I. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS phải
- Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống.
- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần chủng ở cây giao phấn (cây ngô).
II. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to H34.1 → H34.3 SGK trang 99, 100.
Ngày soạn : .. Tuần : ... Ngày dạy : . Tiết : 37 THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN I. MỤC TIÊU : Học xong bài này HS phải - Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống. - Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần chủng ở cây giao phấn (cây ngô). II. CHUẨN BỊ - Tranh phóng to H34.1 → H34.3 SGK trang 99, 100. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 1. Ổn định - Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra 1. Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến? 2. Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật. 3. Tiến trình bài giảng Vào bài : Để tạo giống cây trồng vật có năng suất cao → gây đột biến nhân tạo. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh I. Hiện tượng thoái hóa 1. Hiện tượng thoái hóa ở thực vật và động vật - GV nêu câu hỏi: + Hiện tượng thoái hóa ở động vật và thực vật được biểu hiện như thế nào? + Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hóa? + Tìm ví dụ về hiện tượng thoái hóa. - Ở thực vật: Cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ: Chiều cao cây giảm, bắp dị dạng, hạt ít. - Ở động vật: Thế hệ con cháu sinh trưởng, phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh. * Lí do thoái hóa: + Ở thực vật : Do tự thụ phấn ở cây giao phấn. + Ở động vật: Do giao phối gần. - Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể. - Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai. - HS nghiên cứu SGK T99, 100. - Quan sát H34., H34.2. - Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. + Chỉ ra hiện tượng thoái hóa. + Lí do dẫn đến thoái hóa ở động vật, thực vật. + Ví dụ : Hồng xiêm thoái hóa quả nhỏ, không ngọt, vít quả. Bưởi thoái hóa quả nhỏ, khô. - Đại diện nhóm trình bày → Các nhóm bổ sung hoàn chỉnh. - HS trình bày → Lớp nhận xét bổ sung hoàn chỉnh nội dung. 4. Củng cố : Tự thụ phấn ở cây giao phối và giao phối gần ở động vật gây nên hiện tượng gì? Giải thích nguyên nhân. 5. Dặn dò - Học bài trả lời câu hỏi SGK. - Xem bài : Ưu thế lai. IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: