Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 13 - Tiết 25 - Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 13 - Tiết 25 - Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Học xong bài này, HS có những khả năng sau:

1. Kiến thức:

- Nêu được hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội.

- Trình bày được cơ chế phát sinh thể đa bội (do nguyên phân, giảm phân).

- Phân biệt được sự phát sinh thể đa bội do nguyên phân và do giảm phân.

- Có thể phân biệt được thể đa bội với thể lưỡng bội.

- Có thể vận dụng những kiến thức về thể đa bội trong thực tiễn.

2. Kĩ năng:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 13 - Tiết 25 - Bài 24: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13	Ngày soạn:
Tiết 25	Ngày dạy:
Bài 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (tt)
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có những khả năng sau:
1. Kiến thức:
- Nêu được hiện tượng đa bội hóa và thể đa bội.
- Trình bày được cơ chế phát sinh thể đa bội (do nguyên phân, giảm phân).
- Phân biệt được sự phát sinh thể đa bội do nguyên phân và do giảm phân.
- Có thể phân biệt được thể đa bội với thể lưỡng bội.
- Có thể vận dụng những kiến thức về thể đa bội trong thực tiễn.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thảo luận theo nhóm, tự nghiên cứu với SGK và kĩ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
3. Thái độ:
	- Giáo dục tinh thần yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo án.
- Tranh phóng to hình 24.1.2.3.4.5 SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
- Hs 1: Đột biến số lượng NST là gì? Gồm những dạng nào?
- Hs 2: Nguyên nhân phát sinh thể dij bội và hậu quả của nó? Cho ví dụ minh họa.
Bài mới:
- Gv vào bài: Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về dạng đột biến đầu tiên của NST, hôm nay thầy và các em cùng tìm hiểu tiếp dạng thứ hai của đột biến này. Gv ghi bài: Bài 24. Đột biến số lượng NST (tt)
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU HIỆN TƯỢNG ĐA BỘI THỂ
- Mục tiêu 1: Hs nắm được hiện tượng đa bội thể là gì? Cho ví dụ minh họa.
- Yêu cầu Hs đọc thông tin và quan sát tranh vẽ 24.1,2,3,4 SGK.
* GV giải thích:
- Đa bội thể hiện tượng bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (nhiều hơn 2n). Cơ thể mang các tế bào đó được gọi là thể đa bội.
- Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào làm tăng cường độ trao đổi chất, kích thước tế bào, cơ quan và sức chống chịu của thể đa bội.
- GV theo dõi quá trình thảo luận cảu các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét bổ sung và xác nhận câu trả lời đúng.
- Lắng nghe, quan sát tranh.
- HS quan sát tranh phóng to hình 24.1,2,3,4 SGK, thảo luận theo nhóm để thực hiện s SGK.
- Đại diện một vài nhóm (do GV chỉ định) trình bày câu trả lời của nhóm, các nhóm khác bổ sung.
Đáp án:
* Mức bội thể (số n) và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản tương quan với nhau theo tỉ lệ thuận.
* Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua dấu hiệu về kích thước lớn hơn ở các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản.
* Có thể khai thác các đặc điểm: kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt của cây đa bội trong chọn giống cây trồng.
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU SỰ HÌNH THÀNH THỂ ĐA BỘI
- Mục tiêu 2: Hs hiểu nguyên nhân phát sinh thể đa bội.
- GV đặt vấn đề: Đa bội thể được hình thành bằng cách nào?
- GV giải thích: Do sự tác động của các tác nhân vật lí, hóa học, (hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường) vào tế bào trong lúc nguyên phân hay giảm phân gây ra rối loạn phân bào, dẫn đến hiện tượng thể đa bội.
- GV theo dõi sự phân tích của HS và xác nhận các ý kiến đúng.
- HS đọc SGK và quan sát tranh phóng to hình 24.5 SGK để thực hiện s SGK.
- HS quan sát tranh phóng to hình 24.8 SGK, phải nhận ra được (dưới sự hướng dẫn của GV) những rối loạn trong nguyên phân là hợp tử nhân đôi NST (2n = 6) x 2 = (4n = 12), rồi tiếp tục nguyên phân để tạo ra các thế hệ tế bào. Trong quá trình giảm phân, phát sinh giao tử, số lượng NST không giảm đi một nửa (vẫn 2n).
Do đó, khi thụ tinh đã tạo ra hợp tử có số lượng NST là 4n = 12 gấp đôi tế bào mẹ ban đầu.
- Từ đây, HS dễ dàng nhận ra: Trường hợp a minh họa sự hình thành thể đa bội nguyên phân và b do giảm phân.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài và nhắc lại những nội dung chính. 
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
ð Câu 1. 	- Đa bội hóa là hiện tượng bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (>2n).
- Cơ thể mang tế bào đa bội hóa gọi là thể đa bội.
ð Câu 2. 	- Trong tế bào có sự nhân đôi của từng NST, nhưng không xảy ra phân bào, làm cho số lượng NST tăng lên gấp bội.
- Sự hình thành giao tử không qua giảm nhiễm, nên sự kết hợp các giao tử trong thụ tinh tạo ra thể đa bội.
ð Câu 3. 	- Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua dấu hiệu tăng kích thước cơ quan (ví dụ tế bào khí khổng, hạt phấn).
- Có thể ứng dụng sự tăng kích thước của thân, cành trong tăng sản lượng gỗ, tăng kích thước thân, lá, củ, trong sản lượng rau. Sử dụng đặc điểm sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt trong chọn giống cây trồng.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
* Trả lời các câu hỏi sau:
1. Thể đa bội là gì? Cho ví dụ.
2. Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường như thế nào?
3. Có thể nhận biết các thể đa bội bằng mắt thường thông qua dấu hiệu gì? Có thể ứng dụng các đặc điểm của chúng trong chọn giống cây trồng như thế nào? Hãy sưu tập tư liệu và mô tả giống cây trồng đa bội ở Việt Nam.
4. Chuẩn bị bài 25.
––– v ———

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13_1.doc