến thức của HS về :
+ NST tương đồng?
+ Bộ NST đơn bội, lưỡng bội?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK → trả lời câu hỏi.
+ Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp NST thấy ở những dạng nào?
+ Thế nào là hiện tượng dị bội thể? 
- GV hoàn chỉnh kiến thức
* Hiện tượng dị bội thể là đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp NST nào đó.
* Các dạng : .
- GV phân tích thêm : Có thể có 1 số cặp NST thêm hoặc mất 1 NST → tạo ra các dạng khác : .
- GV yêu cầu HS quan sát H23.1 → Làm bài tập mục ▼SGK trang 67.
- GV nên lưu ý HS hiện tượng dị bội gây ra các biến đổi hình thái, kích thước, hình dạng.
II. Sự phát sinh thể dị bội
- GV yêu cầu HS quan sát H23.2 → nhận xét. Sự phân li cặp NST hình thành giao tử trong 
+ Trường hợp bình thường?
+ Trường hợp bị rối loạn phân bào?
- Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh → hợp tử có số lượng NST như thế nào?
- GV treo H23.2, gọi HS trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội.
* Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li → tạo thành 1 giao tử.
* Hậu quả : Gây biến đổi hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh nhiễm sắc thể.
- GV thông báo ở người tăng thêm 1 NST ở cặp NST số 21 → gây bệnh Đao.
- Một vài HS nhắc lại các khái niệm.
- HS tự thu nhận và xử lí thông tin → nêu được :
+ Các dạng : 2n + 1, 2n – 1.
+ Hiện tượng thêm hoặc mất 1 NST ở 1 cặp nào đó → dị bội thể.
1 vài HS phát biểu lớp bổ sung hoàn chỉnh nội dung vào vở.
- HS quan sát kĩ hình đối chiếu các quả từ II → XII với nhâu và với quả I.
→ Rút ra nhận xét.
+ Kích thước : Lớn : VI, nhỏ : V, VI.
+ Gai dài hơn : IX.
- Các nhóm quan sát kĩ hình thảo luận, thống nhất ý kiến → nêu được.
+ Bình thường : Mỗi giao tử có 1 NST.
+ Bị rối loạn :
- 1 giao tử có 2 NST.
- 1 giao tử không có NST nào.
→ Hợp tử có 3 NST hoặc có 1 NST của cặp tương đồng.
- 1 HS lên trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
→ Hoàn chỉnh nội dung.
Duyệt tuần 12
8/11/2008
4. Củng cố :
1. Viết sơ đồ minh họa cơ chế hình thành thể (2n + 1) ?
2. Phân biệt hiện tượng dị bội thể và thể dị bội?
5. Dặn dò 
- Học bài và làm bài tập SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh9-Tiet24-89-TTuan.doc