Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 19 - Tiết 36 - Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống ( đọc thêm )

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 19 - Tiết 36 - Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống ( đọc thêm )

. Kiến thức :

- Giải thích được tại sao phải chọn từng tác nhân cụ thể cho các đối tượng gây đột biến

- Thấy được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1054Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Tuần thứ 19 - Tiết 36 - Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống ( đọc thêm )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 33: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG 
( ĐỌC THÊM )
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức :
- Giải thích được tại sao phải chọn từng tác nhân cụ thể cho các đối tượng gây đột biến 
- Thấy được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn trong sản xuất và đời sống.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Máy chiếu; phim trong ghi nội dung bảng các tác nhân vật lý.
Học sinh: Đọc bài trước ở nhà.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra, nhận xét.
3. Nội dung bài mới: 
*Đặt vấn đề. Đột biến có vai trò gì? Đột biến xuất hiện trong tự nhiên với một tỷ lệ thấp trong khi đó nhu cầu về nguyên liệu chọn giống lại rất lớn. Vì vậy đòi hỏi người ta phải chủ động tạo ra đột biến. Vậy, người ta tạo ra đột biến bằng cách nào?
* Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
GV cho HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi lệnh SGK trang 96.
Cá nhân HS nghiên cứu thông tin SGK, nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận:
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả lìơ các câu hỏi lệnh trang 97.
HS độc lập nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
Lớp trao đổi, hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động 3
GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK
+ Sự khác nhau trong chọn giống ở vi sinh vật, thực vật và động vật?
+ Tại sao ít chọn giống đột biến ở động vật?
HS tìm hiểu thông tin SGK, các phương tiện thông tin đại chúng, trả lời câu hỏi.
1 – 3 HS đọc kết luận chung SGK
1. Gây đột biến bằng tác nhân Vật lý
*Kết luận: - Tia phóng xạ : có khả năng xuyên sâu vào mô, gây tác động trực tiếp hay gián tiếp lên ADN hoặc NST gây ra đọt biến gen hoặc đột biến cấu trúc NST.
- Tia tử ngoại : cũng có khả năng xuyên sâu vào mô nhưng với những mô có kích thướ nhỏ nên chỉ được sử dụng để xử lý VSV, bào tử, hạt phấn để gây đột biến gen.
- Sốc nhiệt: tăng giảm nhiệt độ đột ngột làm cho cơ chế điều tiết cân bằng của cơ thể không kịp khởi động, gây chấn thương bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây ra đột biến số lượng NST.
2. Gây đột biến bằng tác nhân hóa học
* Kết luận: 
- Một số hóa chất siêu tác nhân gây đột biến: 5-BU, NMU, NEU, EMS, tác động trực tiếp lên phân tử ADN gây đột biến gen.
- Cônsixin cản trở sự hình thành thoi phân bào, NST không phân li dẫn đến hình thành thể đa bội.
- Cách thức gây đột biến: Ngâm hạt khô, hạt nảy mầm trong dung dịch hóa chất với nồng độ thích hợp, quấn bông tẩm hóa chất hoặc tiêm hóa chất vào bầu nhụy, đỉnh sinh trưởng,
3. Sử dụng ĐBNT trong chọn giống 
* Kết luận :
- Chọn giống vi sinh vật:
+ Hoạt tính mạnh: sản xuất kháng sinh
+ Sinh trưởng mạnh: sản xuất nấm men.
+ Giảm sức sống: sản xuất vắc - xin
- Chọn giống thực vật: 
+ Chọn trực tiếp từ các dòng đột biến
+ Kết hợp phương pháp lai và chọn lọc.
-Chọn giống động vật: Gặp nhiều khó khăn trong việc gây đột biên nhân tạo vì: cơ quan sinh ản nằm sâu bên trong cơ thể nên dễ bị chết khi xử lý bằng tác nhân lý hóa do phản ứng nhanh với các tác nhân này. Vì vậy đến nay người ta rất hạn chế sử dụng ĐBNT ở động vật
* Kết luận chung: SGK
IV. Củng cố:
- Lấy ví dụ về việc sử dụng đột biến trong chọn giống ở địa phương? 
V. Dặn dò:
- Học, trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Ôn tập kiến thức theo bài 40.
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19( 9 ).doc