Giáo án môn Hình học khối 9 - THCS Lương Định Của - Tiết 27: Luyện tập

Giáo án môn Hình học khối 9 - THCS Lương Định Của - Tiết 27: Luyện tập

I-MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức tiếp tuyến của đường trịn

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.

 Rèn kỹ năng chứng minh, kỹ năng giải bài tập, dựng tiếp tuyến.

 3.Thái độ: Nghiêm túc, tích cực lm bi tập , pht biểu xây dựng bài.

II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 GV: Bảng phụ có ghi một số câu hỏi và bài tập.

 HS: Học thuộc lý thuyết bi trước, lm tốt bi tập về nh.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp luyện tập , gợi mở vấn đáp đan xen HĐ nhóm.

IV-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học khối 9 - THCS Lương Định Của - Tiết 27: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tiết 27
§. LUYỆN TẬP
I-MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức tiếp tuyến của đường trịn
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.
Rèn kỹ năng chứng minh, kỹ năng giải bài tập, dựng tiếp tuyến.
 3.Thái độ: Nghiêm túc, tích cực làm bài tập , phát biểu xây dựng bài.
II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Bảng phụ có ghi một số câu hỏi và bài tập.
HS: Học thuộc lý thuyết bài trước, làm tốt bài tập về nhà. 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp luyện tập , gợi mở vấn đáp đan xen HĐ nhóm.
IV-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 T.G
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
8 ph
Hoạt động 1 : KIỂM TRA
HS1: 1. Nêu các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.
2 . Vẽ tiếp tuyến của đường tròn (O) đi qua điểm M nằm ngoài đường tròn (O). Chứng minh.
HS2 : Chữa bài tập 24 (a) trang 111 SGK.
(Đề bài đưa lên màn hình)
GV nhận xét cho điểm.
HS1 : Trả lời theo SGK và vẽ hình.
HS lớp nhận xét, chữa bài.
Bài tập 24 (a) trang 111 SGK.)
Giải :
ø 
a) Gọi giao điểm của OC và AB là H. OAB cân ở O (vì OA = OB = R)
OH là đường cao nên đồng thời là phân giác : . Xét OAC và OBC có OA = OB = R
 (c/m trên)
OC chung.
=> OAC = OBC (cgc)
=> 
=> CB là tiếp tuyến của (O)
35 ph
Hoạt động 2 : LUYỆN TẬP
GV yêu cầu HS làm tiếp câu b bài 24 SGK
b) Cho bán kính của đường tròn bằng 15cm ; AB = 24 cm.
Tính độ dài OC, ta cần tính đoạn nào?
-Nêu cách tính?
Bài 25 trang 112 SGK
(Đề bài đưa lên bảng phụ)
GV hướng dẫn HS vẽ hình
a) Tứ giác OCAB là hình gì? Tại sao?
b) Tính độ dài BE theo R.
- Nhận xét gì về OAB ?
GV: Em nào có thể phát triển thêm câu hỏi của bài tập này?
GV : Hãy chứng minh EC là tiếp tuyến của đường tròn (O)
-HS : Ta cần tính OH
Một HS đọc to đề bài.
HS vẽ hình vào vở.
Một HS lên bảng giải bài tập
HS : Có thể nêu câu hỏi chứng minh EC là tiếp tuyến của đường tròn (O)
HS : Chứng minh tương tự 
Bài 24 (b) ( trang 111 SGK)
Giải :
Có OH AB => AH = HB = 
Trong vuông OAH
OH = (đ/l Pytago)
Trong tam giác vuông OAC 
OA2 = OH . OC (hệ thức lượng trong tam giác vuông)
=> 
Bài 25 (trang 112 SGK)
Giải :
a) Có OA BC (gt)
=> MB = MC (đ/l đường kính vuông góc với dây)
Xét tứ giác OCAB có :
MO = MA . MB = MC
OA BC
=> Tứ giác OCAB là hình thoi (theo dấu hiệu nhận biết)
b) OAB đều vì có OB = BA và OB = OA
=> OB = BA = OA = R
=> 
Trong tam giác vuông OBE
=> BE = OB . tg600 = R
Ta có BOE = COE (vì OB = OC; 
=> (góc tương ứng)
Mà nên 
Bài 45 trang 134 SBT
(GV tóm tắt đầu bài).
 ABC cân tại A
 AD BC ; BE AC
 AD BE = 
 Đường tròn (O ; )
 a) E (O)
 b) DE là tiếp tuyến của (O)
GV : Cho 1 HS lên chữa câu a trên bảng
G cho HS hoạt động nhóm để chứng minh câu b.
GV kiểm tra thêm bài của vài nhóm khác.
Bài tập : Cho một đoạn thẳng AB, O là trung điểm. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB, kẻ hai tia Ax và By vuông góc với AB. Trên Ax và By lấy hai điểm C và D sao cho , DO kéo dài cắt đường thẳng CA tại I.
Chứng minh : 
OD = OI
CD = AC + BD
CD là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AB.
Một HS đọc to đề và vẽ hình.
HS lên bảng làm bài.
HS hoạt động theo nhóm.
*Sau 5 phút, đại diện một nhóm trình bày bài.
HS lớp nhận xét chữa bài.
=> CE bán kính OC
Nên CE là tiếp tuyến của đường tròn (O)
Bài 45 (trang 134 SBT)
Giải :
a) Ta có BE AC tại E
=> AEH vuông tại E
Có OA = OH (gt) => OE là trung tuyến thuộc cạnh AH => OH = OA = OE
=> E (O) có đường kính AH
b) BEC (= 900 ) có ED là trung tuyến ứng với cạnh huyền (do BD = DC)
=> ED = BD
=> DBE cân => 
Có OHE cân (do OH = OE)
=> 
Mà (đối đỉnh) 
=> 
Vậy 
=> DE vuông góc với bán kính OE tại E
=> DE là tiếp tuyến của đường tròn (O)
Bài tập làm thêm
GV : a) Hãy chứng minh OD = OI
b) Chứng minh CD = CI
GV gợi ý : Nhận xét CD bằng đoạn nào?
 c) Để chứng minh CD là tiếp tuyến của đường tròn trên đường kính AB tứ đường tròn (O; OA) ta cần chứng minh điều gì?
Hãy chứng minh OH = OA
GV nhắc lại chứng minh để HS nắm vững.
HS chứng minh
a) Xét OBD và OAI có 
OB = OA (gt)
(đối đỉnh)
=> OBD = OAI
(cgc)
=> OD = OI (cạnh tương ứng.) và BD = AI
b) CID có CO vừa là trung tuyến vừa là đường cao
=> CID cân : CI = CD
Mà CI = CA + AI
Và AI = BD (c/m trên)
=> CD = AC + BD
c) Kẻ OH CD (H CD) ta cần chứng minh OH = OA
CID cân tại C nên đường cao CO đồng thời là phân giác.
=> OH = OA (tính chất các điểm trên phân giác của một góc)
=>H (O; OA)
Có CD đi qua H và CD OH
=> CD là tiếp tuyến của đường tròn (O; OA).
2 ph
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Cần nắm vững lý thuyết, định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến.
Làm tốt cac bài tập 46, 47 trang 134 SBT.
Đọc “ Có thể em chưa biết” và §6 Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docT.27 - Luyen tap.doc