Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 20 - Tiết 40 - Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 20 - Tiết 40 - Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

1. Kiến thức :

 HS trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.

 Trình bảy được phương pháp được xem là cơ bản trong việc chọn giống cây trồn.

 Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng nghiên cứu tài liệu , khái quát kiến thức

3. Thái độ : Giáo dục ý thức tìm tòi kiến thức và trân trọng thành tựu khoa học .

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Phạm Thị Hạnh - Tuần 20 - Tiết 40 - Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :20 Ngày soạn: 08/01/2010
TIẾT : 40 Ngàydạy: /01/2010
BÀI 37 :
A/ MỤC TIÊU:
Kiến thức : 
HS trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng.
Trình bảy được phương pháp được xem là cơ bản trong việc chọn giống cây trồn.
Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi.
Kỹ năng : Rèn kỹ năng nghiên cứu tài liệu , khái quát kiến thức 
Thái độ : Giáo dục ý thức tìm tòi kiến thức và trân trọng thành tựu khoa học .
B/ TRỌNG TÂM : Thành tựu chọn giống cây trồng và vật nuôi ( các phương pháp chủ yếu và kết quả )
C/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
* GV : Chuẩn bị biểu bảng theo nội dung sau + HS tham khảo bài 37 sgk :
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
	Oån định tổ chức (2’)
91 
92 
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1 : Thế nào là chọn lọc hàng loạt ? Nêu ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này ?
Đ.A: -1. Định nghĩa : -Chọn lọc hàng loạt khi trong 1 quần thể vật nuôi hay cây trồng dựa vào kiểu hình người ta chọn 1 nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn giống .
-Ưu điểm: dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi
-Nhược điểm: chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến
Câu 2 : Thế nào là chọn lọc cá thể ? Ưu và nhược điểm của phương pháp này ?
 Định nghĩa: Trong quần thể khởi đầu chọn lấy 1 số ít cá thể tốt nhất rồi nhân lên một cách riêng rẽ từng dòng (áp dụng thích hợp với cây tự thụ phấn và cây nhân giống vô tính).
Ưu : kiểm tra được kiểu gen của mỗi cá thể.
Nhược : khó áp dụng rộng rãi.
Dạy bài mới: (32’)
ðVÀO BÀI: (2’) Trong chọn giống , nhờ biết vận dụng các qui luật di truyền – biến dị và sử dụng các kĩ thuật phân tử và tế bào à con người đã tạo ra được những giống mới và tạo ra những đặc tính quý của giống một cách nhanh nhất ( mà phương pháp chọn giống truyền thống chưa làm được ) Hôm nay ta sẽ tìm hiểu về 1 số thành tựu trong chọn giống cây trồng và vật nuôi ở VN.Để giúp các em hiểu rõ hơn về các vấn đề này ta cùng tìm hiểu bài 37
ðTIẾN TRÌNH BÀI DẠY: (30’)
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG (28’)
- Mục tiêu : Tìm hiểu thành tựu chọn giống cây trồng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV y/c HS đọc thông tin ( đoạn giới thiệu ở phần I) và trả lời câu hỏi :
?:Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở VN là gì ? 
?:Những phương pháp nào được sử dụng trong chọn giống cây trồng ?
?: Phương pháp nào được xem là phương pháp cơ bản ?
-Phân công thảo luận cho các nhóm :( Nhóm 1,4 : phần 1
 nhóm 2,5 : phần 2
 nhóm 3,6 : phần 3,4 )
?:Nêu kết quả của mỗi phương pháp và cho thí dụ minh họa từng nội dung .
* Sau khi các nhóm thảo luận à GV yêu cầu đại diện của 3 nhóm lên bảng điền vào biểu bảng.
- Sau khi hướng dẫn HS hoàn chỉnh biểu bảng à GV cho HS gạch dưới những nội dung cần quan tâm ( bằng viết chì ở sgk ) 
?: Nêu các phương pháp mà con người sử dụng trong chọn giống cây trồng ?
- Hoạt động chung cả lớp : đọc thông tin à 1-2 cá nhân trả lòi câu hỏi , vài cá nhân nhận xét , bổ sung câu trả lời :
Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở VN là giống lúa, ngô, đậu tương 
Có 4 phương pháp được sử dụng trong chọn giống cây trồng là: gây đột biến nhân tạo; lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có; tạo giống ưu thế lai; tạo giống đa bội thể.
Phương pháp lai hữu tính 
- Các nhóm thảo luận theo phân công của GV
1. Gây đột biến nhân tạo
- Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới: VD:ở lúa, đậu tương, cà chua
- Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến: VD: giống lúa A20 được tạo ra từ lai hai dòng đột biến H20 x H30
- Chọn giống bằng chọn tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma: VD: DR2 được tạo ra từ CR203
2. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp
- Tạo biến dị tổ hợp: DT10 x OM80 = DR17
- Chọn lọc cá thể: VD:giống cà chua P735 
3. Tạo giống ưu thế lai ở F1: VD: ngô lai LVN10 ; LVN4
4. Tạo giống đa bội thể: VD: giống dâu số 12
 * Trong chọn giống cây trồng , người ta sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp, tạo giống ưu thế lai, tạo thể đa bội ( phương pháp lai hữu tính là có bản nhất ) .
I/ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG
1. Gây đột biến nhân tạo
- Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới: VD:ở lúa, đậu tương, cà chua
- Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến: VD: giống lúa A20 được tạo ra từ lai hai dòng đột biến H20 x H30
- Chọn giống bằng chọn tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma: VD: DR2 được tạo ra từ CR203
2. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp
- Tạo biến dị tổ hợp: DT10 x OM80 = DR17
- Chọn lọc cá thể: VD:giống cà chua P735 
3. Tạo giống ưu thế lai ở F1: VD: ngô lai LVN10 ; LVN4
4. Tạo giống đa bội thể: VD: giống dâu số 12
Aùp dụng công nghệ tế bào và côngb nghệ gen.
Cơ bản nhất là phương pháp lai hữu tính
Hoạt động 2 : II/ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI:(12’)
Mục tiêu : Tìm hiểu các phương pháp sử dụng trong chọn giống vật nuôi.
GV
HS
Nội dung
- GVy/c cả lớp đọc thông tin và trả lời câu hỏi :
?:Trong chọn giống vật nuôi chủ yếu người ta dùng phương pháp nào ? Tại sao?
?:Trong chọn giống vật nuôi người ta sử dụng những phương pháp nào ? 
( Phân công các nhóm thảo luận : Nhóm 1, 4 à phần 1,2 
 Nhóm 2,5 à phần 3, 4 
 Nhóm 3,6 à phần 5 ) 
- GV hoàn chỉnh à cho HS gạch dưới ở sgk và ghi tiểu kết 
* GV giảng thêm : ở VN , thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng là chọn giống lúa, ngô ; còn trong chọn giống vật nuôi là chọn giống ưu thế lai ở lợn , gà
- Hoạt động lớp : cả lớp đọc thông tin , cá nhân trả lời câu hỏi :
Phương pháp chủ yếu là lai giống.
Vì tạo ra được nguồn biến dị cho chọn giống mới , cải tạo giống năng suất thấp và tạo ưu thế lai
- Các nhóm thảo luận theo phân công của GV và nội dung của biểu bảng.
1. Tạo giống mới. VD: Đại bạch x Ỉ 81; Bớc sai x Ỉ 81; Rốt x Ri; Plaimao x Ri
2. Cải tạo giống địa phương. VD: con cái tốt nhất của địa phương lai với con đực tốt nhất giống ngoại.
3. Tạo giống ưu thế lai. VD: bò vàng Thanh Hóa x bò Hônsten của Hà Lan.
4. Nuôi thích nghi các giống nhập nội. VD: vịt siêu thịt; siêu trứng; gà tam hoàng, cá chim trắng
5.Ưùng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống. VD: cáy chuyển phôi, thụ tinh nhân tạo, công nghệ gen
II/ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI:
1. Tạo giống mới. VD: Đại bạch x Ỉ 81; Bớc sai x Ỉ 81; Rốt x Ri; Plaimao x Ri
2. Cải tạo giống địa phương. VD: con cái tốt nhất của địa phương lai với con đực tốt nhất giống ngoại (lai giống)
3. Tạo giống ưu thế lai. VD: bò vàng Thanh Hóa x bò Hônsten của Hà Lan.
4. Nuôi thích nghi các giống nhập nội. VD: vịt siêu thịt; siêu trứng; gà tam hoàng, cá chim trắng
5.Ưùng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống. VD: cáy chuyển phôi, thụ tinh nhân tạo, công nghệ gen
Cơ bản nhất là phương pháp lai giống
	* TỔNG KẾT BÀI : cho HS đọc phần tóm tắt sgk / trang 111 
Củng cố: (4’)
Câu 1 : Nêu phương pháp cơ bản trong chọn giống cây trồng và vật nuôi ?
Chọn giống cây trồng à phương pháp lai hữu tính
Chọn giống vật nuôi à lai giống )
Câu 2 : Những ưu điểm nào sau đây mà chọn giống truyền thống không có ?
Rút ngắn được thời gian tạo giống mới , tạo những giống mang đặc tính tốt.
Vận dụng các qui luật di truyền biến dị .
Sử dụng các kĩ thuật phân tử và tế bào .
Cả 3 câu a, b, c đều đúng.
Đáp án đúng : d
Dặn dò: (2’)
Học bài ( khung hồng + phần gạch dưới sgk ) 
Xem lại chương trình sinh 6, 7 ( Cấu tạo hoa lúa ( cà chua, bầu , bí )
Đọc kỹ chú thích + kết hợp quan sát H.38 sgk / trang 112.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 37.doc