Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 35 - Tiết 67: Kiểm tra học kì II

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 35 - Tiết 67: Kiểm tra học kì II

. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS nắm vững kiến thức đã học trong học kì II

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn làm bài kiểm tra.

3. Thái độ:

- Có ý thức nghiêm túc trong kiểm tra thi cử.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 35 - Tiết 67: Kiểm tra học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/4/2012
Ngày dạy: /4/2012
Tuần 35
Tiết 67 KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nắm vững kiến thức đã học trong học kì II
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn làm bài kiểm tra.
3. Thái độ:
- Có ý thức nghiêm túc trong kiểm tra thi cử.
II. Phương tiện dạy học 
Ra đề và đáp án, đánh máy, in ấn, 
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định tổ chức:
- GV kiểm tra sĩ số HS: 
- HS thu gom sách, vở, các tài liệu liên quan bộ môn về đầu bàn
2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra )
3. Bài mới
*.Xác định mục tiêu của đề kiểm tra
- Đo mức độ tư duy của học sinh trong học kì II 
- Mức độ kiểm tra :10 điểm 
- Đối tượng HS: Trung bình- Khá
*. Xác định hình thức đề kiểm tra : Tự Luận + Trắc nghiệm.
*. Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
 ( 4 tiết)
- Nêu được nguyên nhân thoái hóa giống.
- Nêu được nguyên nhân không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống.
15% = 1.5đ
1câu= 66.7%= 1đ
 1câu= 33.3%= 0.5đ
Chủ đề 2. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
 (6 tiết)
- Nhận biết được một số loài thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
- Phân biệt được các nhóm nhân tố sinh thái
- Phân biệt các mối quan hệ khác loài
20%=
2 đ
1câu 
25% = 0,5 đ 
2câu 
75% = 1,5 đ
Chủ đề 3. HỆ SINH THÁI
(6 tiết)
 - Nêu được các tính chất cơ bản của quần xã
- Phân biệt được quần thể và quần xã
- Xây dựng được sơ đồ lưới thức ăn
35%=
3,5 đ
1Câu
14.3%
=0,5đ
1 câu
28.6%
 =1đ
1Câu
57.1%
=2đ
Chủ đề 4. CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
 ( 5 tiết)
- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế tác hại của ô nhiễm môi trường.
15%=
1,5 đ
1 câu
100%
=1,5đ
Chủ đề 5. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(6 tiết)
- Phân biệt và lấy được ví dụ các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu và tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
15%=
1.5 đ
1 câu
100% =
 1.5 đ
Tổng số câu:
Tổng số điểm: 100% =10đ
2 câu
1.5điểm = 15%
6 câu
5.5điểm = 55%
 1câu
1 điểm = 10%
1Câu
2 điểm = 20%
Tổng số:
100% =10đ
1câu
0.5điểm
1câu
1 điểm
4 Câu
2.5 điểm
2câu
3 điểm
1câu
1 điểm
1câu
2điểm
* Đề kiểm tra.
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau: 
Câu 1. Vì sao không dùng cơ thể lai F1 để làm giống:
A. Tỉ lệ thể dị hợp ở cơ thể lai F1 giảm dần qua các thế hệ.
B. Cơ thể lai F1 dễ bị đột biến ảnh hưởng tới đời sau.
C. F1 có đặc điểm di truyền không ổn định.
D. F1 có năng suất cao.
Câu 2. Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?
 A. Cá sấu, ếch đồng, giun B. Cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu
 C. Thằn lằn bóng đuôi dài, rắn, cá chép D. Cá rô phi, tôm đồng, cá thu
Câu 3. Nhóm nhân tố nào dưới đây đều thuộc nhóm nhân tố hữu sinh ở môi trường nước?
 A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm B. Con người và các sinh vật khác
 C. Khí hậu, nước, đất D. Động vật, thực vật, vi khuẩn
Câu 4. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở:
 A. Độ đa dạng B. Độ nhiều
 C. Độ thường gặp D. CẢ A, B và C
Câu 5. Ghép mối quan hệ khác loài ở cột A với các ví dụ ở cột B sao cho phù hợp: 
Cột A
Cột B
Đáp án
1. Cộng sinh
2. Hội sinh
3. Cạnh tranh
4. Kí sinh, nửa kí sinh
5. Sinh vật ăn sinh vật khác
A. Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu.
B. Báo đốm và sư tử cùng săn mồi trên đồng cỏ.
C. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó được đưa đi xa.
D. Chấy, rận sống trên da con lười.
E. Cây bắt ruồi bắt ruồi, muỗi.
F. Trâu, bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng.
1-....................
2-....................
3-....................
4-....................
5-....................
II. Phần tự luận.( 7 điểm)
Câu 1. Thoái hóa giống là gì? Nêu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống?(1đ)
Câu 2. Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật?(1đ)
Câu 3. Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí? (1.5đ)
Câu 4. . Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu, lấy ví dụ? Chúng ta cần phải sử dụng các nguồn tài nguyên đó như thế nào? Vì sao?(1.5đ)
Câu 5. Hãy vẽ sơ đồ một lưới thức ăn gồm những sinh vật sau: cỏ, sâu ăn lá, chuột ăn sâu bọ, châu chấu,rắn, vi sinh vật.(2 đ)
* Đáp án
I. Phần trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
A
B
D
A
1-A; 2-C; 3- B,F;
4- D; 5-E,F
II. Phần tự luận ( 7 điểm)
Câu 1. Thoái hóa giống là gì? Nêu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống?
Đáp án
Điểm
- Thoái hoá giống là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ nhiều tính trạng xấu.
- Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối cận huyết ở động vật dẫn đến thoái hoá là do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp gây hại.
0.5đ
0.5đ
Câu 2. Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật?(1đ)
Đáp án
Điểm
Quần thể 
Quần xã
Thành phần SV
Tập hợp cá thể cùng loài sống trong 1 sinh cảnh 
Tập hợp các quần thể khác loài cùng sống trong 1 sinh cảnh 
Thời gian sống 
Sống trong cùng 1 thời gian 
Được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài
Mối quan hệ 
Chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng ,nơi ở và sinh sản 
- Mối quan hệ sinh sản trong quần thể 
- Mối quan hệ giữa các quần thể thành 1 thể thống nhất 
0.5đ
0.5đ
Câu 3. Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí? (1.5đ)
Đáp án
Điểm
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn,đồng thời các tính chất vật lí,hoá học,sinh học của môi trường bị thay đổi,gây tác hại đến đời sống con người và sinh vật khác
- Các tác nhân:
 + Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
 + Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
 + Các chất phóng xạ
 + Các chất thải rắn
 + Các sinh vật gây bệnh
- Các biện pháp cơ bản:
+ Lắp đặt các thiết bị lọc bụi và sử lí chất độc hại trước khi thải ra không khí.
+ Có quy hoạch tốt và hợp lí khi xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư và cần biện pháp tránh ô nhiễm cho khu dân cư.
+ Tăng cường trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi, điều hoà khí hậu hạn chế tiếng ồn.
+ Sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm ( năng lượng mặt trời, gió...)
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 4. Phân biệt các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu, lấy ví dụ. Chúng ta cần phải sử dụng các nguồn tài nguyên đó như thế nào? Vì sao? (1.5đ) 
Đáp án
Điểm
- Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên :
 + Tài nguyên tái sinh : Có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí
VD: Đất, nước, rừng.
 + Tài nguyên không tái sinh : Là dạng tài nguyên sau một thời gian sở dụng sẽ bị cạn kiệt .
VD: Than đá , dầu mỏ , mỏ thiếc...
 + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu : Là tài nguyên sử dụng mãi mãi , không gây ô nhiễm môi trường .
VD: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió...
- Chúng ta cần sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau
- Vì: Vì nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.
0.75đ
0.5đ
0.25đ
Câu 5. Hãy vẽ sơ đồ một lưới thức ăn gồm những sinh vật sau: cỏ, sâu ăn lá, chuột ăn sâu bọ, châu chấu, rắn, vi sinh vật.(2 đ)
Đáp án
Điểm
 Sâu ăn lá chuột ăn sâu bọ rắn Vi sinh vật 
Cỏ
 Châu chấu 
2đ
4. Củng cố
- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
5. Dặn dò
- Về nhà chuẩn bị bài: Tổng kết chương trình toàn cấp

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra hk II Ma tran dap an.doc