Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 31 - Tiết 59 - Bài 56 – 57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 31 - Tiết 59 - Bài 56 – 57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương

Học xong bài này, HS có khả năng:

- Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương.

- Bước đầu đề xuất các biện pháp khắc phục.

- Nâng cao nhận thức đối với việc chống ô nhiễm môi trường.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và thảo luận theo nhóm.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 31 - Tiết 59 - Bài 56 – 57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31	Ngày soạn: 22/03/2010
Tiết 59	Ngày dạy: 05/04/2010
Bài 56 – 57: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH
MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương.
- Bước đầu đề xuất các biện pháp khắc phục.
- Nâng cao nhận thức đối với việc chống ô nhiễm môi trường.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và thảo luận theo nhóm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giấy, bút
- Các phiếu học tập (ghi nội dung bảng 56 – 57.1 – 3 SGK).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra, kết hợp trong quá trình thực hành.
Bài thực hành:
Hoạt động 1
MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. Mục tiêu
- Giáo viên yêu cầu Hs đọc phần mục tiêu bài thực hành.
- Hs chỉ ra được nguyên nhân gây ÔNMT ở địa phương và từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
- Nâng cao nhận thức của Hs đối với công tác chống ÔNMT.
Hoạt động 2
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
II. Nội dung
1. Điều tra tình hình ô nhiễm
- GV cho HS điều tra tình hình ô nhiễm tại nơi sản xuất, quanh nơi ở, chuồng trại chăn nuôi, kho cất giữ thuốc bảo vệ thực vật.
- GV gợi ý HS: Cần xác định được các thành phần của hệ sinh thái nơi điều tra (yếu tố vô sinh, hữu sinh) và mối quan hệ giữa môi trường với con người.
- Mỗi HS độc lập điều tra tình hình ô nhiễm, trao đổi theo nhóm để thống nhất nội dung ghi vào phiếu học tập (có nội dung bảng 56 – 57.1 – 2 SGK).
- Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và cùng nêu lên những nội dung điền đúng (theo mẫu):
* Các yếu tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm
Yếu tố sinh thái không sống
Yếu tố sinh thái sống
Hoạt động của con người trong môi trường
* Điều tra tình hình và mức độ gây ô nhiễm
Các hình thức ô nhiễm
Mức độ ô nhiễm (ít/nhiều/rất ô nhiễm)
Nguyên nhân gây ô nhiễm
Đề xuất biện pháp khắc phục
Hoạt động 3
ĐIỀU TRA TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG
* GV đưa HS đến môi trường mà con người đã tác động, làm biến đổi: Một khu rừng bị chặt phá hay bị đốt cháy, hoặc một khu đất hoang dã được cải tạo thành khu sinh thái VAC hoặc một đầm (hồ) đang bị san lấp.
* GV yêu cầu HS điều tra sự tác động của con người tới môi trường.
* GV nhận xét, xác nhận kết quả điền bảng của các nhóm HS.
* HS thực hiện theo các bước:
- Điều tra các thành phần hệ sinh thái trong khu vực thực hành (cách làm như mục I).
- Điều tratình hình môi trường trước khi có tác động mạnh của con người (bằng phỏng vấn, quan sát khu vực gần kì – chưa bị tác động).
- Phân tích hiện trạng của môi trường và phỏng đoán sự biến đổi của môi trường trong thời gian tới.
- Thảo luận theo nhóm và ghi tóm tắt kết quả thu được vào phiếu học tập (có nội dung bảng 56.3 SGK):
* Điều tra tác động của con người tới môi trường:
Các thành phần của hệ sinh thái hiện tại
Xu hướng biến đổi hệ sinh thái trong thời gian tới
Hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi?
Đề xuất biện pháp khắc phục, bảo vệ
4. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát? Có cách nào khắc phục được không?
2. Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó? Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là xấu đi hay tốt lên? Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó?
5. DẶN DÒ:
- Xem lại toàn bộ nội dung bài thực hành, tiết sau làm bài thu hoạch.
Ôn tập nội dung chương III, làm cơ sở để tiếp thu kiến thức trong chương IV (Bảo vệ môi trường).
!!!&!!!
Tuần 31	Ngày soạn: 22/03/2010
Tiết 60	Ngày dạy: 07/04/2010
Bài 56 – 57: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH
MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương.
- Bước đầu đề xuất các biện pháp khắc phục.
- Nâng cao nhận thức đối với việc chống ô nhiễm môi trường.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và thảo luận theo nhóm.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giấy, bút
- Các phiếu học tập (ghi nội dung bảng 56 – 57.1 – 3 SGK).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra, kết hợp trong quá trình thực hành.
3. Bài thực hành:
	- Giáo viên yêu cầu Hs hoàn thiện các bảng từ 56.1 đến 56.3, sau đó ciết bài thu hoạch theo mẫu trang 172/SGK.
	- Thực hiện trong 45 phút, sau tiết viết bài thu hoạch nộp lại cho giáo viên chấm điểm lấy điểm 15 phút.
4. Củng cố và hoàn thiện: Yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi sau:
1. Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát? Có cách nào khắc phục được không?
2. Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó? Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là xấu đi hay tốt lên? Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó?
5. Dặn dò:
Ôn tập nội dung chương III, làm cơ sở để tiếp thu kiến thức trong chương IV (Bảo vệ môi trường).
!!!&!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31_1_2.doc