Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 33 - Tiết 63 - Bài 60 - 61: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái luật bảo vệ môi trường

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 33 - Tiết 63 - Bài 60 - 61: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái luật bảo vệ môi trường

Lấy được các ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.

- Nêu được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.

- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái phù hợp địa phương.

- Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK và thảo luận theo nhóm.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

- Nêu được các nội dung chủ yếu trong chương II và chương III của luật.

- Thấy được tầm quan trọng của Luật bảo vệ môi trường.

- Có ý thức chấp hành Luật bảo vệ môi trường.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 33 - Tiết 63 - Bài 60 - 61: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái luật bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33	Ngày soạn: 05/04/2010
Tiết 63	Ngày dạy: 19/04/2010
Bài 60-61: BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Lấy được các ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu.
- Nêu được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái phù hợp địa phương.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK và thảo luận theo nhóm.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Nêu được các nội dung chủ yếu trong chương II và chương III của luật.
- Thấy được tầm quan trọng của Luật bảo vệ môi trường.
- Có ý thức chấp hành Luật bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bảng phụ và phiếu học tập ghi nội dung bảng 60.2 – 3 SGK.
- Phiếu học tập và bảng phụ (ghi nội dung bảng 61 SGK).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
- Hs 1: Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.
- Hs 2: Mỗi HS chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?
Bài mới:
Hoạt động 1
TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG CỦA HỆ SINH THÁI
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- GV cho HS nghiên cứu SGK để nêu lên được các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất.
- HS độc lập nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
- Dưới sự chỉ đạo của GV, các nhóm thảo luận và phải nêu lên được: 
Các hệ sinh thái chủ yếu là:
* Các hệ sinh thái trên cạn:
- Các hệ sinh thái rừng
- Các hệ sinh thái thảo nguyên
- Các hệ sinh thái hoang mạc
- Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
- Hệ sinh thái núi đá vôi.
* Các hệ sinh thái dưới nước:
- Các hệ sinh thái nước mặn (Hệ sinh thái vùng biển khơi, hệ sinh thái vùng ven bờ).
- Các hệ sinh thái nước ngọt (Các hệ sinh thái sông suối, các hệ sinh thái hồ ao).
Hoạt động 2
TÌM HIỂU SỰ BẢO VỆ HỆ SINH THÁI RỪNG
- GV cho HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm để thực hiện sSGK.
- GV cho HS biết thêm:
Rừng, nhất là rừng mưa nhiệt đới là môi trường của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
- GV theo dõi nhận xét, bổ sung và công nhận đáp án (treo bảng phụ ghi đáp án bảng 60.2 SGK).
- HS tự lực nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm để thống nhất nội dung trả lời và điền phiếu học tập (có nội dung bảng 60.2 SGK).
- Đại diện một vài nhóm (được GV gọi) báo cáo kết quả điền vào phiếu học tập. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và cùng xây dựng đáp án đúng.
Đáp án:
* Ở những vùng có rừng che phủ thì sau những trận mưa lớn, cây rừng cản nước mưa, làm cho nước ngấm được vào đất và lớp thảm mục nhiều hơn, đất không bị khô. Khi chảy trên mặt đất, nước bị các gốc cây cản, nên chảy chậm lại. Như vậy, rừng có vai trò quan trọng trong hạn chế xói mòn đất, chống sự bồi lấp dòng sông, lòng hồ, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
* Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng
Biện pháp (1)
Hiệu quả (2)
1. Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.
Hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia..
Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái và duy trì nguồn gen sinh vật.
3. Trồng rừng
Phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa, chống xói mòn đất và tăng nguồn nước.
14. Phòng cháy rừng
Bảo vệ tài nguyên rừng.
5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
Góp phần bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn.
6. Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.
Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức.
7. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng.
Toàn dân tích cực tham gia bảo vệ rừng.
Hoạt động 3
TÌM HIỂU BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN
- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục III SGK và dựa vào hiểu biết đã có, thảo luận theo nhóm để điền, hoàn thành phiếu học tập (nội dung bảng 60.3 SGK).
- GV nhận xét, bổ sung và xác nhận đáp án (treo bảng phụ ghi kết quả điền bảng 60.3 SGK).
- HS tìm hiểu SGK, thảo luận theo nhóm để đưa ra các nội dung phù hợp điền vào phiếu học tập.
- Đại diện một vài nhóm HS (được GV chỉ định) báo cáo kết quả điền vào phiếu học tập. Các nhóm khác bổ sung để thống nhất đáp án.
Đáp án: Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái biển
Tình huống (1)
Tình huống (2)
Loài rùa biển đang bị săn lùng khai thác lấy mai làm đồ mĩ nghệ cao cấp, số lượng rùa còn lại rất ít, rùa thường đẻ trứng tại các bãi cát ven biển, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào?
Bảo vệ các bãi cát là nơi đẻ của rùa biển.
Tuyên truyền, vận động mọi người không đánh bắt rùa biển.
Rừng ngập mặn là nơi sống của ấu trùng tôm và cua biển con, nhưng diện tích rừng ngập mặn ven biển đang bị thu hẹp dần, ta cần làm gì để bảo vệ nguồn giống cua và tôm biển?
Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng ngập mặn đã bị phá.
Rác thải, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật theo các dòng sông chảy từ đất liền ra biển, chúng ta cần làm gì để nguồn nước biển không bị ô nhiễm?
Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông, biển.
Em có biết hằng năm trên thế giới và ở Việt Nam có tổ chức ngày “làm sạch bãi biển”? Theo em, tác dụng của hoạt động đó là gì?
Làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người.
Hoạt động 4
TÌM HIỂU SỰ BẢO VỆ CÁC HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP
- GV cho HS đọc mục IV SGK thảo luận theo nhóm, để nêu lên được các hệ sinh thái nông nghiệp (ở nước ta) và các loại cây trồng chủ yếu trên các vùng đó.
- GV nhấn mạnh: Sự đa dạng về các hệ sinh thái nông nghiệp đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế và môi trường của đất nước. Do vậy, cần phải bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu.
- HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện báo cáo kết quả.
- Đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm phải nêu được: các vùng sinh thái nông nghiệp ở nước ta:
* Vùng núi phía Bắc: Trồng cây công nghiệp, cây lương thực.
* Vùng Trung du phía Bắc: Chủ yếu trồng chè.
* Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng: Lúa nước.
* Vùng Tây nguyên: Cà phê, chè, cao su ..
* Vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long: Lúa nước.
Hoạt động 5
TÌM HIỂU SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
- GV cho HS đọc mục I SGK, thảo luận theo nhóm để thực hiện sSGK.
- GV theo dõi bổ sung và công bố đáp án (treo bảng phụ ghi đáp án).
- HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm để thống nhất nội dung điền vào phiếu học tập (bảng 61 SGK).
- Một vài HS (được GV chỉ định) báo cáo kết quả điền vào phiếu học tập của nhóm, các nhóm khác bổ sung và cùng xây dựng đáp án đúng.
Đáp án: 
Các ví dụ về thực hiện: Luật Bảo vệ môi trường 
Nội dung
Luật Bảo vệ môi trường quy định (2)
Nếu không có Luật Bảo vệ môi trường (3)
Khai thác rừng
Cấm thai thác bừa bãi
Không khai thác rừng đầu nguồn
Khai thác vô tổ chức và khai thác cả rừng đầu nguồn
Săn bắn động vật hoang dã
Nghiêm cấm
Động vật hoang dã sẽ cạn kiệt
Đổ chất thải công nghiệp, rác sinh hoạt
Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường 
Chất thải đổ không đúng chỗ, sẽ gây ô nhiễm
Sử dụng đất
Có quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất
Sử dụng đất không hợp lí gây lãng phí và thoái hóa đất
Sử dụng các chất độc hại như chất phóng xạ và các hóa chất độc khác..
Có biện pháp sử dụng các chất một cách an toàn, theo tiêu chuẩn quy định, phải xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
Chất độc hại gây nhiều nguy cơ nguy hiểm cho con người và các sinh vật khác
Khi vi phạm các điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường, gây sự cố môi trường
Cơ sở và cá nhân vi phạm bị xử phạt và phải chi phí hoặc đền bù cho việc gây ra sự cố môi trường
Không có trách nhiệm đền bù.
Hoạt động 6
TÌM HIỂU MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA 
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK, thảo luận theo nhóm để nêu lên những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường 
- GV theo dõi bổ sung và khẳng định các nội dung chủ yếu cần nêu.
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm để thống nhất nội dung cơ bản xác định.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. HS cả lớp theo dõi bổ sung. Cuối cùng cả lớp phải nêu lên được:
* Chương II: Phòng chống suy thoái, ô nhiễm sự cố môi trường: Quy định về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường , sự cố môi trường có liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường (đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan).
* Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
Chương III:
* Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.
* Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
Hoạt động 7
TÌM HIỂU TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI TRONG VIỆC 
CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
* GV cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời 2 câu hỏi:
- Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện và động viên mọi người cùng thực hiện Luật Bảo vệ môi trường?
- Hãy kể những hành động, sự việc mà em biết đã vi phạm Luật bảo vệ môi trường. Cần làm gì để khắc phục những vi phạm đó.
* GV phân tích sự đúng sai và hoàn thiện câu trả lời.
- HS thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả lời và cử đại diện trình bày trước lớp.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp thảo luận và phải nêu lên được:
* Cần phải nắm vững Luật bảo vệ môi trường và nghiêm túc thực hiện, cũng như tuyên truyền vận động người khác thực hiện.
* HS kể lại những sự việc vi phạm môi trường của cá nhân và tập thể. Nêu cách khắc phục những vi phạm đó.
IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN:
1. GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
V. DẶN DÒ:
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
* Trả lời các câu hỏi sau:
1. Hãy nêu các kiểu hệ sinh thái chủ yếu của Trái Đất, lấy ví dụ.
2. Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái rừng? Biện pháp bảo vệ.
3. Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Biện pháp bảo vệ.
4. Hãy chứng minh rằng nước ta là nước có hệ sinh thái nông nghiệp phong phú. Cần làm gì để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó?
* Đọc mục “Em có biết?”.
5. Trình bày sơ lược hai nội dung về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, khắc phục ô nhiễm và sự cố môi trường của Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam.
6. Hãy liệt kê những hành động làm suy thoái môi trường mà em biết trong thực tế. Thử đề xuất cách khắc phục.
7. Mỗi HS cần làm gì để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường?
!!!&!!!

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32_1.doc