1 . Kiến thức:
-Trình bày được sự biến đỗi hình thái NST ( chủ yếu là sự đóng, duỗi xoắn ) trong chu kỳ tế bào.
-Trình bày được những diễn tiến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân,
-Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.
2 . Kỹ năng: tiếp tục phát triễn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
3. Thái độ :
Tuần: 5 Ngày soạn: 20/9/2009 Tiết: 9 Ngày dạy:/9/2009 BÀI 9: A/ MỤC TIÊU: 1 . Kiến thức: -Trình bày được sự biến đỗi hình thái NST ( chủ yếu là sự đóng, duỗi xoắn ) trong chu kỳ tế bào. -Trình bày được những diễn tiến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân, -Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể. 2 . Kỹ năng: tiếp tục phát triễn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. 3. Thái độ : B/ TRỌNG TÂM: Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng cho lòai. C) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh phóng to H9.1,9.2, 9,3 Bảng 9.2 sgk trang 29. D) HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC: Oån định tổ chức (2’) 91 92 Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1: Đặc trưng của NST là gì? ĐA: * Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định. -Trong tế bào sinh dưỡng à bộ NST lưỡng bội ( 2n NST) -Trong giao tử à bộ NST đơn bội ( n NST) * Ở các loài đơn tính: -Con đực có cặp NST giới tính XY -Con cái có cặp NST giới tính XX Câu 2: Nêu cấu trúc của NST? ĐA: Nhiễm sắc thể có cấu trúc điển hình gồm 2 crômatit đính với nhau ở tâm động ( mỗi crômatit gồm 1 phân tử AD N và prôtêin loại histôn ) Câu 3: Nêu chức năng của NST? ĐA: NST mang gen có bản chất là AD N, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. Dạy bài mới: (32’) *Giới thiệu: (2’) Ta đã biết nhờ có NST mà các tính trạng của loài được di truyền qua các thế hệ, và chức năng này được thực hiện thông qua 1 quá trình phân chia của tế bào gọi là nguyên phân. * Phát triển bài: (30’) Họat động 1: (12’) I/ BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI NST TRONG CHU KỲ TẾ BÀO: -Mục tiêu: Tìm hiễu mức độ đóng ,duỗi xoắn và trạng thái đơn ,kép của NST. Chuyển ý: Nguyên phân là hình thức phân bào của các tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dưỡng sơ khai. Trong nguyên phân NST có sự biến đổi về hình thái -> Ta tìm hiễu về sự biến đổi hình thái NST trong chu kỳ tế bào như thế nào? GV HS. NỘI DUNG -Sử dụng H.9.1 -> yêu cầu HS quan sát + cho HS n/c thông tin đọan thứ I của phần I -> nêu câu hỏi: ?:Vòng đời của 1 tế bào được chia làm mấy kỳ? ?:Vậy chu kì tế bào là gì? Giai đọan nào chiếm nhiều thời gian trong chu kì? GV giảng thêm: Vì sao kì trung gian là giai đọan chiếm nhiều thời gian nhất trong chu kì tế bào. Vì đây là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào và hình thành đầy đủ các thành phần cơ bản trong tế bào trước khi bước vào nguyên phân. GV:Yêu cầu HS đọc thông tin tiếp theo + quan sát H.9.2 y/c HS thực hiện bảng 9.1 bằng cách : tìm các từ thích hợp gắn đúng vào từng kì của nguyên phân. -Họat động chung cả lớp : -Quan sát H9.1 + n/c thông tin -> trả lời câu hỏi. -Vòng đời của 1 tế bào gồm 1 kì trung gian- quá trình nguyên phân (gồm 4 kì : kì đầu, kì giữa, kì sau ,kì cuối) –kết thúc là sự phân chia tế bào. -Sự lặp lại vòng đời của tế bào gọi là chu kì tế bào, trong đó kì trung gian chiếm nhiều thời gian nhất. - Họat động cá nhân: q/s hình 9.2 + tìm các từ thích hợp điền vào bảng 9.1. Yêu cầu trả lời: Hình thái NST Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Mức độ duỗi xoắn Nhiều nhất Ít Nhiều Mức độ đóng xoắn Ít Cực đại -GV cần chốt lại kiến thức ở phần này: *Trong một chu kì nguyên phân hình thái NST có sự biến đổi từ dạng NST duỗi xoắn tối đa -> NST bắt đầu đóng xoắn ->đóng xoắn cực đại -> bắt đầu tháo xoắn -> duỗi xoắn trỡ lại dạng ban đầu. * Hiện tượng trên được lặp đi lặp lại trong các lần nguyên phân kế tiếp làm cho sự biến đổi hình thái NST có tính chu kì. ?:Vậy hình thái NST biến đổi qua các kì của chu kỳ tế bào thông qua hiện tượng nào của NST? * GV giảng thêm : tuy hình thái của NST có sự biến đổi qua các kì của nguyên phân , nhưng nó vẫn giữ cấu trúc riêng biệt của mỗi NST từ thế hệ này sang thế hệ khác. ?:H.9.2 còn phản ánh điều gì ? HS lên bảng gắn các từ cho sẳn vào kì thích hợp. .HS nghe giảng. -Đóng xoắn và duỗi xoắn. -NST dạng đơn chuyển thành dạng kép gồm hai sợi giống nhau đính với nhau ở một điểm gọi là tâm động . * Hình thái của NST biến đổi qua các kì của chu kỳ tế bào thông qua sự đóng và duỗi xoắn của nó. * Cấu trúc riêng biệt của mỗi NST được duy trì liên tục qua các thế hệ. GV chuyển ý vào phần II : Sự biến đổi về hình thái của NST từ dạng đơn chuyển thành dạng sợi kép trước khi tiến hành nguyên phân có vai trò gì cho sự phân chia tế bào. Hoạt động 2 : (13’) II/ NHỮNG BIẾN ĐỔI CƠ BẢN CỦA NST TRONG QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN. Mục tiêu : Xác định được các diễn biến cơ bản của NST qua các kì. -Cho HS n/c thông tin phần II / trang 28 + q/s H.9.3. hoàn thiện bảng 9.2/Tr. 29 trong 3’à nêu câu hỏi : -Sau đó GV treo bảng phụ và cho HS lên hoàn thiện. - GV giải thích mở rộng : Diễn biến của các bào quan khác trong tế bào qua các kì. Sự đóng và duỗi xoắn của NST có ý nghĩa sinh học nhất định : tạo thuận lợi cho sự phân chia tế bào. ?:Kết quả của quá trình nguyên phân ? -HS n/c thông tin phần II / trang 28 + q/s H.9.3. hoàn thiện bảng 9.2/Tr. 29 -1 vài HS lên bảng hoàn thiện, các HS khác bổ sung Các kì Những diễn biến cơ bản của NST Kì đầu -NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. -Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động. Kì giữa -Các NST kép bắt đầu đóng xoắn cực đại. -Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau -Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào. Kì cuối -Các NST đơn giãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất. - Kết quả của quá trình nguyên phân là từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ 2n NST -Bảng 9.2 -Trong chu kì tế bào, NST nhân đôi ở kì trung gian và sau đó lại phân li đồng đều trong nguyên phân. Nhờ đó 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ. Hoạt động 3: (5’) III/ Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN PHÂN Mục tiêu: nêu được ý nghĩa của nguyên phân - GV cho 1 HS đọc thông tin phần III/ trang 29 ?:Cho biết ý nghĩa của nguyên phân? - GV giảng thêm : nhờ nguyên phân à duy trì và ổn định bộ NST qua các thế hệ ( của loài sinh sản vô tính ) có ý nghĩa về mặt sinh học. ?:Vậy trong thực tiễn nguyên phân đóng vai trò gì? - HS tham khảo thông tin ở sgk à tìm ra ý cơ bản nêu lên được ý nghĩa của quá trình nguyên phân . Giúp tế bào sinh sản à cơ thể tăng trưởng. Duy trì và ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào. -Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng : giâm cành, chiết cành, ghép cây à nguyên phân giúp cho sự tạo thành tế bào mới, cókhả năng tái sinh các tế bào, mô để đảm bảo cho sự sinh trưởng bình thường của cơ thể. -Ưùng dụng trong nuôi cấy mô. -Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể đồng thời duy trì ổn định bộ NST dặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào TỔNG KẾT BÀI: Cho HS đọc sgk / trang 30 Củng cố : (4’) Câu 1 (Tr.30) sự đóng, duỗi xoắn có tính chất chu kì, vì ở kì trung gian, NST ở dạng duỗi xoắn, sau dó bắt đầu đóng xoắn ở kì đầu và đóng xoắn cực đại ở kì giữa. Sang kì sau, NST bắt đầu duỗi xoắn và tiếp tục duỗi xoắn ở kì cuối. Khi tế bào con được hình thành ở kì trung gian NST ở dạng duỗi xoắn hoàn toàn. Sau đó, NST lại tiếp tục đóng và duỗi xoắn có tính chu kì qua các thế hệ tế bào. Câu 2: chọn d Câu 4: chọn b Câu 5: chọn c Dặn dò: (2’) Học bài ( phần tóm tắt sgk ) Làm bài tập số 5 / trang 30 Đọc phần I, II bài 10 à so sánh với các kì của nguyên phân.( tập trung so sánh : kì cuối của nguyên phân I với kì cuối của nguyên phân + kết quả của giảm phân II và của nguyên phân )
Tài liệu đính kèm: