Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần: 15 - Tiết: 21: Trồng cây rừng và chăm sóc rừng sau khi trồng

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần: 15 - Tiết: 21: Trồng cây rừng và chăm sóc rừng sau khi trồng

 Học sinh biết được thời vụ trồng rừng, biết cách bảo đào hố trồng rừng và trồng cây gây rừng bằng cây con.

-Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồngư

-Hiểu được nội dung cơ bản các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng

2. Kỹ năng :

 Rèn kỹ năng đào hố trồng cây rừng và kỹ năng trồng cây con để bảo đảm cây sống.

 

doc 122 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần: 15 - Tiết: 21: Trồng cây rừng và chăm sóc rừng sau khi trồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gày soạn: 03-12-2008
Ngày dạy:
Tuần: 15
Tiết:21
TRỒNG CÂY RỪNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG
SAU KHI TRỒNG.
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
- Học sinh biết được thời vụ trồng rừng, biết cách bảo đào hố trồng rừng và trồng cây gây rừng bằng cây con.
-Biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồngư
-Hiểu được nội dung cơ bản các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng đào hố trồng cây rừng và kỹ năng trồng cây con để bảo đảm cây sống.
3. Thái độ :
- Rèn luyện ý thức lao động đúng kỹ thuật, cẩn thận, an toàn khi gieo trồng cây.
II. CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của GV : Giáo án, tham khảo tài liệu thực tế sản xuất trồng cây.
 Hình 41, 42 SGK phóng to
2.Chuẩn bị của HS : Vở ghi + SGK
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp ( 1ph): GV kiểm tra sĩ số các lớp
7A37A57A7..7A6..
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra 
3. Giảng bài mới( 42ph)
	*Giới thiệu bài ( 1ph): 
	Nhiều nơi tỉ lệ cây sống sau khi trồng rất thấp cây chết do nhiều nguyên nhân, nhưng các sai phạm trong kỹ thuật trồng rừng là nguyên nhân cơ bản. Vậy làm thế nào để trồng rừng có tỉ lệ sống cao sinh trưởng và phát triển tốt. Chúng ta nghiên cứu bài hôm nay
	*Tiến trình bài dạy( 41ph):
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10ph10ph
ph
Hoạt động 1: Xác định thời vụ gieo trồng và kỹ thuật làm đất trồng cây rừng
-GV thông báo: Thời vụ trồng rừng ở các tỉnh phía Bắc là mùa xuân và mùa thu, miển Trung và miền Nam là mùa mưa
+Theo em cơ sở quan trọng để xác định thời vụ trồng rừng là gì?
+Tại sao các tỉnh phía Bắc lại không trồng rừng vào mùa hè , mùa mưa?
-GV tóm tắt lại thời vụ gieo trồng
-Yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng số liệu trang 66: Hãy cho biết người ta thường đào hố trồng cây rừng có kích thước như thế nào?
+Kỹ thuật làm đất ở hố trồng cây như thế nào ? 
+Em cho biết tại sao khilấp hố lại cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước? 
-GV nhận xét và giảng giải :đất trồng rừng phần lớn là đất đồi núi ,đất bị rửa trôi nhanh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống hố trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và có đủ nguùon dinh dưỡng cho cây con nhanh phục hồi và phát triển nhanh trong thời gian mới trồng cây có sức chống đỡ tốt với hoàn cảnh xấu nơi trồng 
-GV tóm tắt về kỹ thuật đào hố trồng rừng.
Hoạt động 1: Xác định thời vụ gieo trồng và kỹ thuật làm đất trồng cây rừng
-HS đọc SGK để trả lời câu hỏi
+Khí hậu, thời tiết
+Mùa hè quá nóng cây mất nhiều nước, đất trồng rừng lại khô cằn cây bị héo
Mùa đông quá lạnh sương muối nhiều khô hanhcây rừng mất nhiều nước héo khô
-HS đọc nội dung phần II trả lời câu hỏi : 30 x30 x30 hay 40 x40 x40 
+ Gồm các công việc: Vạc cỏ ,đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố: Trộn lớp đất màu +phân hữu cơ ủ hoai + 100g supe lân+ 100g NPK
Lấp đất đã trộn phân bón vào hố (lớp đất đã trộn phân bón cho xuống trước
+Lấp đất màu xung quanh, làm sạch cỏ ,lấp tiếp cho đầy hố 
I. Thời vụ trồng rừng và kỹ thuật làm đất trồng cây :
-Mùa trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu , còn các tỉnh miền Trung và niền Nam là mùa mưa.
-Đào hố trồng cây rừng : lớp đất màu để riêng, khi lấp hố cho đất màu đã trộn phân bón xuống trước.
101110ph
Hoạt động 2: Tìm hiểu kỹ thuật trồng rừng bằng cây con
-GV giới thiệu : Có 3 cách trồng cây gây rừng , trồng cây có bầu, trồng cây con rễ trần, gieo hạt thẳng vào hố .Trồng rừng bằng cây con đặc biệt là cây con có bầu được áp dụng phổ biến ở nước ta 
-GV treo H42 lên bảng và hỏi: Trồng cây con có bầu người ta thực hiện theo quy trình nào?
+Quan sát hình 43 hãy xếp lại thứ tự các bước trên hình 43 cho đúng với quy trình kỹ thuật
+Qua bài tập hãy nêu quy trình trồng cây con bằng rễ trần?
-GV tóm tắt về quy trình kỹ thuật trồng rừng bằng cây con.
-GV hỏi thêm: Theo em ở vùng đồi núi trọc nên trồng bằng loại cây con nào ? Vì sao?
Hoạt động 2: Tìm hiểu kỹ thuật trồng rừng bằng cây con
-HS quan sát hình 42 : Quy trình trồng cây con có bầu gồm 6 bước
-Trình tự đúng:
1-a
2-c
3- e
4- d
5- b
-Nêu được : Tạo lỗ trong hố đất, đặt cây lấp đất vào hố, nén chặt đất và vun gốc
-Cây con có bầu vì đất vùng đồi núi trọc khô cứng, ít chất dinh dưỡng cây con có bầu bộ rễ không bị đứt, bầu đất có đủ phân bón và đất tơi xốp khi trồng sẽ có tỉ lệ sống cao.
II. Trồng rừng bằng cây con:
Quy trình kỹ thuật trồng rừng bằng cây con gồm các bước:
+Tạo lỗ trong hố
+Đặt cây vào lỗ trong hố đất
+Lấp đất, nén chặt, vun đất kín gốc cây.
65556ph
Hoạt động 3: Tìm hiểu thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng
-GV thông báo: Sau khi trồng 1 – 3 tháng phải chăm sóc, chăm sóc liên tụ khoảng 4 năm
Năm thứ 1 và 2 mỗi năm từ 2- 3lần
Năm thứ 3,4 : 1 – 2 lần
+Vì sao từ 1- 3 tháng phải chăm sóc rừng?
+ Chăm sóc liên tục đến 4 năm?
+Vì sao những năm đầu phải chăm sóc nhiều hơn những năm sau?
-GV nhận xét và yêu cầu học sinh rút ra kết luận về thời gian chăm sócvà số lần chăm sóc cây rừng
Hoạt động 3: Tìm hiểu thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng
-HS tự thu thập thông tin SGK để trả lời các câu hỏi
+Cỏ mọc
+ Rừng chưa khép tán
+ Cây lớn tán rừng ngày càng kín
-Kết luận
III. Thời gian và số lần chăm sóc:
Sau khi trồng rừng 1- 3 tháng phải chăm sóc rừng . Mỗi năm chăm sóc từ 2- 3 lần trong 3 – 4 năm liền.
111110ph
Hoạt động 4: Tìm hiểu các công việc phải làm trong chăm sóc cây rừng
-GV hướng dẫn học sinh tìm ra các nguyên nhân làm cho cây rừng bị chết
-Từ những nguyên nhân trên con người phải tác động để cải tạo môi trường sống của cây trồng để cây sinh trưởng và pgát triển tỉ lệ sống cao
+Những công việc chính trong chăm sóc rừng là gì? Và tác dụng của từng công việc?
-GV nhận xét và tiểu kết hoạt động 4
Hoạt động 4: Tìm hiểu các công việc phải làm trong chăm sóc cây rừng
-HS vận dụng hiểu biết thực tế nêu ra các nguyên nhân làm cây rừng bị chết: Cây cỏ hoang dại chèn ép cây trồng, đất khô cằn và thiếu chất dinh dưỡng, thời tiết xấu, sâu bệnh hại, thú rừng, trâu bò phá hoại
-Phát quang ,làm hàng rào bảo vệ, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón thúc phân, tỉa và dặm cây
IV. Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng:
Các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng : Làm hàng rào bảo vệ, phát quang cây hoang dại, làm cỏ quanh gốc, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa và dặm cây.
55555ph
Hoạt động 5: Củng cố
-GV gọi 1 học sinhđọc phần ghi nhớ
-GV hệ thống và tóm tắt bài dưới dạng các câu hỏi
+Nêu quy trình làm đất để trồng cây rừng?
+Nêu các thao táckỹ thuật trồng cây con có bầu và cây con rễ trần
+Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì?
-1 HS đọc phần ghi nhớ
-Vài học sinh trả lời câu hỏi
-Kết luận SGK
-Đáp án câu hỏi củng cố
+Như nội dung hoạt động 1
+Như nội dung hoạt động 2
+Như nội dung hoạt động 4
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo( 2ph) :
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Sưu tầm những hình ảnh về trồng chăm sóc cây rừng
IV RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG 
CHĂM SÓC RỪNG SAU KHI TRỒNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :	
˜Kiến thức :
- Học biết được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.
- Hiểu được nội dung cơ bản các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
˜ Kỹ năng : 
- Rèn kỹ năng chăm sóc rừng sau khi trồng bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật cơ bản
˜ Thái độ :
- Có ý thức chịu khó, cẩn thận và an toàn lao động trong chăm sóc rừng
II. CHUẨN BỊ :
‚ Giáo viên : Giáo án, phóng to hình 44 SGK
‚ Học sinh : Vở ghi + SGK
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định : 	1’
2. Kiểm tra bài cũ : 	8’
- Hãy nêu quy trình làm đất để trồng cây rừng ? (vạc cỏ, đào hố, đất màu trộn với phân, sau đó lấp đất)
- Hãy nêu các kỹ thuật trồng cây con có bầu và rễ trần ? (Tạo lỗ trong hố, rạch bỏ vỏ bầu, đặt bầu vào lỗ trong hố, lấp đất lần 1, lần 2, vun gốc)
3. Bài mới :	1’ HĐ 1 Giới thiệu bài :
Chăm sóc rừng sau khi trồng là yếu tố cơ bản quyết định tỉ lệ sống của cây và chất lượng cây trồng.
Tl
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
12’
HĐ 2 Thời gian và số lần chăm sóc :
‚ Giáo viên : Thông báo
Sau khi trồng 1-3 tháng phải chăm sóc năm thứ nhất và 2 mỗi năm 2 - 3 lần. Năm thứ ba và thứ tư mỗi năm từ 1-2 lần
- Vì sao sau 1-3 tháng phải chăm sóc rừng liên tục 4 năm ?
- Vì sao những cây năm đầu chăm sóc nhiều hơn những cây năm sau ?
HĐ 2 Học sinh hiểu được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng
‚ Học sinh : Nghe
- Vì có có mọc.
- Rừng chưa khép tán sau 4-5 năm rừng mới có thể khép tán
- Năm sau cây khỏe dần tán rừng ngày càng kín
I Thời gian và số lần chăm sóc :
- Sau khi trồng 1-3 tháng chăm sóc liên tục trong 4 năm
- Năm 1 và 2: 2-3 lần / năm
- Năm 3-4 : 1-2 lần / năm
13’
3’
HĐ 3 Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng :
‚ Giáo viên : Treo tranh vẽ 44/ 69. Quan sát hình vẽ SGK và trên bảng cho biết :
- Những việc chính trong chăm sóc rừng là gì ?
- Mô tả cách thực hiện trong mỗi việc và vì sao ? phải làm như vậy ?
- Sau khi học sinh trả lời, GVbổ sung ® HS thấy được việc chăm sóc cây sau khi trồng có tác dụng gì ?
‚ Giáo viên : Lưu ý phải tưới nước nơi trồng quá khô phòng trừ sâu bệnh, phòng chữa cháy rừng
Tổng kết bài :
‚ Học sinh : Quan sát hình 44/69 SGK
Trả lời : Làm rào bảo vệ
-Phát quang : Chặt bỏ cây leo hoang dại chèn ép cây rừng trồng
- Làm cỏ ® cỏ hút chất dinh dưỡng của cây
-Xới đất, vun gốc.
- Bón phân, tỉa và dặm cây 
- Xới làm đất thoáng khí - Vun giữ cho cây không bị đổ
- Bón p ... áy, vi khuẩn, mùn bã hữu cơ.
+HS sắp xếp
TV phù du: tảo khuê, tảo ẩn xanh
TV đáy: Rong đen lá vòng,rong lông gà
ĐV phù du: trùng túi trong, bọ vòi voi, trùng hình tia
ĐV đáy: ốc củ cải, giun mồm dài.
-HS thu thập kiến thức qua mục 2
-Trả lời câu hỏi
-Nêu được:
+Là những thức an do con người tạo ra để cung cấp cho tôm,cá.
+ Là cho tôm, cá tăng trưởng nhanh, đạt năng suất cao, mau thu hoạch, có 3 loại.
+Thức ăn tinh: cám, ngô, đậu tương
+Thức ăn hỗn hợp: gồm thức ăn tinh, thức ăn chứa đạm, khoáng, phụ gia
+Thức ăn thô: phân đạm, phân hữu cơ.
I. Những loại thức ăn của tôm, cá:
Thức ăn của tôm cá có 2 loại: thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
1. Thức ăn tự nhiên:
Là loại thức ăn có sẵn trong nước gồm có: vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ.
2. Thức ăn nhân tạo:
Là loại thức ăn do con người cung cấp trực tiếp, có 3 nhóm thức ăn: thức ăn tinh, thức ăn thô và thức ăn hỗn hợp.
12
ph
Hoạt động 2: Quan hệ về thức ăn
-Hướng dẫn học sinh đọc mục II , sơ đồ 16 SGK
+ Thức ăn của thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn là gì?
+ Thức ăn của động vật phù du gồm những loại nào?
+Thức ăn của động vật đáy gồm những loại nào?
+Thức ăn trực tiếp của tôm, cá.
-GV nhận xét và kết luận theo sơ đồ 16 SGK
-GV mở rộng: Muốn tăng lượng thức ăn trong vực nước nuôi thuỷ sản phải làm những việc gì?
-GV nhận xét và kết luận hoạt động 2
Hoạt động 2: Quan hệ về thức ăn
-HS thu thập kiến thức từ mục II
-Trả lời câu hỏi
-Nêu được:
+Chất dinh dưỡng hoà tan trong nước
+Chất vẩn, thực vật phù du, vi khuẩn
+ Chất vẩn, động vật phù du
+ Thực vật thuỷ sinh, động vật thuỷ sinh, động vật đáy, vi khuẩn.
+Bón phân hữu cơ, vô cơ hợp lí tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển trên cơ sở đó các động vật, thực vật thuỷ sinh phát triển
II. Quan hệ về thức ăn:
Quan hệ về thức ăn là thể hiện sự liên quan giữa các nhóm sinh vật trong vực nước nuôi thuỷ sản.
4
ph
Hoạt động 3: Củng cố
-Gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối SGK
-Nêu một số câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời
+ Thức ăn của tôm,cá gồm những loại nào?
+ Sự khác nhan giữa thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên.
-1 HS đọc phần ghi nhớ SGK
-Vài học sinh trả lời câu hỏi
-Ghi nhớ SGK
-Đáp án câu hỏi củng cố.
+ Như nội dung hoạt động 1
+ Như nội dung phần 1 và 2 SGK
4.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo( 2ph)
-Học bài theo nội dung SGK.
-Đọc nội dung bài “ Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản( tôm, cá)”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.
Ngày soạn:19-04-2009
Ngày dạy:20-04-2009
Tuần: 33
Tiết: 48
	CHƯƠNG II: 
 QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
 TRONG NUÔI THUỶ SẢN
BÀI 54: CHĂM SÓC, QUẢN LÍ VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO 
 ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN ( TÔM, CÁ).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: -Nêu được các biện pháp chăm sóc tôm cá thông qua kĩ thuật cho cá ăn.
	- Chỉ ra được những công việc cần phải làm để quản lí ao nuôi thuỷ sản như kiểm tra ao nuôi và tôm cá.
	-Trình bày được mục đích và một số biện pháp phòng và trị bệnh cho tôm cá.
2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã được học ở trường vào thực tế tại gia đình và địa phương.
3. Thái độ: Yêu thích công việc nuôi thuỷ sản.
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình 84 và85 SGK, một số tư liệu liên quan đến quản lí ao nuôi tôm cá ở địa phương.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định tình hình lớp ( 1ph): GV kiểm tra sĩ các lớp
7a37a57a67a77a8
2. Kiểm tra bài cũ( 4ph)
	*Câu hỏi: Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào ? Ví dụ.
	* Dự kiến trả lời:
	-Thức ăn của tôm, cá gồm 2 loại:
	+ Thức ăn tự nhiên: là loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên như: vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy và mùn bã hữu cơ.
	+Thức ăn nhân tạo: là những thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho tôm, cá có thể ăn trực tiếp có 3 nhóm : thức ăn tinh, thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp.
3. Giảng bài mới ( 38ph)
	*Giới thiệu bài ( 1ph): Trong chương I chúng ta nghiên cứu đặc điểm môi trường nuôi thuỷ sản, thức ăn của tôm, cá. Trong chương II này chúng ta tập trung tìm hiểu các biện pháp chăm sóc quản lí tô, cá phòng trị bệnh cho tôm, cá, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm làm sao để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
	* Tiến trình bài dạy( 37ph)
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10
ph
Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc tôm, cá.
-Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK trang 145.
+ Cho tôm, cá ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ lượng nhằm mục đích gì?
+ Tại sao cho cá ăn vào lúc 7-8 giờ sáng là tốt nhất?
+ Tại sao lại bón phân tập trung vào tháng 8-11 ?
+ Nguyên tắc cho ăn “ lượng ít và nhiều lần” mang lại lợi ích gì?
+ Khi cho cá ăn thức ăn tinh phải có máng đựng thức ăn?
+Cho phân xanh xuống ao nhằm mục đích gì?
-GV kết luận: Nuôi dưỡng chăm sóc tốt tôm, cá là phải cho ăn đủ số lượng( cá ăn no), đảm bảo đủ dinh dưỡng( chất lượng thức ăn tốt) và cho ăn đúng kĩ thuật.
Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc tôm, cá.
-HS đọc SGK thu thập thông tin và trả lời câu hỏi
-Vài học sinh trả lời
-Nêu được:
+Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng khối lượng tôm, cá
+ Trời mát, sau một dêm tôm, cá đói sẽ tích cực ăn, nhiệt độ 200C- 300C là thích hợp để lượng thức ăn phân huỷ từ từ, không làm ô nhiễm môi trường.
+ Thời tiết mát mẻ, thức ăn phân huỷ từ từ không làm ô nhiễm môi trường trong lúc này tôm cá cần tích luỹ mỡ qua mùa đông nên cần tập trung cho cá ăn nhiều
+Tiết kiệm thức ăn vì tôm cá ăn hết
+ Thức ăn không bị rơi ra ngoài vì nếu thức ăn rơi tự do sẽ trôi đi chìm xuống đáy rất lãng phí.
+Chất hữu cơ phân huỷ là thức ăn của sinh vật phù du phát triển làm thức ăn cho tôm cá
I. Chăm sóc tôm, cá: 
Nuôi dưỡng chăm sóc tốt tôm cá là phải cho ăn đủ số lượng, đảm bảo đủ dinh dưỡng và cho ăn đúng kĩ thuật.
10
ph
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp quản lí trong nuôi trồng động vật thuỷ sản
-Hướng dẫn học sinh đọc mục II đọc bảng 9 quan sát hình 84 trang 146 SGK
+ Nêu các công việc phải làm để kiểm tra ao nuôi tôm cá.
+ Làm thế nào để kiểm tra chiều dài của cá?
+ Kiểm tra khối lượng tôm cá bằng cách nào?
-GV kết luận: Quản lí trong nuôi tôm cá là thường xuyên kiểm tra ao nuôi và sự tăng trưởng của tôm cá theo định kì. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp quản lí trong nuôi trồng động vật thuỷ sản
-Cá nhân học sinh thu thập kiến thức từ mục II, sơ đồ 9, hình 84 SGK 
-Trả lời các câu hỏi
-Nêu được:
+ Kiểm tra đăng bờ, kiểm tra nước và hoạt dộng của cá, xử lí cá nổi đầu và bệnh tôm cá
+Lấy thước đo chiều dài từ mút đầu đến cuối cùng của đuôi.
+Bắt cá lên cân, ghi chép theo dõi
II. Quản lí:
Quản lí trong nuôi tôm cá là thường xuyên kiểm tra ao nuôi và sự tăng trưởng của tôm cá theo định kì.
12
ph
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm cá
-HS đọc nội dung mục III trang 147 SGK
+ Tại sao trong nuôi tôm cá phòng bệnh phải đặt lên hàng đầu?
+Biện pháp phòng bệnh gồm những yêu cầu kĩ thuật nào ?
+Kể tên một số thuốc dùng chữa bệnh cho tôm cá?
-GV tóm tắt và ghi bảng
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm cá
-HS tự đọc thông tin mục III SGK trang 147
-Trả lời câu hỏi
+Tôm, cá bị bệnh việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém, hiệu quả thấp.
+ Ao nuôi đúng kĩ thuật, hợp lí, dùng thuốc hoá chất phòng dịch bệnh, vệ sinh môi trường vực nước tốt, tôm, cá ăn no và đủ chất dinh dưỡng.
+Hoá chất( thuốc tím, vôi bột), thuốc thảo mộc ( cây thuốc cá, lá xoan, tỏi), thuốc tân dược( sunphanit, penixilin..)
II. Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm cá:
Trong công tác phòng và chữa bệnh cho tôm cá thì phòng bệnh là chính.Khi tôm cá mắc bệnh có thể dùng thuốc thảo mộc hoặc tân dược để chữa trị. Thuốc thảo mộc có thể là một số cây cỏ như cây tỏi, hạt cau, cây duốc cá..
5
ph
Hoạt động 4: Củng cố
-Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ
-Trả lời các câu hỏi cuối bài.
-Đọc phần ghi nhớ cuối bài
-Trả lời các câu hỏi SGK
-Ghi nhớ SGK
-Đáp án câu hỏi cuối bài
1. Như nội dung mục I
2.Nội dung mục II
3. Nội dung mục III( 1)
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo( 2ph)
-Học bài theo các câu hỏi SGK
-Đọc nội dung bài 55 “ Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.
.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần : 34
Tiết : 49
	BÀI 55: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN 
 SẢN PHẨM THUỶ SẢN
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:Nêu được lợi ích và phân biệt được 2 phương pháp thu hoạch tôm, cá để vận dụng vào thực tiễn
	-Chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm và vai trò của 3 phương pháp bảo quản thuỷ sản.
	-Nêu vai trò, ưu nhược điểm của 2 phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản.
2. Kỹ năng: Vận dụng trong thu hoạch, chế biến sản phẩm thuỷ sản trong gia đình.
3.Thái độ: Thấy được lợi ích của các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm thuỷ sản.
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 86 và 87 SGK, một số nhãn mác các sản phẩm đồ hộp, nước mắm..
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc nội dung bài mới và sưu tầm các sản phẩm đồ hộp và các sản phẩm thuỷ sản được chế biến bằng phương pháp thủ công hoặc công nghiệp.
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tình hình lớp( 1ph): GV kiểm tra sĩ số các lớp
7a3.7a5..7a6..7a77a8
2. Kiểm tra bài cũ( 4ph)
	*Câu hỏi: Hãy trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm, cá.
	*Dự kiến trả lời:
	-

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 43 chuong nuoi va.doc