Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 15: Adn

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 15: Adn

 Hs trình bày được:

- Xác định được thành phần hoá học của ADN

- Nêu được tính đặc thù và đa dạng của ADN

- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN

 Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ, kĩ năng thảo luận nhóm

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần 8 - Tiết 15: Adn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II. ADN VÀ GEN
TUẦN 8 - TIẾT 15. ADN
I. Mục tiêu:
 Hs trình bày được:
Xác định được thành phần hoá học của ADN
Nêu được tính đặc thù và đa dạng của ADN
Mô tả được cấu trúc không gian của ADN
 Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ, kĩ năng thảo luận nhóm
II. Phương tiện:
Mô hình cấu tạo phân tử ADN
Tranh phóng to hình 15 sgk
III. Phương pháp
Nêu vấn đề
Quan sát
Nghiên cứu sgk
IV. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài giảng
Gv-Hs
Mở bài:
Gv: treo tranh phóng to hình 15 sgk cho hs quan sát, yêu cầu hs đọc sgk để thực hiện bài tập trong sgk:
? Yếu tố nào quy định tính đặc thù của ADN 
? Tính đa dạng của ADN được giải thích ntn
Gv: gợi ý: ADN là đa phân tử được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A, T, G, X
Bảng
Bài 15. ADN
I. Thành phần hoá học của ADN
- Tính đặc thù của ADN là số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit quy định
- Do sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit đã tạo nên tính đa dạng của ADN
Hs nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm, đại diện trình bày
Gv: nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến
Gv: Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở cho sự đa dạng và đặc thù của các loài vật. ADN chủ yếu tập trung trong nhân và có khối lượng ổn định, đặc trưng cho loài
Chuyển tiếp:
Gv: cho hs quan sát tranh phóng to hình 15 sgk và phân tích cho hs thấy rõ: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải), ngược chiều kim đồng hồ. Mỗi chu kì xoắn cao 34 gồm 10 cặp nucleotit. Đường kính vòng xoắn là 20 
Gv: yêu cầu hs thực hiện bài tập sgk phần II
Hs quan sát, nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm, đại diện trình bày
Gv: nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến
II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN
- Các loại nucleotit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung (NTBS), A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng hai liên kết hidro, G của mạch đơn này liên kết với X của mạch đơn kia bằng 3 liên kết hiđro và ngược lại
Gv: như vậy khi biết trình tự sắp xếp các nucleotit của mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự sắp xếp các nucleotit trong mạch đơn kia
? Theo NTBS, có nhận xét gì về tỉ lệ các nucleotit trong phân tử ADN
Từng hs độc lập suy nghĩ trả lời. Dưới sự hướng dẫn của Gv, hs nêu lên được 
- Trình tự đơn phân trên mạch tương ứng là:
T-A-X-X-G-A-T-X-A-G
A + G = T + X
Tỉ lệ: trong các ADN khác nhau thì khác nhau và đặc trưng cho loài
Củng cố:
Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1:
ADN được tạo ra từ các nguyên tố C, H, O, N, P*
ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân*
ADN có kích thước lớn, có thể đạt tới khối lượng hàng chục triệu đơn vị cacbon*
Đơn phân của ADN là nucleotit gồm 4 loại (A, U, G, X)
Câu 2:
Trong phân tử ADN, 4 loại nucleotit (A, T, G, X) liên kết với nhau theo chiều dọc*
ADN có cấu tạo đặc thù là nhờ các nucleotit sắp xếp theo trình tự nhất định với số lượng lớn
Do tính chất bổ sung của 2 mạch ADN, nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại*
Về số lượng và tỉ lệ các loại đơn phân trong ADN là: A = T, G = X nên A + G = T + X*
Câu 3: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định:
Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong phân tử*
Hàm lượng ADN trong nhân tế bào
Tỉ lệ A + T / G + X trong phân tử
Cả b và c
Câu 4:
Theo NTBS thì những trường hợp nào sau đây là đúng:
A + G = T + X*
A + T = G + X
A = T, G = X*
A + T + G = A + X + T*
A + X + T = G + X + T
BTVN: Trả lời câu hỏi sgk

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 15 adn.doc