Giáo án lớp 9 môn Tin học - Tiết 21: Kiểm tra 45 phút

Giáo án lớp 9 môn Tin học - Tiết 21: Kiểm tra 45 phút

MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Kiểm tra sự nắm bắt kiến thức của học sinh về:

- Mạng máy tính.

- Internet.

- Hệ thống thông tin WWW.

- Thư điện tử.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng trình bày bài viết.

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2780Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Tin học - Tiết 21: Kiểm tra 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/10/2010
Tiết: 21
Bài kiểm tra
KIỂM TRA 45 PHÚT
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức: Kiểm tra sự nắm bắt kiến thức của học sinh về:
Mạng máy tính.
Internet.
Hệ thống thông tin WWW.
Thư điện tử.
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng trình bày bài viết.
Thái độ
Nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bài kiểm tra.
Học sinh: Ôn bài cũ trước khi đến lớp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra
Ma trận đề:
 Mức độ
Nội dung kiến thức
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
Điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Mạng máy tính là gì?
Câu 1
0.25
Phân loại mạng máy tính
Câu2
Câu 3
1.25
Internet là gì?
Câu4
Câu5
1.5
Sự khác nhau giữa Internet và WAN
Câu1
1.00
Sức mạnh lớn nhất của WWW là gì?
Câu3
1.00
Em hiểu gì về câu nói của Bill Gate “The world is in your finger tips.”
Câu2
1.00
Sự giống và khác nhau giữa thư truyền thống (bưu điện) với thư điện tử.
Câu4
4.00
Đề kiểm tra:
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3.0 Điểm)
Câu 1: (0.25 đ) Trường hợp nào các thiết bị sau được kết nối với nhau có tạo thành mạng máy tính?
Một máy tính kết nối với một máy in và một máy chiếu.
Một máy tính để bàn được kết nối trực tiếp với một máy tính xách tay bằng một dây cáp mạng và có thể sao chép các tệp từ máy tính xách tay sang máy tính để bàn.
Năm máy tính trong một phòng làm việc, chúng hoạt động độc lập và không có vỉ mạng.
Câu 2: (1.0 đ) Hãy ghép mỗi ô ở cột bên trái với ô tương ứng ở cột bên phải để có các phát biểu đúng:
a) Chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng. Phạm vi của mạng có thể trong một khu vực nhiều toà nhà, phạm vi một tỉnh, một nước hoặc có quy mô toàn cầu.
1. 
Mạng không dây 
Mạng cục bộ (LAN) 
2. 
b) Sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn (cáp đồng trục, cáp xoắn, cáp quang, ).
Mạng diện rộng (WAN) 
c) Chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như một văn phòng, một toà nhà. Các mạng này thường được dùng trong gia đình, nhà trường, văn phòng hay công ty nhỏ.
3. 
Mạng có dây 
d) Sử dụng môi trường truyền dẫn dạng sóng (các loại sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, ).
4. 
Câu 3: (0.25 đ) Dưới đây là một số cách phân loại mạng máy tính:
Phân loại theo phạm vi địa lý: Mạng LAN và mạng WAN.
Phân loại theo khu vực: Mạng thành phố và mạng nông thôn.
Phân loại theo số lượng máy tính: Mạng nhiều máy tính và mạng một máy tính.
Phân loại theo phương tiện truyền dẫn: Mạng có dây và mạng không dây.
Hãy chọn các cách phân loại đúng mà em biết.
Câu 4: (0.25 đ) Hãy chọn những câu đúng trong các phát biểu sau:
Internet là mạng toàn cầu và là mạng của các mạng con. Mỗi mạng con có thể là mạng máy tính của một cá nhân, một tổ chức, một thành phố, một quốc gia hay một châu lục.
Mỗi máy tính kết nối vào mạng Internet thông qua một hoặc một số máy chủ và tất cả các máy chủ được kết nối với nhau trong phạm vi toàn cầu, tạo thành mạng Internet.
Người sử dụng Internet có thể chọn những dịch vụ nào đó của Internet để sử dụng.
Mỗi khi truy cập Internet, người dùng luôn phải sử dụng tất cả các dịch vụ của Internet.
Câu 5: (1.25 đ) Điền cụm từ thích hợp (siêu văn bản, trang web, trang HTML, siêu liên kết, địa chỉ) vào chỗ trống () trong các câu dưới đây để có phát biểu đúng.
. là loại văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh,  và các 
. là một  được gán  truy cập trên Internet.
 thường được tạo ra bằng ngôn ngữ HTML nên còn được gọi là 
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 Điểm)
Câu 1: (1.0 đ) Một mạng WAN cũng có thể kết nối các máy tính trên toàn cầu. Hãy cho biết sự khác nhau giữa Internet và mạng WAN?
Câu 2: (1.0 đ) Em hiểu gì về câu nói nổi tiếng của Bill Gate – Chủ tịch công ty phần mềm Microsoft: “Toàn thế giới trên đầu ngón tay” (The world is in your finger tips)?
Câu 3: (1.0 đ) Theo em, sức mạnh lớn nhất của WWW – web hiện nay là gì?
Câu 4: (4.0 đ) Lập bảng so sánh sự giống và khác giữa thư truyền thống (bưu điện) và thư điện tử?
* Giống nhau:	
* Khác nhau:
ĐÁP ÁN:
PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1
B
Câu 4
A, B, C
Câu 2
1 – d; 2 – c; 3 – a; 4 – b.
Câu 5
a) Siêu văn bản, siêu liên kết.
b) Trang web, siêu văn bản, địa chỉ.
c) Siêu văn bản, trang HTML
Câu 3
A, D
PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Internet là mạng máy tính toàn cầu và mọi người đều có thể truy cập nhưng không có chủ sỡ hữu. Còn mạng WAN có thể kết nối các máy tính trên toàn cầu song chúng thường được sở hữu bởi một công ty, một tập đoàn, một tổ chức nhà nước,  tức chúng có chủ sở hữu.
Câu 2: Nghĩa đen của câu nói ấy là với Internet chúng ta chỉ cần một màn hình máy tính, nháy chuột là có thể biết được mọi thông tin của toàn thế giới. Nghĩa bóng của câu này là chỉ rõ sức mạnh vô biên của mạng thông tin toàn cầu Internet.
Câu 3: Sức mạnh lớn nhất của WWW – web hiện nay là liên kết hay siêu liên kết – hyperlink.
Câu 4: 
- Giống nhau: Đều là các hình thức gửi thư.
- Khác nhau:
Thư bưu điện
Thư điện tử
Địa chỉ người gửi, nhận thư.
Địa chỉ hộp thư điện tử (E - mail address)
Bưu điện
Máy chủ thư điện tử (Mail Server)
Hộp thư bưu điện
Hộp thư điện tử (E – mail box)
Chuyển thư bằng đường bưu chính
Thư được chuyển thông qua mạng Internet.
Nhận thư từ nhân viên bưu điện
Nhận thư bằng phần mềm.
Mở đọc thư
Mở đọc thư bằng phần mềm.
Viết thư (bằng bút)
Viết thư trên máy tính bằng phần mềm.
Dán tem thư, mang ra bưu điện để gửi thư.
Gửi thư bằng phần mềm.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Các em về nhà hệ thống lại kiến thức, hoàn thành những bài tập chưa làm được hôm nay. Đọc trước nội dung bài học Bảo vệ thông tin máy tính để tiết học tiếp theo học tốt hơn.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
V/ THốNG KÊ KếT QUả KIểM TRA:
 HL
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
9A1
9A2
9A3
9A4
9A5
9A6
9A7
9A8
9A9
9A10
 Ngaøy soaïn: 16/10/2010	BAØI LYÙ THUYEÁT
 Tieát thöù:22 	 BAØI 6: BAÛO VEÄ THOÂNG TIN MAÙY TÍNH	
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức: Hiểu được vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính, biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.
Kỹ năng
.Biết cách bảo vệ thông tin máy tính
Thái độ: nghiêm túc trong giờ học
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, các mẫu thông tin bị hư hại do vius phá hoại
Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, sách giáo khoa.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ ()
Câu hỏi:
Trả lời:
Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
15
Hoạt động 1
1. Vì sao cần phải bảo vệ thông tin trong máy tính:
Thông tin trong máy tính có thể bị mất đi hoặc bị hư hỏng do có nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy cần phải quan tâm đền việc bảo vệ thông tin máy tính bằng cách sao lưu dự phòng thông tin một cách thường xuyên và diệt virus
Gv: Cho hs đọc trong sgk mục 1 rồi gọi hs trả lời vì sao chúng ta cần phải bảo vệ thông tin trong máy tính.
Gv: cho ví dụ: giả sử như khi cô cho các em làm một bài tập mà các em phải mất khá nhiều thời gian mới hoàn tất, gần đến ngày nộp bài tự nhiên mở bài mình ra thấy toàn là những kí tự kì lạ vậy thì ta biết làm sao. Hoặc là sau khi làm bài xong chuẩn bị đem nộp thì đột nhiên máy tính bị hư, vậy chúng ta làm sao để nộp được đây. Chính vì lẽ đó mà chúng ta cần phải bảo vệ thông tin để không ảnh hưởng đến công việc của chúng ta.
Gv: ghi nội dung bài học lên bảng.
Hs: đọc SGK và trả lời
Hs: lắng nghe
Hs: ghi bài.
20
Hoạt động 2
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn thông tin trong máy tính:
- Yếu tố công nghệ vật lý
- Yếu tố bảo quản và sử dụng
- vius máy tính
Gv: gợi mở để chuyển sang mục 2: Thông tin trong máy tính rất quan trọng, Như vậy thông tin trong máy tính làm thế nào có thể mất và bị hư hại được chúng ta cùng tìm hiểu mục 2 nhỏ. Gv ghi nội dung tiêu để mục 2 lên bảng.
Gv: Gọi hs nêu các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến sự an toàn thông tin trong máy tính.
Gv: hỏi Hs: yếu tố công nghệ vật lý là gì?
Gv: giảng lại: Yếu tố công nghệ vật lý là nói đền phần cứng của máy tính. Máy tính chúng ta sử dụng lâu thì máy cũng vận hành chậm đi, đôi lúc còn bị hư những thiết bị như ram, ổ cúng Chính vì điều đó mà ảnh hưởng đến thông tin ta lưu trữ trong đó. Để khắc phục tính trạng này thì chúng ta nên nâng cấp máy tính thường xuyên.
Gv: giảng tiếp và nhắc nhở hs về cách bảo quản và sử dụng máy tính trên trường: yếu tố ảnh hưởng thứ hai là việc bảo quản và cách sử dụng máy tính:
Bảo quản máy: các em thường đặt máy tính ở đâu? Có nên đặt gần cửa sổ hoặc đặt sát vào tường không?
Gv: nghe hs trả lời và ghi nhận đúng sai.
Gv: Vậy chúng ta sử dụng máy tính như thế nào cho đúng cách?
Gv: để tránh việc mất thông tin đòi hỏi các em phải lưu thông tin đúng nơi quy định. Không nên lưu ở ổ C vì đôi lúc HĐH được cài đặt trên ở C bị lỗi, như vậy khi format và cài lại win sẽ làm mất hết những thông tin mà chúng ta lưu trên ổ C.
Hs: nghe và ghi tiêu đề.
Hs: đọc mục 2 nhỏ trong SGK rồi trả lời
Hs: trả lời
Hs: nghe
Hs: trả lời: không nên đặt máy tính gần cửa sổ vì sợ mưa và nắng sẽ làm ảnh hưởng đến máy. Ta không nên đặt sát tường quá vì tường dễ bị thấm nước hoặc ẩm cũng sẽ làm ảnh hưởng đến máy tính.
Hs: Tắt hết tất cả các chương trình đang sử dụng rồi mới shutdow đúng theo cách. ( không nhấn nút nguồn để taswrt)
9’
Hoạt động 3
Củng cố:
Em hãy nêu cách nâng cấp máy tính
Em hãy nêu cách bảo quản và lưu thông tin trên máy tính cho đúng.
Gv: treo nội dung câu hỏi củng cố đã ghi sẵn.
Gv: cho hs nhận xét rồi mình nhận xét và ghi điểm
Hs: trả lời
Câu1: Nâng cấp máy tính là thay đổi những thiết bị sử dụng lâu như Ram, ổ cứng, bộ vi xử lý có dung lượng cao hơn và tốc độ xử lý nhanh hơn.
Câu 2: Bảo quản máy tính là tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào máy, tránh để ẩm ướt làm ảnh hưởng đến các thiết bị trong máy.
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Các em về nhà học bài, chuẩn bị nội dung tiếp theo của bài Tin học và xã hội để tiết tiếp theo học tốt hơn.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
 Ngaøy soaïn: 26/10/2010	BAØI LYÙ THUYEÁT
 Tieát thöù:23 	 BAØI 6: BAÛO VEÄ THOÂNG TIN MAÙY TÍNH(tt)	
I/ MỤC TIÊU
Kiến thức: 
- Biết được virus máy tính là gì
- Biết được những tác hại do vius máy tính gây ra
- Biết được cách phòng tránh virus 
Kỹ năng
Biết cách phòng tránh virus.
Thái độ: nghiêm túc trong giờ học
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, các ví dụ để hs hiểu rõ được tác hại của virus
Học sinh: Đọc trước nội dung bài học, sách giáo khoa.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tình hình lớp (1 phút)
Ổn định trật tự lớp.
Kiểm tra sĩ số và tác phong học sinh.
Kiểm tra bài cũ (5’):
Câu hỏi: Vì sao cần phải bảo vệ thông tin trong máy tính?
Trả lời: Thông tin trong máy tính có thể bị mất đi hoặc bị hư hỏng do có nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy cần phải quan tâm đền việc bảo vệ thông tin máy tính bằng cách sao lưu dự phòng thông tin một cách thường xuyên và diệt virus.
Giảng bài mới:
Giới thiệu bài mới(2’): ta đã nghe qua virus gây ảnh hưởng rất nhiều cho máy tính, vậy virus là gì và nó gây ra những tác hại như thế nào, cũng như cách lây lan của nó ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu mục tiếp theo của bài này.
Thời gian
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Nội dung
15
Hoạt động 1
3. Virus máy tính và cách phòng tránh:
a. Virus là gì?
Virus là một đoạn chương trình hay một chương trình có khả năng tự nhân bảng hoặc sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm được kích hoạt.
Gv: hỏi hs đã từng nghe về virus chưa và đã thấy được hình dạng của virus chưa?
Gv: Như chúng ta đã biết virus máy tính không như virus bệnh, nó được tạo ra bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó giống như ta viết một chương trình bằng ngôn ngữ pascal. Nhưng khác một chỗ virus có khả năng tự nhân bản và có khả năng lây lang từ các đối tượng được kích hoạt.
Vd như máy tính A bị nhiếm virus sau đó ta cắm USB vào máy tính A như vậy USB của chúng ta cũng đã bị nhiễm virus. Sau đó nếu ta dùng usb này cắm vào máy tính khác thì máy tình đó cũng sẽ bị nhiễm virus từ usb.
Gv: Như vậy ai có thể định nghĩa giúp cô virus là gì?
Gv: củng cố và ghi nội dung bài học lên bảng.
Hs: trả lời
Hs: nghe
Hs: xem SGk và trả lời.
Hs: ghi bài
15’
Hoạt động 2
b. Tác hại của virus máy tính:
- Tiêu tốn tài nguyên hệ thống
- Phá hủy dữ liệu
- Phá hủy hệ thống
- Đánh cắp dữ liệu
- Mã hóa dữ liệu để tống tiền.
- Gây khó chịu khác.
Gv: Gọi hs nêu các tác hại do virus gây ra và ghi nội dung lên bảng
Gv: giải thích từng phần:
- Tiêu tốn tài nguyên hệ thống: có những loại virus làm cho máy tính khởi động hoặc khi sử dụng bị chậm lại so với các máy có cùng cấu hình.
- Phá hủy dữ liệu: Đôi lúc khi các em lưu bài word hoặc excell khi mở ra thì thấy bài tập của mình toàn là ô vuông hoặc những kí tự lạ mà không phải là văn bản mình đánh. Như vậy tập tin đó cũng đã bị nhiễm virus
- Phá hủy hệ thống: Các em đã gặp trường hợp khi khởi động máy tính bỗng nhiên máy tính chúng ta không vào được win mà hiện lên màn hình một văn bản trên nền xanh, thông báo cho chúng ta phải tắt máy. Đó chính là những virus phá hủy hệ thống, nó không cho phép chúng ta vào hệ thống, làm tê liệt máy tính.
- Đánh cắp dữ liệu, Mã hóa dữ liệu để tống tiền: đây là hai loại virus gây nguy hiểm và gây thiệt hại to lớn, nó thường tấn công vào các công ty, các ngân hàng để trục lợi.
- Gây khó chịu khác: Ngoài những con virus trên có những con virus vô hại nhưng cũng làm cho chúng ta khó chịu, chẳng hạn khi ta đang làm việc bồng xuất hiện trên màn hình dòng chữ: “tôi đã xâm nhập vào hệ thống bạn, đố bạn làm gì được tôi”. Hoặc là có những con virus chỉ hoạt động vào những ngày cố định như vius “thứ 6 ngày 13”
Hs: xem sgk và trả lời. Rồi ghi bài
Hs: nghe
5’
Hoạt động 3
c. Các con đường lây lan của virus:
- Qua việc sao chép tập tin đã bị nhiễm virus.
- Qua các phần mềm sao chép lậu
- Qua các thiết bị nhớ di động như: thẻ nhớ, usb
- Qua mạng (nội bộ và diện rộng), đặt biệt thư điện tử.
- Qua các lỗ hổng của phần mềm.
Gv: Gọi hs nêu các con đường lây lan virus.
Gv: giải thích rõ việc lây lan qua thư điện tử và dặn dò học sinh cẩn thận khi sử dụng thư điện tử:khi nhận được các thư spam hoặc quảng cáo nên xóa ngay, không nên tải về máy hoặc là mở ra xem.
Hs: xem sgk và trả lời
Hs: nghe và ghi lại nội dung bài học
10’
Hoạt động 4
d. Phòng tránh virus:
Luôn luôn nhớ nguyên tắc sau để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu:
“ Luôn luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng.”
Hạn chế việc sao chép không cần thiết và không chạy các chương trình tải từ internet hoặc sao chép từ máy khác khi chưa đủ tin cậy.
không mở những tệp đính kèm trong thư diện tử nếu có nghi ngờ về nguồn gốc hay nội dung thư.
không truy cập vào những trang web có nội dung không lành mạnh.
Thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi cho các phần mềm và hệ điều hành của máy tính mình.
Định kỳ sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi dl bị virus phá hỏng.
Định kỳ quét và diệt virus
Gv: gọi hs nêu cách phòng chống virus.
Gv: củng cố lại rồi chép nội dung bài học lên bảng
Hs: xem sgk và trả lời
Hs: ghi bài
Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Các em về nhà học bài, chuẩn bị nội dung tiếp theo để thực hành : “Sao lưu đự phòng và quét virus” để tiết tiếp theo học tốt hơn.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 21-23.doc