- Trả lời được : Thể đa bội là gì? (chú ý : Từ khái niệm về thể đa bội. HS sẽ có ý niệm về hiện tượng đa bội thể).
- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên.
- Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có được các ý nhiệm sử dụng các đặc điểm của các thể đa bội trong chọn giống.
Ngày soạn : .. Tuần : 13 Ngày dạy : . Tiết : 25 ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (tt) I. MỤC TIÊU : Học xong bài này : HS phải : - Trả lời được : Thể đa bội là gì? (chú ý : Từ khái niệm về thể đa bội. HS sẽ có ý niệm về hiện tượng đa bội thể). - Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên. - Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có được các ý nhiệm sử dụng các đặc điểm của các thể đa bội trong chọn giống. II. CHUẨN BỊ - Tranh phóng to H 24. 5 SGK. - Tranh H24.1 → 4 minh họa. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra 1. Thế nào là hiện tượng dị bội thể? Thường thấy ở dạng nào? 2. Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là (2n + 1) và (2n – 1)? 3. Hãy nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể? 3. Tiến trình bài giảng Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh I. Hiện tượng dị bội thể - Thế nào là thể lưỡng bội? - GV yêu cầu HS thảo luận: + Các cơ thể có bộ NST 3n, 4n, 5n, có chỉ số n khác thể lưỡng bội như thế nào? + Thể đa bội là gì? - GV chốt lại kiến thức : Hiện tượng đa bội thể là trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n (lớn hơn 2n) → hình thành các thể đa bội. - GV thông báo: Sự tăng số lượng NST, AND → ảnh hưởng tới cường độ đồng hóa và kích thước tế bào. - GV yêu cầu HS quan sát H24.1 → H24.4 và trả lời các câu hỏi SGK. + Sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan như thế nào? + Có thể nhận biết cây đa bội qua những dấu hiệu nào? + Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống? → kết luận: * Dấu hiệu nhận biết : Tăng kích thước cơ quan . * Ứng dụng : + Tăng kích thước thân, cành → tăng sản lượng gỗ. + Tăng kích thước thân, lá, củ → tăng sản lượng rau, màu. + Tạo giống có năng suất cao. II. Sự phát sinh thể dị bội - GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân. - GV yêu cầu HS quan sát H 24.5 → trả lời: + So sánh giao tử, hợp tử ở 2 sơ đồ H24.5 a, b? + Trong 2 trường hợp trên, trường hợp nào minh họa sự hình thành thể đa bội do nguyên phân hoặc giảm phân bị rối loạn? * Kết luận : Cơ chết hình thành thể đa bội. Do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thường → không phân li tất cả các cặp NST → tạo thể đa bội. - HS vận dụng kiến thức ở chương 2 → nêu được : Thể lưỡng bội có bộ NST chứa các cặp NST tương đồng. - Các nhóm thảo luận → nêu được: + Các cơ thể đó có bộ NST là bội số của n. - Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung. - Ghi kết luận vào vở ghi. - HS chú ý theo dõi, lắng nghe. - Các nhóm quan sát kĩ hình trao đổi nhóm → trả lời câu hỏi → nêu được: + Tăng số lượng NST → tăng rõ rệt kích thước tế bào, cơ quan. + Nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây. - Làm tăng kích thước cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản → năng suất cao. - Đại diện HS tra lời, các HS khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh đáp án. - 1 → 2 HS nhắc lại kiến thức. - HS quan sát hình → nêu được: + Hình a: Giảm phân bình thường hợp tử nguyên phân là đầu bị rối loạn. + Hình b : Giảm phân bị rối loạn → thụ tinh tạo hợp tử có bộ NST > 2n. → Hình a do rối loạn nguyên phân, hình b do rối loạn giảm phân. 4. Củng cố : 1. Thể đa bội là gì? Cho ví dụ. 2. GV treo tranh H24.5 → gọi HS lên trình bày sự hình thành thể đa bội do nguyên phân không bình thường. 5. Dặn dò - Học bài và làm bài tập SGK. - Vẽ hình 24.5 SGK. - Xem bài: Thường biến. IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: