Giáo án môn Hình học khối 9 - THCS Lương Định Của - Tiết 21: Luyện tập

Giáo án môn Hình học khối 9 - THCS Lương Định Của - Tiết 21: Luyện tập

I-MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 Củng cố các kiến thức về sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn qua một số bài tập.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, suy luận chứng minh hình học.

 3.Thái độ: Nghiêm túc, tích cực lm bi tập , pht biểu xây dựng bài.

II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 GV: - Thước thẳng; com pa, bảng phụ có ghi một số bài tập, phấn màu

 HS :- SGK, thước thẳng, ê ke, bảng phụ, SBT.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp luyện tập , gợi mở vấn đáp đan xen HĐ nhóm.

IV-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học khối 9 - THCS Lương Định Của - Tiết 21: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
 TIẾT 21	§. LUYỆN TẬP
I-MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
Củng cố các kiến thức về sự xác định đường tròn, tính chất đối xứng của đường tròn qua một số bài tập.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, suy luận chứng minh hình học.
 3.Thái độ: Nghiêm túc, tích cực làm bài tập , phát biểu xây dựng bài.
II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: - Thước thẳng; com pa, bảng phụ có ghi một số bài tập, phấn màu
HS :- SGK, thước thẳng, ê ke, bảng phụ, SBT. 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp luyện tập , gợi mở vấn đáp đan xen HĐ nhóm.
IV-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 T.G
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
8 ph
Hoạt động 1 : KIỂM TRA
GV yêu cầu kiểm tra.
HS1 : a) Một đường tròn xác định được khi biết những yếu tố nào?
b) Cho ba điểm A, B, C như hình vẽ, hãy vẽ đường tròn đi qua ba điểm này.
HS2 : Chữa bài tập 3 (b) trang 100 SGK.
Chứng minh định lý.
Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp thì tam giác đó là tam giác vuông.
GV nhận xét cho điểm.
* GV : Qua kết quả của bài tập 3 trang 100 SGK chúng ta cần ghi nhớ hai định lý đó ( a và b)
Hai HS lên bảng kiểm tra.
HS1 : Một đường tròn được xác định được khi biết :
- Tâm và bán kính đường tròn.
- Hoặc biết một đoạn thẳng là đường kính của đường tròn đó.
- Hoặc biết ba điểm thuộc đường tròn đó.
HS2 lên bảng chữa bài tập
HS lớp nhận xét chữa bài.
HS đọc lại hai định lý ở bài tập 3.
1. Sửa bài tập về nhà: 
Bài tập 3 (b) trang 100 SGK.
Giải :
 A
 B O	C
Ta có : ABC nội tiếp đường tròn (O) đường kính BC
=> OA = OB = OC => OA = BC
 ABC có trung tuyến AO bằng nửa cạnh BC => 
=> ABC vuông tại A
12 ph
Hoạt động 2 : LUYỆN BÀI TẬP LÀM NHANH , TRẮC NGHIỆM
Bài 1 trang 99 SGK 12cm
 A B
 5cm O 
 D C
Bài 2 ( Bài 6 trang 100 SGK).
(Hình vẽ đưa lên bảng phụ)
Bài 3 : (Bài 7 SGK trang 101)
(Đề bài đưa lên bảng phụ)
Bài 4 (Bài 5 SBT trang 128)
Trong các câu sau câu nào đúng? Câu nào sai?
a) Hai đường tròn phân biệt có thểû có hai điểm chung.
 b) Hai đường tròn phân biệt có thể có ba điểm chung phân biệt.
c) Tâm của đường tròn ngoại tiếp một tam giác bao giờ cũng nằm trong tam giác ấy.
HS trả lời
HS đọc đề bài SGK
Một HS lên bảng giải.
HS trả lời
2. Luyện tập:
Bài 1 (trang 99 SGK)
Giải :
Có OA = OB = OC => OD ( theo tính chất hình chữ nhật)
=> A, B, C, D (O, OA)
AC = 
=> R(O) = 6,5 (cm)
Bài 2 ( Bài 6 trang 100 SGK).
Giải :
Hình 58 SGK có tâm đối xứng và trục đối xứng.
Hình 59 SGK có trục đối xứng không có tâm đối xứng.
Bài 3 (Bài 7 SGK trang 101)
Giải :
Nối (1) với (4)
 (2) với (6)
 (3) với (5)
Bài 4 (Bài 5 SBT trang 128)
Giải :
a) Đúng.
b) Sai, vì nếu có ba điểm chung phân biệt thì chúng trùng nhau.
c) Sai, vì :
- Tam giác vuông, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là trung điểm của cạnh huyền.
- Tam giác tù tâm đường tròn ngoại tiếp nằm ngoài tam giác.
20 ph
Hoạt động 3 : LUYỆN TẬP DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 5 (Bài 8 SGK trang 101)
(Đề bài đưa lên bảng phụ)
GV vẽ hình dựng tạm, yêu cầu HS phân tích để tìm ra cách xác định tâm O.
 y
 O
 A B C x
Một HS đọc đề bài
HS lên bảng làm bài tập
Bài 5 (Bài 8 SGK trang 101)
Giải :
Có OB = OC = R => O thuộc trung trực của BC.
Tâm O của đường tròn là giao điểm của tia Ay và đường trung trực của BC.
 y
A B C x
Bài 6 :
Cho ABC đều, cạnh bằng 34 cm. bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC bằng bao nhiêu?
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm
GV kiểm tra hoạt động của các nhóm
GV thu bài của hai nhóm chữa hai cách khác nhau.
Bài 6 (Bài 12 SBT trang 130)
(Đề bài đưa lên bảng phụ)
GV cho HS suy nghĩ giải bài, sau 5 phút hỏi.
a) Vì sao AD là đường kính của đường tròn (O)?
b) Tính số đo góc ACD
c) Cho BC = 24cm ; AC = 20cm
Tính đường cao AH bán kính đường tròn (O).
HS hoạt động nhóm.
HS đọc to đề, một HS lên bảng vẽ hình. HS lớp vẽ hình vào vở.
Bài 6 :
Giải : 
 A
 3
 O
 B H C
ABC đều, O là tâm đường tròn ngoại tiếp ABC => O là giao của cac đường phân giác, trung tuyến, đường cao, trung trực => O AH (AH BC)
Trong vuông AHC 
AH = AC . sin 600 = 
R = OA = 
Cách 2 : HC = 
OH = HC . tg 300 = 
OA = 2OH = 
Bài 6 (Bài 12 SBT trang 130)
Giải :
a) Ta có ABC cân tại A, AH là đường cao.
=> AH là trung trực của BC hay AD là trung trực của BC
=> Tâm O AD (Vì O là giao ba trung trực của tam giác).
=> AD là đường kính của (O).
b) ADC có trung tuyến CO thuộc cạnh AD bằng nửa AD
=> ADC vuông tại C
 nên 
c) Ta có : BH = HC = 
Trong tam giác vuông AHC
=>AC2 = AH2 + HC2 (Đ/l Pytago)
Trong tam giác vuông ACD
AC2 = AD . AH (Hệ thức lượng trong tam giác vuông)
=> AD = 
Bán kính đường tròn (O) bằng 12, 5(cn).
3 ph
Hoạt động 4 : CỦNG CỐ
- Phát biểu định lý về sự xác định đường tròn.
- Nêu tính chất đối xứng của đường tròn.
- Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông ở đâu?
- Nếu một tam giác có một cạnh là đường kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác thì đó là tam giác gì?
- Phát biểu định lý trang 98 SGK.
- Phát biểu các kết luận trang 99 SGK.
- Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm cạnh huyền.
- Tam giác đó là tam giác vuông.
2 ph
Hoạt động 5 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn lại các định lý đã học ở § 1 và bài tập.
Làm tốt các bài tập số 6, 8, 9, 11, 13 trang 129, 130 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docT.21 - Luyen tap.doc