Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 27, 28 - Tiết 54, 55 - Bài 51 – 52: Thực hành: Hệ sinh thái

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 27, 28 - Tiết 54, 55 - Bài 51 – 52: Thực hành: Hệ sinh thái

I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Nhận biết được các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.

- Rèn luyện kĩ năng lấy mẫu vật, quan sát và vẽ hình.

- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích, rút ra kiến thức từ thực tế.

- Xây dựng được tinh thần và ý thức trách nhiệm trong hoạt động.

- Hun đúc lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 27, 28 - Tiết 54, 55 - Bài 51 – 52: Thực hành: Hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27,28	Ngày soạn: 16/03/2008
Tiết 54-55	Ngày dạy: 19/03/2008
Bài 51 – 52: THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nhận biết được các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.
- Rèn luyện kĩ năng lấy mẫu vật, quan sát và vẽ hình.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích, rút ra kiến thức từ thực tế.
- Xây dựng được tinh thần và ý thức trách nhiệm trong hoạt động.
- Hun đúc lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng
- Túi nilon thu nhặt mẫu sinh vật
- Kính lúp.
- Giấy, bút chì.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
Bài mới:
Trước khi vào bài, giáo viên yêu cầu Học sinh xem trước nội dung yêu cầu của bài thực hành.
Hoạt động 1
1. Hệ sinh thái
- GV đưa HS đến địa điểm thực hành có số loài phong phú, đảm bảo xây dựng được các chuỗi thức ăn.
- GV lưu ý HS: chú ý các yếu tố vi sinh (yếu tố tự nhiên + yếu tố do con người tạo ra) và yếu tố hữu sinh (có trong tự nhiên + do con người tạo ra).
- Nhóm thực hành (4 – 5 HS) tiến hành điều tra các thành phần của hệ sinh thái quan sát, thảo luận theo nhóm để thực hiện sSGK.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm hoạt động tự lực và điền vào bảng 51 – 52. SGK (dưới đây là một ví dụ): Các thành phần của hệ sinh thái quan sát.
Các nhân tố vô sinh
Các nhân tố hữu sinh
- Những nhân tố tự nhiên: Đất, đá, cát, sỏi, độ dốc ..
- Những nhân tố do hoạt động của con người tạo nên: Thác nước nhân tạo, ao, mái che nắng..
- Trong tự nhiên: Cây cỏ, cây bụi, cây gỗ, giun đất, châu chấu, sâu, bọ ngựa, nấm ..
- Do con người (chăn nuôi, trồng trọt..): 
Cây trồng: Chuối, dứa, mít..
Vật nuôi: Cá, gà ..
- GV hướng dẫn HS quan sát, đếm các sinh vật và ghi vào bảng các loài có nhiều (ít và rất hiếm).
- HS hoạt động tự lực, rồi trao đổi theo nhóm thống nhất cách ghi vào bảng theo mẫu bảng 51 – 52.2 – 3 SGK.
* Thành phần thực vật trong khu vực thực hành
Loài có nhiều cá thể nhất
Loài có nhiều cá thể
Loài có ít cá thể
Loài rất hiếm
Tên loài:
Tên loài:
Tên loài:
Tên loài:
* Thành phần động vật trong khu vực thực hành
Loài có nhiều cá thể nhất
Loài có nhiều cá thể
Loài có ít cá thể
Loài rất hiếm
Tên loài:
Tên loài:
Tên loài:
Tên loài:
2. Chuỗi thức ăn
- GV gợi ý để HS nhớ lại kiến thức đã học trong sinh học 6 và sinh học 7 kết hợp với kiến thức thực tế để điền và hoàn thành bảng 51 – 52.4 SGK.
- HS quan sát, thảo luận theo nhóm để điền, hoàn thành bảng 51 – 52.4 theo mẫu sau: Các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái.
Sinh vật sản xuất
Tên loài:
Môi trường sống:
Động vật ăn thực vật
Tên loài:
Thức ăn của từng loài:
Động vật ăn thịt
Tên loài:
Thức ăn của từng loài:
Động vật ăn thịt 
(động vật ăn các động vật ghi ở trên)
Tên loài:
Thức ăn của từng loài:
Sinh vật phân giải
- Nấm?
- Giun đất?
- ..
Môi trường sống:
- Tiếp đó, GV dựa vào bảng đã điền để vẽ sơ đồ.
- HS thảo luận theo nhóm và vẽ sơ đồ từng chuỗi thức ăn đơn giản. Quan hệ giữa 2 mắt xích trong chuỗi thức ăn được thể hiện bằng mũi tên (như ở hình 50.2 SGK).
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng.
2. Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải.
3. Cần phải làm gì để bảo vệ tốt hệ sinh thái đã quan sát?
V. DẶN DÒ:
Ôn tập các nội dung trong chương II, chuẩn bị học chương III (Con người, dân số và môi trường).
!!!&!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29_2.doc