Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 26 - Tiết 52 - Bài 50: Hệ sinh thái

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 26 - Tiết 52 - Bài 50: Hệ sinh thái

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Nêu được thế nào là một hệ sinh thái.

- Phân biệt được các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.

- Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp trong việc nâng cao năng suất cây trồng.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.

- Rèn luyện kĩ năng thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu SGK.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 26 - Tiết 52 - Bài 50: Hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	Ngày soạn: 09/03/2008
Tiết 52	Ngày dạy: 12/03/2008
Bài 50: HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được thế nào là một hệ sinh thái.
- Phân biệt được các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.
- Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp trong việc nâng cao năng suất cây trồng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ các hình vẽ.
- Rèn luyện kĩ năng thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu SGK.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 50.1 - 2 SGK. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
- Hs 1: Quần xã sinh vật là gì? Cho ví dụ.
- Hs 2: Cân bằng sinh học là gì? Ví dụ minh họa.
Bài mới:
Hoạt động 1
TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ SINH THÁI
* Treo tranh phóng to hình 50.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em đọc SGK để thực hiện sSGK.
* GV gợi ý: Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã. Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
* GV giải thích thêm: 
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
- Các thành phần vô sinh: đất, nước, thảm mục..
- Sinh vật sản xuất là thực vật.
- Sinh vật tiêu thụ gồm: động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
- Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
- Quan sát tranh, đọc SGK, trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi sSGK.
- Đại diện một vài nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung để thống nhất đáp án.
Đáp án:
* Thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng là: đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ (vô sinh) và cây cỏ, cây gỗ, cây leo, hươu, hổ, chuột, rắn, bọ ngựa, muỗi .. (hữu sinh).
* Lá và cành cây mục là thức ăn của các sinh vật phân giải: vi khuẩn, giun đất, nấm ..
* Ý nghĩa của cây rừng đối với động vật rừng là cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở và điều hòa khí hậu cho động vật sinh sống..
* Động vật có ảnh hưởng tới thực vật là: động vật ăn thực vật, góp phần thụ phấn, phát tán thực vật, phân bón cho thực vật.
* Nếu rừng bị cháy thì động vật mất nơi ở, mất nguồn thức ăn, nguồn nước, khí hậu khô cạn .. nhiều loài động vật bị chết.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN
- Đặt vấn đề: thế nào là chuỗi thức ăn? Lưới thức ăn?
a. Chuỗi thức ăn
- Gợi ý: Mỗi loài sinh vật trong chuối thức ăn là một mắt xích có liên quan đến sinh vật đứng trước và đứng sau mắt xích.
b. Lưới thức ăn
- Gợi ý: Trong tự nhiên một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà tham gia nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi có mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.
- Cho HS thảo luận và cử đại diện lên bảng trình bày.
- Theo dõi và xác nhận đáp án đúng.
- Quan sát tranh phóng to hình 50.2 SGK và nghiên cứu SGK và thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi trên và để thực hiện sSGK.
* Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và cùng xây dựng đáp án đúng.
Đáp án: (dưới đây là ví dụ, HS có thể chọn ví dụ khác)
* Cây cỏ à chuột à rắn.
Sâu à bọ ngựa à rắn.
Cây cỏ à sâu à bọ ngựa.
* Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích, nó vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.
* Quan sát tranh 50.2 SGK trả lời câu hỏi:
- Sâu ăn lá tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
- Xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.
Đáp án:
* Cây gỗ à sâu ăn lá à bọ ngựa
Cây gỗ à sâu ăn lá à chuột
Cây gỗ à sâu ăn lá à cầy
Cây cỏ à sâu ăn lá à bọ ngựa
Cây cỏ à sâu ăn lá à chuột
Cây cỏ à sâu ăn lá à cầy
* Các thành phần của hệ sinh thái
- Sinh vật sản xuất: cây gỗ, cây cỏ.
- Sinh vật tiêu thụ cấp 1: sâu ăn lá, chuột, hươu.
- Sinh vật tiêu thụ cấp 2: bọ ngựa, cầy, rắn.
- Sinh vật tiêu thụ cấp 3: rắn, đại bàng, hổ.
- Sinh vật phân giải: vi sinh vật, nấm, địa y, giun đất.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
ð Câu 1. Đánh dấu + vào ô o chỉ câu đúng nhất trong các câu sau:
1. Thế nào là một hệ sinh thái?
2. Các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái là gì?
Đáp án: 1. d;	2. d.
ð Câu 2. HS tự vẽ lưới thức ăn, GV kiểm tra, chỉnh sửa và xác nhận sơ đồ đúng.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
* Trả lời các câu hỏi sau:
1. Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.
2. Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gợi ý về thức ăn như sau:
- Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, châu chấu.
- Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu.
- Rắn ăn ếch nhái, châu chấu.
- Gà ăn cây cỏ và châu chấu.
- Cáo ăn thịt gà.
- .. (Dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa ra thêm về quan hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).
* Đọc mục “Em có biết?”.
* Xem trước nội dung toàn bộ các kiến thức đã học từ đầu kì II, chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết.
!!!&!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26_2.doc