Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 26 - Tiết 49 - Bài 47: Quần thể sinh vật

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 26 - Tiết 49 - Bài 47: Quần thể sinh vật

. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Nêu được khái niệm quần thể, nêu ví dụ minh họa được quần thể sinh vật.

- Nêu được những đặc trưng cơ bản của quần thể qua các ví dụ.

- Rèn luyện kĩ năng trao đổi theo nhóm, tự nghiên cứu với SGK và quan sát thu nhận kiến thức từ hình vẽ.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 26 - Tiết 49 - Bài 47: Quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	Ngày soạn: 20/02/2010
Tiết 49	Ngày dạy: 01/03/2010
Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được khái niệm quần thể, nêu ví dụ minh họa được quần thể sinh vật.
- Nêu được những đặc trưng cơ bản của quần thể qua các ví dụ.
- Rèn luyện kĩ năng trao đổi theo nhóm, tự nghiên cứu với SGK và quan sát thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 47 SGK.
- Phiếu học tập và bảng phụ ghi nội dung bảng 47.1 SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Thu bài thu hoạch của Hs.
Bài mới:
Hoạt động 1
TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN THỂ SINH VẬT
- Phát phiếu học tập ghi nội dung bảng 47.1 SGK và yêu cầu HS điều dấu x vào ô trống để đúng các ví dụ thuộc vào quần thể sinh vật hay không phải là quần thể sinh vật.
- Theo dõi, chỉnh sửa và xác nhận đáp án.
- Độc lập hoàn thành bài tập.
- Một vài HS (được GV chỉ định) báo cáo kết quả điền hoàn thành bảng 47 SGK. Các HS khác bổ sung và cùng đưa ra đáp án đúng.
Đáp án: Các ví dụ về quần thể và không phải quần thể sinh vật.
Ví dụ
Quần thể sinh vật
Không phải quần thể sinh vật
Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.
x
Rừng cây thông nhưa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
X
Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.
x
Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
x
Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột tùy thuộc nhiều vào lượng thức ăn có trên cánh đồng.
X
Hoạt động 2
TÌM HIỂU XEM CÁC QUẦN THỂ TRONG MỘT LOÀI PHÂN BIỆT NHAU Ở NHỮNG DẤU HIỆU NÀO?
1. Tỉ lệ giới tính
- Gợi ý: Tỉ lệ đực/cái có thể thay đổi phụ thuộc và sự tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cái.
2. Thành phần nhóm tuổi.
- Treo tranh phóng to hình 47 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em tìm hiểu SGK để nêu được ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung và chốt lại (đáp án).
3. Mật độ quần thể
- Lưu ý HS về những thay đổi của quần thể (khi tăng, khi giảm).
- Đọc SGK, thảo luận theo nhóm để thấy được: Thế nào là tỉ lệ giới tính? Tỉ lệ giới tính có ý nghĩa gì?
- Dưới sự chỉ đạo của GV, các nhóm thảo luận và cùng nêu ra kết luận chung.
Kết luận:
* Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng các thể đực / số lượng cá thể cái.
* Tỉ lệ đực/cái có ý nghĩa quan trọng, nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.
- Quan sát tranh, tìm hiểu SGK và thảo luận nêu được kết luận về ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi.
- Đại diện một vài nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác bổ sung và cùng xây dựng đáp án đúng.
Đáp án:
Các nhóm tuổi thể hiện trên các dạng tháp tuổi đều có ý nghĩa sinh thái khác nhau:
- Nhóm trước sinh sản (phía dưới): có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể.
- Nhóm sinh sản (ở giữa): cho thấy khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể.
- Nhóm sau sinh sản (phía trên): biểu hiện những cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
- Đọc SGK, thảo luận theo nhóm để nắm được: Thế nào là mật độ quần thể?
- Dưới sự chỉ đạo của GV, HS các nhóm thảo luận và phải nêu lên được:
Mật độ quần thể là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
Hoạt động 3
TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI QUẦN THỂ SINH VẬT
* Yêu cầu HS nghiên cứu mục III SGK để trả lời các câu hỏi sau:
- Khi tiết trời ấm áp và độ ẩm không khí cao (tháng 3 – 6) số lượng muỗi nhiều hay ít?
- Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?
- Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm?
- Hãy cho 2 ví dụ về biến động số lượng các cá thể trong quần thể.
* Gợi ý HS:
Môi trường sống thay đổi sẽ thay đổi số lượng cá thể trong quần thể.
+ Số lượng cá thể tăng khi ..
+ Số lượng cá thể giảm khi ..
- Nghiên cứu SGK, trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
- Đại diện một vài nhóm HS (được GV chỉ định) trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác bổ sung và cùng đưa ra đáp án đúng (dưới sự hướng dẫn của GV).
Đáp án:
* Số lượng muỗi tăng cao vào những tháng nóng và ẩm (mùa hè).
* Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.
* Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào những tháng có lúa chín.
* Chẳng hạn nêu sự biến đổi về số lượng cua hoặc của bọ cánh cứng hoặc thạch sùng hoặc số lượng ve sầu.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
ð Câu 1. Đánh dấu + vào ô o chỉ câu đúng nhất trong các câu sau:
1. Quần thể sinh vật là gì?
o a. Quần thể sinh vật là một tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong một khoảng không gian xác định ở một thời điểm nhất định.
o b. Những cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau, nhờ đó quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.
o c. Quần thể là một tổ chức sinh vật ở mức độ cao hơn cá thể, được đặc trưng bởi những tính chất mà cá thể không có.
o d. Cả a, b và c.
2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể là gì?
o a. Đặc trưng về giới tính.
o b. Thành phần nhóm tuổi của cá thể.
o c. Mật độ quần thể.
o d. Cả a, b và c.
Đáp án: 1.d; 2.d.
ð Câu 2. HS tự vẽ và so sánh các tháp tuổi. Lưu ý: Tháp có dạng ổn định là tháp của chuột đồng, tháp có dạng phát triển là tháp của chim trĩ, còn tháp có dạng giảm sút là tháp của nai.
ð Câu 3. Dựa vào kiến thức trong bài để trả lời câu hỏi.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
* Trả lời các câu hỏi sau:
1. Hãy lấy 2 ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.
2. Từ bảng số lượng cá thể của 3 loài sau, hãy vẽ tháp tuổi của từng loài trên giấy kẻ li và nhận xét tháp tuổi đó thuộc dạng tháp gì?
Bảng 47.4. Số lượng cá thể ở 3 nhóm tuổi của chuột đồng, chim trĩ và nai.
Loài sinh vật
Nhóm tuổi trước sinh sản
Nhóm tuổi đang sinh sản
Nhóm tuổi sau sinh sản
Chuột đồng
50 con/ha
48 con/ha
10 con/ha
Chim trĩ
75 con/ha
25 con/ha
5 con/ha
Nai 
15 con/ha
50 con/ha
5 con/ha
3. Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?
!!!&!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25_1.doc