Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi bài. Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.
- Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng
* Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, hợp tác nhóm, tự nghiên cứu SGK, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ
Tuần 4 Ngày soạn: /9 /2010 Tiết 8 Ngày dạy: /9/ 2010 Chương II: nhiễm sắc thể BàI 8: nhiễm sắc thể I. Mục tiêu: * Kiến thức: Học xong bài này học sinh có khả năng: - Nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi bài. Mô tả được cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân. - Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng * Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, hợp tác nhóm, tự nghiên cứu SGK, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ. *Thái độ: hiểu rõ vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng. II. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm. III. Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị : Tranh phóng to H: 8.1, 8.2, 8.3, 8.4, 8.5, SGK - Học sinh: Xem trước bài ở nhà, kẻ bảng 8 IV. Tiến trình lên lớp 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số sinh học 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên làm bài tập số 2 trang 22 (sgk ) 3. Bài mới: a. Mở bài: NST có tính đặc trưng gì, cấu trúc, chức năng của NST b. Phát triển bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: Tìm hiểu tính đặc trưng của bộ NST GV: Treo tranh H: 8.1à giới thiệu tranh HS : đọc SGK, quan sát tranh, trả lời câu hỏi ? Thế nào là cặp nhiễm sắc thể tương đồng ? ( Trong tế bào sinh dưỡng NST tòn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau về hình thái, kích thước ). ? Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội ( - bộ NST lưỡng bội (2n )là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng. - Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng ). GV : Trong cặp NST tương đồng : 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. HS : đọc bẳng 8 (trang 24 sgk) ? Số NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không ? ( Không thể hiện trình độ tiến hóa của loài) HS : Q/S H8.2 à Trả lời câu hỏi : ? Mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng ? ( Có 8 NST gồm : 1 cặp hình hạt ; 2 cặp hình chữ V ; 1 cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay 1 hình que, 1 hình móc ở con đực ) GV : Phân tích thêm: cặp NST giới tính có thể tương đồng (XX ) , không tương đồng (XY) hoặc chỉ có 1 chiếc (XO) . ? Tính đặc trưng của bộ NST là gì ? ( ở mỗi loài bộ NST giống nhau về số NST và hình dạng các cặp NST ) GV : nêu vấn đề theo H:8.3 Tùy theo mức độ đóng xoắn mà chiều dài NST khác nhau ở các kì của quá trình phân chia tế bào. ở kì giữa NST co ngắn cực đại *Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc NST GV : ở kì giữa NST có hình dạng đặc trưng và cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kì này . HS : quan sát tranh H8.3,4,5 nghiên cứu SGK ? Hình dạng, đường kính, chiều dài của NST ? ? Mô tả hình dạng, cấu trúc NST ? HS: Q/S H8.5 cho biết các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST ? ( Số 1: Crômatit ; số 2 : tâm động ) *Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng của NST GV: yêu cầu học sinh đọc SGK, để nắm sơ bộ về chức năng của NST GV: gợi ý: NST là cấu trúc mang gen HS : độc lập nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi ? Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng ? GV: hướng dẫn rút ra kết luận I. Tính đặc trưng của bộ NST - NST tồn tại thành từng cặp tương đồng - Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (2n) - Bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội (n) - Những loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở cặp NST giới tính . II. Cấu trúc NST - NST có dạng đặc trưng ở kì giữa: (Vì ở kì giữa NST co ngắn cực đại, có chiều dài từ 0,5 -> 50 um, đường kính 0,2->2 um). Mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động - Mỗi crômatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histon. III. Chức năng của NST - NST là cấu trúc (mang gen quy định các tính trạng của sinh vật) có bản chất là ADN - Nhờ có đặc tính tự nhân đôi của NST mà các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể . c. Tổng kết : Học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài 4. Kiểm tra đánh giá : Giáo viên gợi ý học sinh trả lời 3 câu hỏi trong SGK 5. Dặn dò : Học bài và trả lời các câu hỏi SGK Xem trước bài: “Nguyên phân” - Chuẩn bị bảng phụ bảng 9.1, 9.2 trang 27, 28 SGK V. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: